Tình trạng xử lý nước thải thực phẩm tại các doanh nghiệp thực phẩm hiện nay

XỬ LÝ NƯỚC THẢI THỰC PHẨM
Rate this post

Ngành thực phẩm giữ một vai trò quan trọng trong bất kỳ nền kinh tế nào. Sự thịnh vượng của kinh tế đòi hỏi những nhu cầu về lương thực, thực phẩm cao hơn. Tuy nhiên việc sản xuất thực phẩm phát triển mạnh mẽ hơn sẽ dẫn đến một hệ quả là nước thải tràn lan. Với bài viết sau đây, đội ngũ HANA sẽ gửi đến quý vị những thông tin vô cùng bổ ích về xử lý nước thải thực phẩm.

Tại sao phải xử lý nước thải thực phẩm?

Tại sao phải xử lý nước thải thực phẩm? 

Xử lý nước thải thực phẩm là một vấn đề vô cùng cấp thiết. Ngành thực phẩm phát triển, các cơ sở sản xuất mở ra rộng rãi. Sự đầu tư về quy mô, công nghệ của các cơ sở sản xuất ngày càng chỉn chu, chính vì thế mà nước thải ra môi trường ngày càng nhiều và thêm độc hại.

Nước thải thực phẩm sẽ khiến cho môi trường nước bị bám mùi, dễ gây mùi hôi thối làm khó chịu, ảnh hưởng đến người xung quanh. Với rất nhiều chất lơ lửng, nước thải có thể làm ảnh hưởng quá trình hoạt động của sinh vật dưới nước, làm suy giảm chất lượng nước.

Chất độc tồn tại trong nước làm cản trở quá trình sinh trưởng của các loài thủy sinh, ảnh hưởng đến đời sống của tôm cá. Người dân khi sử dụng nguồn nước này trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe, phổ biến nhất là các chứng bệnh về đường ruột.

Xem thêm: Quy trình xử lý nước thải giết mổ gà vịt

Thành phần nước thải thực phẩm

Dưới đây là bảng tổng hợp các chỉ tiêu đánh giá chất thải cho hệ thống xử lý nước thải thực phẩm:

 

STT
Thông số
Đơn vị
Giá trị đầu vào
QCVN
4:2011/BTNMT
Cột A Cột B
1 pH 6.5 – 8.5 6 – 9 5,5 – 9
2 BOD5 mg/l 700 – 1500 30 50
3 COD mg/l 1000 – 2500 75 150
4 TSS mg/l 350 – 700 50 100
5 Tổng Nito mg/l 100 – 250 20 40
6 Tổng Photpho mg/l 10 – 50 4 6
7 Dầu mỡ mg/l 50 – 200 5 10
8 Tổng Coliforms MPN/100ml 10^4 – 10^5 3000 5000

Thành phần nước thải thực phẩm

Ngành sản xuất thực phẩm rất đa dạng về các thành phần. Mỗi loại thực phẩm sẽ có những nguyên liệu đầu vào khác nhau, vì thế từng loại nước thải cũng khác biệt về thành phần. Tuy nhiên, dưới đây là một số thành phần cơ bản trong nước thải thực phẩm:

Nước thải thực phẩm có chứa nhiều chất hữu cơ, cặn bã đến từ thịt động vật, thực vật trong quá trình sản xuất. Chế biến động vật để lại khác nhiều proteindầu mỡ, chất béo vào trong nước. Trong khi đó, phần lớn chất thải thực vật để lại cacbonhydrat vào trong nước.

Một số nước thải có chứa các loại màu thực phẩm, tinh bột. Những thành phần này làm thay đổi màu sắc của nước cũng như dễ gây ra tình trạng tắc nghẽn.

Nito, Photpho trong nước thải từ các cơ sở sản xuất thực phẩm là những thành phần có hại. Đồng thời, COD, BOD cũng là những nhân tốc gây ra sự độc hại trong nguồn nước này.

Phương án xử lý nước thải thực phẩm tối hiệu quả và tiết kiệm

Phương án xử lý nước thải thực phẩm tối hiệu quả và tiết kiệm

Nước thải thực phẩm có chứa nhiều thành phần độc hại như BOD, COD… Mỗi cơ sở sản xuất lại có những đặc trưng về hàm lượng các thành phần khác nhau. Chính vì thế, trước khi lắp đặt hệ thống xử lý nước thải thực phẩm, các cơ sở sản xuất cần phải xem xét các thông số, thành phần để tìm những phương án kỹ thuật, công nghệ thật sự phù hợp.

Phương pháp xử lý nước thải chế biến thực phẩm bằng cách xử lý sinh học theo mẻ: phương án này thường được ứng dụng để phân hủy các chất hữu cơ cũng như Nito, Photpho. Hệ thống xử lý này nổi bật với chi phí vận hành rẻ và tiết kiệm điện năng. Tuy nhiên, phương án này đôi khi gây ra việc nước thải tràn đi ra ngoài cùng với bùn dẫn tới việc lọc chưa thật sự triệt để.

Phương pháp xử lý nước thải chế biến thực phẩm bằng công nghệ hóa lý – sinh học truyền thống: phương án này có thể xử lý được các loại nước thải có hàm lượng COD, BOD cao và có khả năng làm sạch các cặn bã lơ lửng tồn tại trong nước một cách triệt để. Tuy nhiên, phương pháp này lại hạn chế trong việc phân hủy Nito và Photpho.

Phương pháp xử lý nước thải thực phẩm bằng hệ thống sinh học kỵ khí: phương án này có khả năng xử lý rất tốt Nito và Photpho, đồng thời quá trình làm việc cũng không để lại quá nhiều bùn phân hủy vào trong nước. Nhược điểm của phương án này là đòi hỏi phức tạp và tỉ mỉ những điều kiện để có thể nuôi dưỡng được các vi sinh vật.

Thuyết minh xử lý nước thải thực phẩm – Môi trường Hana

Thuyết minh xử lý nước thải thực phẩm - Môi trường Hana
Thuyết minh quy trình xử lý nước thải dược phẩm của Môi trường HANA

Từ nguồn nước tại cơ sở, nước thải thực phẩm đi qua song chắn rác để được lọc những chất rắn có kích thước lớn. Sau đó, nước thải sẽ được thu gom về bể điều hòa để ổn định lưu lượng nước, cân bằng độ pH cũng như một số độc tố.

Sau khi đã ổn định, nước bắt đầu đi vào bể UASB (hay còn gọi là bể kỵ khí). Tại đây, các chất hữu cơ trong nước sẽ được vi sinh vật kỵ khí phân hủy thành những thành phần đơn giản. Quá trình này còn thải ra khi Biogas, có thể được dùng làm nhiên liệu.

Để có thể xử lý các chất hữu cơ còn lại, nước thải được mang sang bể Aerotank. Các vi sinh vật hiếu khí trong bể sẽ làm việc liên tục để phân hủy phần hữu cơ còn lại trong nước.

Sau những lần xử lý, phân hủy, nước thải sẽ xuất hiện một lượng bùn khá lớn. Chính vì thế, nước cần được để yên ở bể lắng để có thể tách riêng nước và bùn thành hai lớp. Sau một thời gian, phần nước trong ở trên sẽ đi theo đường máng ra ngoài bể khử trùng.

Bể khử trùng sẽ làm sạch nước một lần cuối cùng để đảm bảo các tiêu chuẩn, sau cùng, nước từ hệ thống xử lý nước thải thực phẩm được thải ra nguồn tiếp nhận.

HANA vừa gửi đến quý khách sự thiết yếu của việc xử lý nước thải cũng như một quy trình xử lý nước thải thực phẩm tối ưu. Tuy vậy, mỗi cơ sở lại có thể phát sinh những yêu cầu, vấn đề khác biệt. Chính vì thế, để có thể lựa chọn cho mình một hệ thống xử lý nước thải phù hợp, chi tiết hơn, quý khách cần phải tìm đến một cơ sở thi công uy tín.

Bài viết vừa rồi của HANA phần nào thể hiện sự nghiêm túc tìm hiểu cũng như bề dày kinh nghiệm của chúng tôi về nước thải thực phẩm. Chính vì thế, HANA sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho quý khách. Tìm Công ty giải pháp Môi trường HANA tại:

  • Hotline: 0985.99.4949
  • Địa chỉ: 20/6 Nguyễn Văn Dung, P.6, Q. Gò Vấp, TP. HCM
  • Email: mail@moitruonghana.com
chu ky dien tu scaled

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *