Cách xử lý nước thải bệnh viện mới nhất trên thị trường 2021

phau thuat 1
5/5 - (2 bình chọn)

Hôm nay, Môi trường Hana cung cấp cho quý doanh nghiệp, quý khách hàng cách xử lý nước thải bệnh viện mới nhất hiện nay trên thị trường.

Tổng quan về nước thải bệnh viện

Nước thải bệnh viện được phát sinh từ quá trình khám – chữa bệnh. Các cơ sở y tế cần biết được nguồn gốc và thành phần của nước thải để từ đó có cách xử lý nước thải bệnh viện hiệu quả hơn. Nước thải bệnh viện xuất phát từ 2 nguồn nước thải dưới đây:

  • Nước thải y tế: Phát sinh từ các phòng khám, phòng phẩu thuật, phòng thí nghiệm, tráng phim, vệ sinh dụng cụ y khoa, chất khử trùng, thuốc kháng sinh, các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh, xét nghiệm và các khoa trong bệnh viện, sản xuất dược liệu, … Nước thải này chứa nhiều vi khuẩn, mầm bệnh, máu, mủ, dịch tiết, đờm, chất hữu cơ, các hoá chất, dung môi trong dược phẩm, dư lượng thuốc kháng sinh …
  • Nước thải sinh hoạt: Phát sinh từ quá trình sinh hoạt của bệnh nhân, người chăm sóc bệnh nhân, cán bộ và công nhân viên trong bệnh viện, từ các nhà vệ sinh, sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân (giặt đồ, vệ sinh cá nhân, … ), rửa thực phẩm, từ việc làm vệ sinh phòng bệnh …

Nước thải bệnh viện rất nguy hiểm và khó xử lý, chúng ta cần có cách xử lý nước thải bệnh viện phù hợp để quá trình vận hành và bảo trì đạt được hiệu quả cao.

Để có cách xử lý nước thải bệnh viện tiết kiệm chi phí, hiệu quả, phù hợp với cơ sở y tế của quý khách hàng, quý doanh nghiệp. Hãy liên hệ ngay cho Hana để có cách xử lý nước thải bệnh viện chi tiết nhé!

lien he hotline 300x117 4

Cách xử lý nước thải bệnh viện

Theo nghiên cứu, nhiều năm kinh nghiệm và thực tiễn áp dụng tại các bệnh viện – phòng khám mà HANA đã thực hiện cung cấp, lắp đặt, bảo trì và vận hành hệ thống xử lý nước thải y tế phát sinh từ trước đến nay, HANA đưa ra cách xử lý nước thải bệnh viện tiêu chuẩn như sau:

>>> Xem thêm: QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN

Sơ đồ xử lý nước thải bệnh viện

so do cong nghe xu ly nuoc thai benh vien phong kham cong suat lon 5

>>> Xem thêm: CÁC PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN

Thuyết minh sơ đồ xử lý nước thải bệnh viện

Song chắn rác: Nước thải chảy theo đường ống dẫn qua song chắn rác, song chắn rác sẽ giữ lại lượng rác thô và chất rắn lơ lửng kích thước lớn. Nước sau khi qua song chắn rác hệ thống sẽ dẫn chúng về hố thu.

Hố thu nước thải: Hố thu có nhiệm vụ thu gom toàn bộ lượng nước thải phát sinh, nước từ hố thu được bơm sang bể điều hòa.

Bể điều hòa: Có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và chất lượng nước đầu vào ,đảm bảo hiệu quả của các công trình xử lý phía sau. Trong bể gắn cánh khuấy chìm để tránh trường hợp cặn lắng.

Bể kỵ khí (Bể UASB): Nước thải từ bể điều hòa được bơm dẫn vào đáy bể UASB, dòng nước phân phối ngược từ dưới lên trên. Dòng nước đi lên tiếp xúc với lớp bùn kỵ khí, các vi sinh vật kỵ khí tại đây sẽ tiến hành phân hủy các hợp chất hữu cơ tạo thành khí và nước. Khí mang nước và bùn đi lên trên, chạm vào các tấm chắn khí , bùn rơi xuống đáy bể, khí và nước tiếp tục đi lên. Nước được thu vào máng dẫn sang bể Anoxic. Bùn thải được dẫn về bể chứa bùn.

Bể Anoxic: Nước từ bể UASB được dẫn sang Anoxic, tại đây diễn ra quá trình khử Nitơ và loại bỏ Photpho dưới tác động của các vi khuẩn kỵ khí tùy tiện tạo thành Nitơ nguyên tử bay lên và bùn. Trong bể lắp đặt máy khuấy tạo sự xáo trộn cung cấp môi trường sống tốt nhất cho vi sinh vật thiếu khí. Sau đó nước được dẫn sang bể Aerotank tiếp tục xử lý.

Bể Aerotank: Nước thải được xáo trộn với các vi sinh vật hiếu khí nhờ hệ thống cấp không khí . Quá trình này tạo điều kiện thuận lợi cho vi sinh vật hiếu khí sinh trưởng và phát triển. Trong quá trình tiếp xúc đó, vi sinh vật hiếu khí lấy các chất ô nhiễm có trong nước thải (COD, BOD, Nitơ, photpho,…) làm thức ăn của chúng, làm tăng sinh khối và kết thành các bông bùn. Tại đây dưới sự tác động của sinh vật hiếu khí, và hệ thống phân phối khí trong bể các chỉ tiêu COD, BOD được xử lý hiệu quả 92 – 98% làm tăng chỉ số oxy hòa tan trong nước (DO).

Bể sinh học MBR: Trong bể lắp đặt hệ thống sục khí liên tục cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động oxy hóa hiếu khí các hợp chất hữu cơ, diễn ra hóa trình khử nitơ và nitrat hóa. Màng lọc MBR được đặt trong bể với kích thước lỗ nhỏ (0.03) giữ lại bùn và 98% vi khuẩn có trong nước thải , chỉ cho nước sạch đi qua. Nước sạch thẩm thấu qua màng được bơm hút ra bể chứa nước sạch.

Một lượng nước được tuần hoàn về bể anoxic để đảm bảo hàm lượng nitơ đầu vào. Bùn được bơm hút sang bể chứa bùn. Đây là công nghệ mới nhất trong cách xử lý nước thải bệnh viện mà Hana cung cấp.

Bể chứa nước rửa màng: Nước từ bồn chứa một phần được dẫn sang bể khử trùng, một phần được dự trữ để rửa màng MBR.

Bể khử trùng: Nước được khử trùng bằng NaCl, Ca(OCl)2 hoặc Cloramin B (C6H5SO2NClNa.3H20) trước khi thải ra môi trường.

Bể chứa bùn: chứa lượng bùn từ bể sinh học MBR và UASB, tại đây bùn sẽ lắng xuống đáy bể được mang đi chôn lấp, lớp nước trên bề mặt được dẫn về bể điều hòa tiếp tục xử lý. Nước thải đầu ra phải đạt QCVN 28:2010/BTNMT trước khi thải ra ngoài môi trường.

Trên đây là cách xử lý nước thải bệnh viện mà Môi trường Hana đã đút kết và cập nhật các công nghệ mới nhất trên thị trường. Nếu quý khách hàng cần tư vấn, khảo sát để đưa ra phương pháp xử lý nước thải phù hợp với cơ sở y tế của mình, vui lòng liên hệ với HANA

lien he hotline 300x117 4

Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình. Môi trường Hana sẵn sàng giúp quý doanh nghiệp trong việc kiểm tra, đánh giá, tư vấn và hướng dẫn bảo trì, sửa chữa, vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đô thị. HANA tư vấn và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí

GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm “Trao giải pháp – Nhận niềm tin”, rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng quý doanh nghiệp.

chu ky dien tu scaled

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *