Thông tin về xử lý nước thải y tế phòng khám vừa và nhỏ tp HCM

xử lý nước thải y tế phòng khám vừa và nhỏ
5/5 - (3 bình chọn)

Nước xả thải y tế mang nhiều mầm bệnh, có khả năng lây lan nhanh, ảnh hưởng nghiêm trọng đến con người và môi trường. Vì vậy, việc xây dựng hệ thống xử lý nước xả thải y tế nói chung và xử lý nước thải y tế phòng khám đa khoa nói riêng đúng cách là một trong những việc rất quan trọng trong công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam.

Phòng khám đa khoa là gì?

Để phục vụ nhu cầu an sinh của người dân trong công cuộc hiện đại hóa đất nước như khám bệnh, chữa bệnh. Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh được tổ chức thành hệ thống từ tuyến trung ương đến tuyến xã, phường, thị trấn. Hệ thống cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bao gồm cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của Nhà nước, tư nhân và cơ sở khám bệnh, chữa bệnh khác. Phòng khám đa khoa là một loại trong các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh trong hệ thống này.

Nguồn phát sinh nước thải trạm y tế

Nước thải từ các trạm y tế thường xuất phát từ hai hoạt động chính của trạm bao gồm:

Nước thải sinh hoạt

Đây là những nguồn nước thải sinh ra trong quá trình sinh hoạt của bệnh nhân cũng như bác sĩ và nhân viên trong bệnh viện, thường từ các hoạt động như tắm giặt, tẩy rửa, các hoạt động của bếp ăn, căn tin và nước thải đến từ các khu vực nhà vệ sinh của trạm y tế.

Tùy vào quy mô của trạm y tế với dung lượng người vào ra và số lượng của cán bộ công nhân viên, đội ngũ y bác sĩ, y tá, hộ tá sẽ cần xây dựng hệ thống xử lý nước thải trạm y tế sao cho phù hợp. Vì loại nước thải này sẽ có tính chất gần giống với nước thải của hộ gia đình nên hoàn toàn có thể áp dục các công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt hộ gia đình để xử lý.

Nước thải từ hoạt động y tế

Đây là nước thải đến từ các hoạt động khám và chữa bệnh, thường sẽ là nước thải đến từ việc tẩy rửa dụng cụ y tế, các loại dịch mủ, mát trong quá trình khám chữa và các loại nước thải của thuốc,…

Nước thải dạng này là dạng nước thải đặc biệt vì chứa nhiều vi khuẩn, các chất hóa học đặc biệt nên cần một hệ thống xử lý nước thải trạm y tế đảm bảo có thể loại bỏ các chất độc, dịch bệnh trước khi xả thải vào môi trường.

Các đặc trưng đánh giá của nước thải trạm y tế:

  • Các chất rắn trong nước: Tổng chất rắn (TS) , tổng chất rắn lơ lững (TSS), tổng chất rắn hòa tan (TDS), ngoài ra còn có các vật thể dạng keo khó lắng.
  • Nhu cầu oxi hóa: Lượng oxy cần cho quá trình xử lý sinh hóa (BOD5), lượng oxy cần cho quá trình xử lý oxy hóa học (COD).
  • Các chất hữu cơ dinh dưỡng: Nitơ ( tồn tại dưới dạng hợp chất hữu cơ, amoni, và các hợp chất dạng oxy hóa nitrit và nitrat), photpho ( tồn tại dưới dạng orthophotphat, polyphotphat và photphat hữu cơ ) gây tình trạng phú nhưỡng nguồn nước.
  • Chất khử trùng và chất độc: Chất khử trùng chủ yếu là các hợp chất Clo ( Cloramin B, Clorua vôi. Các chất độc hại như chì (Pb), thủy ngân (Hg),
  • Cadimi (Cd) và các hợp chất AOX( Halogen hữu cơ dễ bị hấp phụ), các chất phóng xạ sinh ra từ quá trình chụp X-quang và xét nghiệm.
  • Các vi sinh vật có hại: Coliforms, Samonella typhi ( gây bệnh thương hàn), Vibrio cholerae ( gây bệnh tả),… các loại vi trùng từ máu, dịch mủ, phân của người bệnh.

Thực trạng xử lý nước thải y tế phòng khám hiện nay

Dân số Việt Nam ngày càng gia tăng, kinh tế cũng phát triển dẫn đến nhu cầu khám và điều trị bệnh tăng lên, số bệnh nhân cũng tăng theo. Báo cáo của Bộ Y tế, hiện nay cả nước có gần 50.000 cơ sở khám, chữa bệnh, trong đó có 248 bệnh viện tư nhân và 21.048 phòng khám tư nhân.

Theo số liệu thống kê của Cục Quản lý môi trường y tế, tính đến hết năm 2017, cả nước có 478/543 cơ sở y tế có hệ thống xử lý nước thải y tế hoạt động tốt, đạt tỷ lệ 88%.

Nước thải y tế phòng khám đa khoa ngoài ô nhiễm thông thường như nước thải sinh hoạt của cán bộ viên chức, của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, nước lau sàn nhà, bể phốt của các khu điều trị (ô nhiễm hữu cơ), nước mưa… còn có thể nhiễm những hóa chất phát sinh trong quá trình chuẩn đoán và điều trị bệnh như các chế phẩm thuốc, các chất khử trùng, các đồng vị phóng xạ, các khu xét nghiệm, phòng mổ.

Bên cạnh đó, nước thải phòng khám đa khoa nguy hiểm về phương diện vệ sinh dịch tễ bởi trong nước thải bệnh viện có chứa các loại vi trùng, động vật nguyên sinh gây bệnh, trứng giun, virus từ máu, dịch, đờm, phân của người mang bệnh. Dù lưu lượng nước thấp hơn nước thải bệnh viện nhưng nguy cơ gây ô nhiễm môi trường tiềm tàng và khó giải quyết nếu thải trực tiếp ra môi trường.

Thực trạng xử lý nước thải y tế phòng khám hiện nay

Nước thải phòng khám đa khoa là nguồn nước được thải ra từ phòng khám chữa bệnh được hình thành từ các hoạt động chăm sóc bệnh nhân và sinh hoạt trong phòng khám. Nước thải này có thể chứa vi sinh vật gây bệnh, kim loại nặng, hóa chất độc, đồng vị phóng xạ.

Điều đáng lo ngại ở đây là nước thải y tế chủ yếu nguy hại tập trung vào các loại vi sinh vật gây bệnh đường ruột, dễ dàng lây nhiễm qua đường nước. Nếu chất thải y tế không được quản lý và xử lý tốt, trong đó nước thải y tế có chứa nhiều loại dược phẩm, hóa chất có thể làm ảnh hưởng xấu đến hiệu suất của hệ thống công trình xử lý sinh học. 

Xử lý nước thải y tế phòng khám là một trong những khâu quan trọng trong chuỗi những giải pháp bảo vệ môi trường nhằm tránh được những tác động xấu của chất thải y tế, nước thải bệnh viện, nước thải phòng khám đa khoa, rác thải… đối với môi trường và cuộc sống hiện nay.

>>> Đọc thêm: Hệ thống xử lý nước thải bệnh viện

Công nghệ xử lý nước thải y tế phòng khám

Sơ đồ xử lý nước thải y tế phòng khám đa khoa, nha khoa

sơ đồ xử lý nước thải phòng khám vừa và nhỏ

(Các phòng khám vừa và nhỏ có khối lượng nước thải cần xử lý ít, mức độ ô nhiễm vừa và nhỏ)

Thuyết minh quy trình hoạt động theo Sơ đồ xử lý nước thải y tế phòng khám đa khoa, nha khoa trên

Song chắn rác: Nước thải chảy theo đường ống dẫn qua song chắn rác, song chắn rác sẽ giữ lại lượng rác thô và chất rắn lơ lửng kích thước lớn. Nước sau khi qua song chắn rác được dẫn về hố thu.

Hố thu nước thải: Hố thu có nhiệm vụ thu gom toàn bộ lượng nước thải phát sinh, nước từ hố thu được bơm sang bể điều hòa.

Bể điều hòa: Có nhiệm vụ điều hòa lưu lượng và chất lượng nước đầu vào ,đảm bảo hiệu quả của các công trình xử lý phía sau. Trong bể gắn cánh khuấy chìm để tránh trường hợp cặn lắng.

Bể Anoxic: Nước từ bể điều hòa UASB được dẫn sang Anoxic, tại đây diễn ra quá trình khử Nitơ và loại bỏ Photpho dưới tác động của các vi khuẩn kỵ khí tùy tiện tạo thành Nitơ nguyên tử bay lên và bùn. Trong bể lắp đặt máy khuấy tạo sự xáo trộn cung cấp môi trường sống tốt nhất cho vi sinh vật thiếu khí. Sau đó nước được dẫn sang bể Aerotank tiếp tục xử lý.

Bể sinh học MBR: Trong bể lắp đặt hệ thống sục khí liên tục cung cấp oxy cho vi sinh vật hiếu khí hoạt động oxy hóa hiếu khí các hợp chất hữu cơ, diễn ra hóa trình khử nitơ và nitrat hóa. Màng lọc MBR được đặt trong bể với kích thước lỗ nhỏ (0.03) giữ lại bùn và 98% vi khuẩn có trong nước thải, chỉ cho nước sạch đi qua. Nước sạch thẩm thấu qua màng được bơm hút ra bể chứa nước sạch.

Một lượng nước được tuần hoàn về bể anoxic để đảm bảo hàm lượng nitơ đầu vào. Bùn được bơm hút sang bể chứa bùn.

Bể chứa nước rửa màng: Nước từ bồn chứa một phần được dẫn sang bể khử trùng, một phần được dự trữ để rửa màng MBR.

Bể khử trùng: Nước được khử trùng bằng NaCl, Ca(OCl)2 hoặc Cloramin B (C6H5SO2NClNa.3H20) trước khi thải ra môi trường.

Bể chứa bùn: chứa lượng bùn từ bể sinh học MBR và UASB, tại đây bùn sẽ lắng xuống đáy bể được mang đi chôn lấp, lớp nước trên bề mặt được dẫn về bể điều hòa tiếp tục xử lý.

Nước thải đầu ra phải đạt QCVN 28:2010/BTNMT cột A.

Có sự khác biệt rất nhỏ trong công nghệ xử lý của nước thải y tế tại các phòng khám đa khoa đối với nước thải bệnh viện có lưu lượng lớn với mức độ gây ô nhiễm cao hơn. Tuy nhiên, chung quy lại, công nghệ sử dụng để xử lý nước thải bệnh viện và phòng khám đều sử dụng công nghệ màng MBR.

Ưu điểm của hệ thống xử lý nước thải y tế phòng khám đa khoa

  • Màng MBR là công nghệ tiến tiến nổi bật nhất hiện nay.
  • Xử lý hoàn toàn chất ô nhiễm, loại bỏ hoàn toàn các chất rắn trong nước. 
  • Hệ thống linh hoạt có thể nâng cấp, di chuyển và vận hành dễ dàng.
  • Chất lượng nước đầu ra ổn định, đạt QCVN 28:2010/BTNMT
  • Hệ thống có diện tích sử dụng nhỏ.
  • Tiết kiệm chi phí vận hành hệ thống ở mức thấp nhất.

Module xử lý nước thải trạm y tế, phòng khám

Để đáp ứng đươc nhu cầu của các phòng khám là nhỏ gọn, tiết kiệm dienj tích và xử lý với công suất nhỏ. HANA đã sản xuất sẵn các Module xử lý nước thải y tế phòng khám có công suất 05 m3/ngày.đêm và 10m3/ngày đêm với các ưu điểm vượt trội như:

  • Xử lý nước thải có mức ô nhiễm cao.
  • Thi công lắp đặt nhanh, kết cấu gọn, cơ động, có thể phối hợp với các bể xử lý sẵn có;
  • Chiếm ít diện tích, có thể lắp đặt chìm hoặc nổi, có thể di chuyển khi cần.
  • Không phát sinh mùi hôi vì hệ thống rất kín
  • thiết bị hoạt động tự động không tốn nhiều nhân công vận hành
  • Chi phí vận hành thấp
  • Vật liệu bằng Composite hoặc inox 304 nên có độ bền cao.

Xử lý nước thải y tế phòng khám bệnh viện vừa và nhỏ tại Tp. HCM

Môi trường Hana là một trong những đơn vị đi đầu trong lĩnh vực xử lý nước thải y tế phòng khám từ lúc đi vào hoạt động đến nay, HANA luôn tự hào và được các bệnh viện, phòng khám lớn và nhỏ trong nước tin tưởng cộng tác cung cấp hệ thống xử lý nước thải y tế. Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình.

Môi trường Hana sẵn sàng giúp quý doanh nghiệp trong việc kiểm tra, đánh giá, tư vấn và hướng dẫn bảo trì, sửa chữa và vận hành hệ thống xử lý nước thải, nước cấp, chất thải y tế. HANA tư vấn và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí. 

HANA đảm bảo về chất lượng, sự an toàn, ít tốn diện tích và chi phí vận hành. Đặc biệt, HANA chịu trách nhiệm bảo trì, sữa chữa hoàn toàn nếu hệ thống hoạt động không tốt.

Liên hệ HANA để được tư vấn trực tiếp, và nhận được các khuyến mãi của HANA dành riêng cho khách hàng khi xử lý nước thải y tế.

Đối tác hợp tác cùng HANA :

  • Bệnh viện: Bệnh viện Bình Dân, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương, Bệnh Viện Chấn Thương Chỉnh Hình, Bệnh Viện Quận 12, Bệnh Viện Hoàn Hảo (và 9 chi nhánh), bệnh viện FV…
  • Phòng khám: Phòng khám Sài Gòn Tâm Trí (Long Khánh – Đồng Nai), Phòng Khám Hoàng Dũng, Phòng Khám đa khoa Hoàng Tiến Dũng, Phòng Khám đa khoa Thành Tâm, Phòng Khám SIHG (quận 7), PK Monaco (quận 3)…
  • Phòng Nha: Nha khoa Hồng Phước, Nha khoa Kaiyen, Phòng nha quận 5,…
  • Phòng xét nghiệm: Trung tâm xét nghiệm Tasscare, phòng xét nghiệm y khoa quận 5
  • Thẩm mỹ viện: Thẫm mỹ viện Meli, Thẫm mỹ viện Bs Ngọc Anh…

GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm Trao giải pháp – Nhận niềm tin, rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng quý doanh nghiệp.

2 thoughts on “Thông tin về xử lý nước thải y tế phòng khám vừa và nhỏ tp HCM

    • Ngọc Trâm says:

      Dạ chào anh!
      Anh vui lòng cho HANA xin số điện thoại để kỹ thuật của HANA gọi điện tư vấn và báo giá cho anh nhé. Hoặc anh gọi vào số 0985.99.4949 giúp HANA để được báo giá anh nhé.
      Cảm ơn anh.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Hotline: 0985994949