Bể lọc sinh học là gì? Cấu tạo, phân loại và ưu điểm của bể lọc sinh học

Bể lọc sinh học
5/5 - (1 bình chọn)

Hệ thống xử lý nước thải chính là một sự kết hợp của rất nhiều dạng bể. Với các công trình xử lý nước thải nhà máy, khu công nghiệp thì bể lọc sinh học là một yếu tố vô cùng quan trọng. Vậy bể lọc sinh học là gì và có những dạng bể nào đang được ứng dụng hiện nay? Mời bạn cùng HANA tìm hiểu.

Bể lọc sinh học là gì?

bể lọc sinh học là gì
Bể lọc sinh học là gì?

Bể lọc sinh học là một dạng bể lọc mà nước thải sẽ được đi qua lớp vật liệu rắn, được bao bọc bởi rất nhiều vi sinh vật đang sinh trưởng và phát triển. Chúng đã trải qua các quá trình phát triển sinh khối, sử dụng các cơ chất để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của mình. Quá trình phát triển sinh khối được đánh giá là vô cùng quan trọng, quyết định đến hiệu quả xử lý nước của toàn hệ thống. 

Nguyên lý hoạt động của bể lọc sinh học

Bể lọc sinh học hoạt động nhờ vào các vi sinh vật bám trên màng bám của lớp vật liệu lọc. Sự sinh trưởng và phát triển của các vi sinh vật chính là cơ sở cho sự hiệu quả trong quá trình hoạt động của bể.

Từ nhà máy, nước thải sẽ được xử lý sơ bộ trước khi đi vào bể. Nước thải đi vào bể lọc sinh học theo từng dòng qua lớp vật liệu lọc, chúng sẽ chảy qua các khe hở, tiếp xúc với màng sinh học. Tại màng, các vi sinh vật, nấm sẽ phân hủy hiếu khí và kị khí, giúp giảm đi những chất hữu cơ có trong nước thải. Khi các chất hữu cơ này phân hủy, sản phẩm của quá trình hiếu khí là CO2 và nước, sản phẩm của quá trình kỵ khí là CH4 và CO2. Nhờ đó, các lớp màng bị tróc ra khỏi lớp vật liệu và bị nước cuốn đi. Sau đó, một màng sinh học mới tiếp tục được ra đời và tiếp tục lọc nước.

Kết thúc quá trình xử lý tại bể, nước sẽ được mang vào bể lắng để tách riêng các chất lơ lửng do màng sinh học sinh ra. 

Bể lọc sinh học
Quá trình hoạt động của bể lọc sinh học

Các loại bể lọc sinh học thông dụng hiện nay

Ưu điểm của bể lọc sinh học
Các loại bể lọc sinh học thông dụng hiện nay
  • Bể lọc sinh học có lớp vật liệu lọc ngập trong nước

Ưu điểm của bể lọc sinh học có lớp vật liệu lọc ngập trong nước là có chi phí vận hành, bảo dưỡng thấp và tiết kiệm năng lượng. Tuy vậy, hiệu suất của bể lại không đạt được như các bể khác nên còn khiến nhiều cơ sở e ngại. Bể lọc sinh học có lớp vật liệu lọc ngập trong nước rất dễ bị tắc nghẽn nên đòi hỏi phải thông tắc thường xuyên. Bể khác nhạy cảm với nhiệt độ, có quá trình thông khí khá khó khăn nên dễ bị mùi hôi khó chịu. Tuy nhiên, với sự tiết kiệm về chi phí nên bể lọc sinh học có lớp vật liệu lọc ngập trong nước có thể được ứng dụng trong các hệ thống có quy mô nhỏ.

  • Bể lọc sinh học có lớp vật liệu lọc không ngập trong nước

Bể lọc sinh học có lớp vật liệu lọc không ngập trong nước sở hữu ưu điểm về quá trình thi công. Dạng bể này được đánh giá là có cấu tạo đơn giản nên dễ thi công, yếu tố mỹ quan cao và đảm bảo ít gây mùi khó chịu. Bể lọc sinh học có lớp vật liệu lọc không ngập trong nước có thể được xây dựng bằng module hoặc bê tông cốt thép kèm khả năng tự động hóa cao. 

Tuy nhiên, bể lại có tải lượng tổn thất cao nên lượng nước sau lọc có sự sụt giảm và đòi hỏi nhiều năng lượng để thông khí. Ngoài ra, khí phun chuyển động để tạo các vòng xoáy làm cho việc lưu giữ hạt rắn lơ lửng bị kém hiệu quả.

  • Bể lọc sinh học nhỏ giọt

Bể lọc sinh học nhỏ giọt có công suất khá nhỏ, nước thải sẽ được nhỏ đều trên mặt vật liệu lọc (một số trường hợp nước thải sẽ được phun tia). Vật liệu rỗng trong bể lọc sinh học nhỏ giọt sẽ giúp tối đa hóa thể tích nước và diện tích bề mặt.  Nhờ đó, nước thải được phân phối đều trên toàn bề mặt lớp vật liệu, thành các hạt nhỏ qua lớp màng mỏng để xử lý triệt để hơn.

Hiện nay, bể lọc sinh học nhỏ giọt còn được chia thêm thành nhiều dạng khác như:

  • Bể lọc vận tốc chậm.
  • Bể lọc vận tốc trung bình và nhanh.
  • Bể lọc cao tốc.
  • Bể lọc thô.
  • Bể lọc 2 pha.
  • Bể lọc sinh học cao tải

Về nguyên lý hoạt động, bể lọc sinh học cao tải tương tự với bể lọc nhỏ giọt. Tuy vậy, ưu điểm của bể lọc sinh học cao tải là có khả năng làm việc và tải trọng nước lớn hơn nhờ vào đường kính được gia tăng.

Với đường kính lớn, khe hở và tốc độ oxy hóa chất hữu cơ trên bể lọc sinh học cao tải được gia tăng. Nhờ các ưu điểm của bể lọc sinh học cao tải mà chúng được ứng dụng cho các nguồn nước với BOD đầu vào khoảng 150 – 200mg/l.

Ưu điểm của bể lọc sinh học

Bể lọc sinh học
Ưu điểm của bể lọc sinh học

Ưu điểm của bể lọc sinh học mà chúng ta không thể bỏ qua chính là sự thúc đẩy quá trình oxy hóa nên góp phần rút ngắn thời gian xử lý. Đồng thời, dạng bể này cho phép chúng ta điều chỉnh thời gian lưu nước và tốc độ dòng chảy.

Bể lọc sinh học không đòi hỏi quá nhiều chi phí đầu tư nhờ cấu tạo đơn giản, diện tích nhỏ. Việc vận hành, làm việc của bể cũng khá đơn giản nhưng luôn mang lại hiệu quả cao, chẳng hạn như cho ra lượng bùn ít hẳn hơn so với Aerotank.

Nhược điểm của bể lọc sinh học

Bên cạnh những ưu điểm của bể lọc sinh học, thì trước khi lựa chọn, đòi hỏi phải xem qua nhược điểm còn tồn tại của phương pháp này. Trước hết, bể thường tạo ra mùi hôi thối, khó chịu, gây ảnh hưởng đến đời sống xung quanh. Bên cạnh đó, hiệu suất làm việc của bể còn khó can thiệp do phụ thuộc vào nhiệt độ bên ngoài môi trường.

Chúng ta đã tìm hiểu xem bể lọc sinh học là gì, các dạng bể cũng như vài ưu điểm để các nhà máy có thể cân nhắc. Với nhiều loại bể như đã liệt kê phía trên, quý khách cần đòi hỏi thêm nhiều kiến thức, kỹ năng để có thể chọn lựa một dạng bể phù hợp cho nhà máy, cơ sở của mình. Chính vì thế, hãy liên hệ ngay đến HANA để nhận được sự tư vấn từ những chuyên gia trong ngành:

Hotline: 0985.99.4949

Địa chỉ:  20/6 Nguyễn Văn Dung, P.6, Q. Gò Vấp, TP. HCM

Email: mail@moitruonghana.com

chu ky dien tu scaled

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *