Công nghệ xử lý nước thải sản xuất giấy hiệu quả nhất

xu ly nuoc thai san xuat giay
5/5 - (1 bình chọn)

Giấy là một phần thiết yếu trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, hầu hết lĩnh vực nào cũng sử dụng đến giấy. Đặc biệt vì phong trào ngưng sử dụng túi nilong, thì túi giấy trở nên được ưa chuộng nhiều hơn. Mà nhu cầu sản xuất giấy tăng thì lượng nước thải từ quá trình sản xuất càng tăng cao. Vì vậy, xử lý nước thải sản xuất giấy là cần thiết. 

Hãy cùng HANA tìm hiểu về công nghệ xử lý nước thải sản xuất giấy nhé.

Tổng quan về ngành sản xuất giấy

Thông tin về ngành sản xuất giấy

Hiện nay, giấy được sản xuất từ các nguồn chính sau:

1. Gỗ: Trong quá trình sản xuất giấy từ gỗ sử dụng rất nhiều loại hóa chất ở các giai đoạn khác nhau, vì vậy nước thải sản xuất giấy từ gỗ rất khó xử lý

2. Giấy phế liệu: hay còn gọi là Tái chế giấy, là quy trình tái chế giấy đã sử dụng thành giấy mới có thể sử dụng lại được. Ở Việt Nam hơn 70% sản lượng giấy được sản xuất từ nguyên liệu là giấy phế liệu.

Nhu cầu tái chế giấy phế liệu rất cao, nó góp phần hạn chế việc xả thải ra môi trường, tận dụng nguồn nguyên liệu và tiết kiệm chi phí cũng như nguyên liệu bột gỗ để sản xuất giấy mới.

Dù có nhiều mặt lợi nhưng tái chế giấy phế liệu cũng gây ra ảnh hưởng đến môi trường, lượng nước sử dụng trong tái chế giấy phế liệu rất lớn, tương đương lượng nước thải ra môi trường cũng rất lớn

3. Bột giấy: Bột giấy được làm từ gỗ. Sản xuất giấy từ bột giấy ít thải chất dộc hại ra môi trường, tuy nhiên, quá trình sản xuất bột giấy lại rất độc hại và sử dụng nhiều hóa chất

4. Tre, nứa: Tương tự như sản xuất giấy từ gỗ, tuy nhiên tre nứa có thời gian trồng nhanh hơn cây, vì vậy, đang được ưa chuộng sử dụng trong thời gian gần đây.

Quy trình sản xuất giấy hiện nay được thể hiện theo sơ đồ dưới đây

Quy trình sản xuất giấy
Quy trình sản xuất giấy từ gỗ, tre nữa, phế liệu và bột giấy hiện nay và các công đoạn có thải nước thải ra ngoài

Theo sơ đồ trên, ta có thể thấy để sản xuất giấy thì cần đến cả xử lý cơ học lẫn hóa học. Vì vậy, nước thải sản xuất giấy rất là độc hại

Tính chất nước thải sản xuất giấy

Theo sơ đồ trên, ta có thể nhận thấy nước thải thải ra từ quá trình làm giấy rất độc hại, cụ thể:

  • Làm bột giấy từ gỗ: nước thải tại giai đoạn này hay còn được gọi là nước thải dịch đen do chứa chất ligmin và chất tẩy trắng… vô cùng guây hại nếu không xử lý
  • Nước thải từ quá trình khử mục, tẩy trắng chứa hóa chất
  • Nước thải từ quá trình xeo giấy. Nước thải từ công đoạn này là nhiều nhất, tuy đã được tuần hoàn về nhưng vẫn thải ra ngoài một lượng nước thải rất lớn

Đặc trưng nước thải sản xuất giấy có thể nói đến như:

  • pH cao 
  • Nước thải có màu đen, có mùi, bọt do dẫn xuất của lignin gây ra là chính.
  • Cặn lơ lửng từ bột giấy
  • COD & BOD cao
  • Độ màu
  • Các hóa chất khử mực, tẩy trắng giấy như halogen, dioxin

Bảng tính chất nước thải sản xuất giấy có thể được thể hiện dưới đây

STT
Thông số
Giá trị C
Đơn vị A B1
Cơ sở sản xuất giấy
B2
Cơ sở sản xuất bột giấy
B3
Cơ sở liên hợp sản xuất giấy và bột giấy
1 Nhiệt độ *C 40 40 40 40
2 PH 6 – 9 5,5 – 9 5,5 – 9 5,5 – 9
3 BOD, ở 20*C mg/l 30 50 100 100
4
COD
Cơ sở mới mg/l 75 150 300 200
Cơ sở đang hoạt động mg/l 100 200 300 250
5 Tổng chất rắn lơ lửng(TSS) mg/l 50 100 100 100
6
Độ màu
(PH)
Cơ sở mới Pt-Co 50 150 250 200
Cơ sở đang hoạt động Pt-Co 75 150 300 250
7 Halogen hữu cơ dễ bị hấp thụ mg/l 7,5 15 15 15
8 Dioxin pgTEQ/l 15 30 30 30

Từ đó, ta có thể đưa ra quy trình công nghệ xử lý nước thải sản xuất giấy như sau:

 

Bảng tính chất nước thải sản xuất giấy

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sản xuất giấy

Là đơn vị đã tìm hiểu và làm việc rất nhiều năm và có kinh nghiệm dày dặn trong lĩnh vực xử lý nước thải sản xuất giấy – bột giấy đến nay, MÔI TRƯỜNG HANA đã được nhiều doanh nghiệp, công ty lớn nhỏ trong ngành sản xuất giấy tin tưởng liên hệ xử lý nước thải. Một số hệ thống do doanh nghiệp, công ty đã tin tưởng làm việc cùng HANA có thể kể đến:

  • Hệ thống xử lý nước thải giấy – Công suất 3500 m3/ngày.đêm – Công ty TNHH MTV Sản xuất bao bì giấy Bình Minh.
  • Hệ thống xử lý nước thải giấy – Công suất 250 m3/ngày.đêm – Công ty TNHH Hải Dương
  • Công ty TNHH SX TM Giấy Tường Nghệ
  • Công ty TNHH Đông Phước

Nước thải sản xuất là loại nước thải rất khó xử lý, chứa các thành phần khác nhau ở nhiều công đoạn. Tùy thuộc vào quy mô, nồng độ các chất và quy trình sản xuất mà sẽ lựa chọn công nghệ xử lý phù hợp. HANA xin giới thiệu công nghệ được sử dụng phổ biến và đem lại hiệu quả cao trong việc xử lý nước thải sản xuất giấy.

Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sản xuất giấy
Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sản xuất giấy được ưa chộng và hiệu quả nhất hiện nay

Thuyết minh quy trình xử lý nước thải sản xuất giấy trên

Nước được dẫn qua song chắn rác nhằm loại bỏ các chất lơ lửng, cặn rác,… tránh gây tắc đường ống.

Bể lắng: nước được dẫn qua bể lắng để lắng những vụn giấy và bùn đất cặn có trong nước, nước trong phía trên được dẫn qua bể điều hòa.

Bể điều hòa: nhằm điều hòa lại lưu lượng và tính chất nước thải. Do trong thành phần nước thải sản xuất giấy tái chế có pH thấp, do đó trước khi đi vào keo tụ tạo bông, cần điều chỉnh lại pH để quá trình keo tụ tạo bông đạt hiệu quả cao.

Keo tụ tạo bông: là quá trình tiếp sau, nhằm xử lý tiếp các cặn lơ lửng, các hạt keo, hạt nhựa trong nước thải sản xuất bao bì carton từ phế liệu, kết chúng lại thành các khối lớn lắng được và loại bỏ ra khỏi nước. quá trình này rất cần thiết vì công trình tiếp theo là UASB, là loại bể chỉ hoạt động tốt khi thành phần rắn lơ lửng thấp.

Bể tuyển nổi: trong nước thải sản xuất giấy có chứa rất nhiều chất răn hòa tan (TDS), nước thải được dẫn vào bể tuyển nổi nhằm tách và loại bỏ các chất rắn hòa tan có trong nước thải.

Sau khi loại bỏ TSS, TDS ở bể keo tụ tạo bông và bể tuyển nổi, dòng nước tiếp tục được cho qua UASB. UASB là bể sinh học kỵ khí ngược dòng. Tại đây các quá trình sinh học kí khí diễn ra: thủy phân, acid hóa, metan hóa…. biến đổi các hợp chất hữu cơ phức tạp thành các dạng khí CH4, CO2 và thoát ra ngoài.

Aerotank là bể hiếu khí sinh học. Máy thổi khí cung cấp liên tục oxy cho bể Aerotank nhằm đảm bảo đủ điều kiện oxy dồi dào cho các vi sinh hiếu khí hoạt động. Tại đây, BOD, COD sẽ được xử lý triệt để và giảm mùi cho nước thải.

Bể lắng sinh học để lắng bùn sinh học, đồng thời tuần hoàn lại bùn cho bể Aerotank và UASB.

Nước thải đầu ra sau xử lý phải đạt QCVN 12-MT:2015/BTNMT.

Nắm bắt được nhu cầu lớn cho việc Cung cấp, lắp đặt các hệ thống xử lý nước thải sản xuất giấy đã và đang tăng lên, HANA không ngừng tìm hiểu và phát triển công nghệ, áp dụng cho nhiều công trình lớn nhỏ và được nhiều đối tác tin cậy.

Trên đây là quy trình xử lý nước thải sản xuất giấy của HANA . Cùng với đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, nhiều kinh nghiệm thực hiện các dự án, HANA luôn tự tin đồng hành và mong muốn có cơ hội hợp tác cùng Quý doanh nghiệp.

Quý doanh nghiệp có nhu cầu tìm Công ty tư vấn xử lý nước thải sản xuất giấy vui lòng liên hệ với chúng tôi.

XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY GIẤY VỚI CÔNG TY GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA

XỬ LÝ NƯỚC THẢI NHÀ MÁY GIẤY VỚI CÔNG TY GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA

Ngành sản xuất giấy là một ngành công nghiệp phát triển khá mạnh tại nước ta. Các nhà máy giấy đang ngày càng được đầu tư hơn, và cũng vì thế mà vấn đề nước thải lại ngày càng trở nên nghiêm trọng. Để có thể hiểu rõ hơn về những đặc điểm, hệ quả cũng như phương pháp xử lý nước thải nhà máy giấy, mời bạn đọc bài viết sau của HANA.

Nước thải nhà máy giấy là gì, từ đâu?

Nước thải nhà máy giấy là gì, từ đâu?

Nước thải nhà máy giấy sinh ra từ những quy trình sản xuất tại đây. Đó là các công đoạn xử lý, sản xuất và cả những hoạt động sinh hoạt của công nhân viên.

Dưới đây là một số nguồn gốc của nước thải tại nhà máy giấy: 

  • Nước thải từ quá trình nấu và rửa sau khi nấu
  • Nước thải từ quá trình tẩy trắng giấy
  • Nước thải từ công đoạn nghiền giấy
  • Nước thải từ quá trình rửa thiết bị, sàn nhà máy
  • Nước thải từ quá trình sinh hoạt

Thành phần chủ yếu trong nước thải nhà máy giấy

Nguồn nước thải ra từ các nhà máy giấy có chứa khá nhiều thành phần độc hại. Ở mỗi quy trình sẽ có những đặc tính riêng biệt. Dưới đây là một số thành phần chủ yếu cho mỗi công đoạn.

Nước thải từ quá trình nấu và rửa sau khi nấu

Thành phần hữu cơ của nước thải từ quá trình nấu và rửa chủ yếu là các chất hòa tan, xơ sợi còn sót lại. Bên cạnh đó, nước phát sinh từ nguồn này còn chứa các hợp chất vô cơ từ hóa chất nấu như NaOH, natri sunfat,…

Nước thải từ quá trình tẩy trắng

Nước thải từ quá trình tẩy trắng chứa khá nhiều chất hữu cơ, chất tẩy rửa như clo rất nhiều chất độc hại khác. Vì những thành phần này mà bên trong nước thải từ quá trình tẩy trắng có chứa khác nhiều BOD, COD. Sau mỗi quy trình tẩy rửa, lượng nước thải ra ngoài thường tồn tại rất nhiều chất rắn lơ lửng.

Nước thải từ công đoạn nghiền

Quá trình nghiền thường để lại rất nhiều chất xơ và các sợi mịn lơ lửng. Công đoạn này cũng thải vào nước khá nhiều các bột giấy lơ lửng cũng như các chất phẩm màu.

Nước thải từ quá trình tẩy rửa thiết bị, sàn nhà

Trước hết, việc tẩy rửa sẽ xả vào nước nhiều tẩy độc hại. Việc này còn làm phát sinh các chất rơi vãi, lơ lửng cần phải được lọc.

Nước thải từ quá trình sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt chứa nhiều loại chất thải phát sinh từ việc tắm rửa, đi vệ sinh hay ăn uống,… Thành phần của loại nước này tương tự như nước sinh hoạt của những hộ dân, tuy nhiên ở một số lượng nước khá cao nên rất cần được quan tâm xử lý.

Các phương pháp xử lý nước thải nhà máy giấy

Các phương pháp xử lý nước thải nhà máy giấy
Các phương pháp xử lý nước thải mới nhất hiện nay

Hiện nay, có một số phương pháp xử lý nước thải nhà máy giấy phổ biến như sau:

Phương pháp lắng

Để xử lý nước thải nhà máy giấy bằng phương pháp lắng, cần phải có hệ thống thiết bị lắng hình phễu. Hệ thống này sẽ giúp giữ lại các xơ sợi, bột giấy. Phương pháp này thường được dùng để xử lý nước cho công đoạn nghiền giấy.

Phương pháp sinh học

Phương pháp sinh học được dùng để xử lý các hợp chất hữu cơ dạng tan. Thành phần lignin trong nước thải nhà máy sản xuất giấy rất khó để phân hủy ở trong các môi trường hiếu khí và yếm khí. Chính vì thế, cần có phương pháp sinh học để có thể xử lý sơ bộ loại chất độc này.

Phương pháp tuyển nổi

Phương pháp tuyển nổi giúp tạo ra trong nước thải những bọt khí có kích thước nhỏ để có thể lọc tách. Những cụm chất thải này có kích thước nhẹ hơn nước nên sẽ nổi lên trên bề mặt và nhanh chóng bị thu gom khỏi nguồn nước.

Quy trình xử lý nước thải nhà máy giấy

Song chắn rác: nước thải ban đầu sẽ được đưa qua song chắn rác để lọc bỏ những tạp chất có kích thước to trong nước thải. Sau đó được đưa sang bể tiếp theo.

Bể lắng cát: tại đây, các tạp chất trong nước sẽ được lắng xuống lớp dưới và dẫn ra sân phơi cát để được dùng cho các công việc khác. 

Hố thu gom: nơi đây nước sẽ được lưu trữ và ổn định dần trước khi điều hòa.

Điều hòa: nước ở bể này sẽ được ổn định về nồng độ chất thải. Đồng thời, quá trình này cũng sẽ đảm bảo được lưu lượng nước đi vào trong quá trình xử lý một cách vừa đủ.

Bể keo tụ: nước được bơm trực tiếp sang bể này và được keo tụ thành các bông có kích thước lớn.

Bể lắng I: phần tạp chất trong nước sau khi có khối lượng lớn hơn nhờ quá trình keo tụ sẽ bắt đầu chìm lắng dần xuống dưới đáy bể. Phần bột giấy còn sót lại trong bể này sẽ tiếp tục được đưa sang bể có nhiệm vụ chứa bùn.

Bể sinh học kỵ khí: bể này sẽ chịu trách nhiệm xử lý BOD, COD tồn tại trong nước. Để có thể thực hiện được công việc này, quá trình diễn ra phải được đảm bảo ổn định về nhiệt độ nước thải cũng như khả năng lưu trữ nước lớn.

Bể sinh học hiếu khí: có nhiệm vụ xử lý các chất hữu cơ còn lại trong nước thải. Quá trình oxy hóa sẽ được diễn ra để xử lý các chất hòa tan, chất keo trong nước nhờ sự tham gia của các vi sinh vật hiếu khí. Để có thể đảm bảo hoạt động của các vi sinh vật vật, bể hiếu khí cần phải được đảm bảo sục khí khắp diện tích bể một cách liên tục.

Bể lắng II: sau các quy trình xử lý, nước thải bắt đầu xuất hiện nhiều bùn hoạt tính, chất rắn lơ lửng. Bể lắng này giúp lắng và tách bùn ra khỏi nước thải. Thông qua máng nước, phần nước sạch được thu sang bể khử trùng tiếp theo.

Khi đã xử lý và lắng cặn đầy đủ, nước thải nhà máy giấy được khử trùng bằng chlorine để một lần nữa loại bỏ các vi khuẩn vẫn còn tồn tại. Lúc này, nước đã đạt đủ tiêu chuẩn QCVN 12-MT:2015/BTNMT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải công nghiệp giấy và bột giấy. 

Sau cùng, nước thải nhà máy giấy được thải ra nguồn tiếp nhận khi đã đảm bảo an toàn cho người dân và môi trường.

Tìm hiểu về những phương pháp cũng như quy trình để xử lý nước thải nhà máy giấy, hẳn một số quý khách cũng bắt đầu phân vân về sự lựa chọn của mình. Thấu hiểu điều đó, HANA ra đời để có thể làm người bạn đồng hành cùng các cơ sở sản xuất trong việc xây dựng một môi trường xanh sạch đẹp.

Để cám ơn Quý khách đã quan tâm và sử dụng các dịch vụ của chúng tôi. HANA xin gửi đến quý khách hàng các ưu đãi khi liên hệ và kí hợp đồng một trong các dịch vụ của HANA .

  • Lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ miễn phí.
  • Bảo hành công nghệ 24 tháng kể từ ngày nghiệm thu đưa vào sử dụng.
  • Giảm 50% chi phí sửa chữa trong năm tiếp theo.
  • Miễn phí hỗ trợ tiếp đoàn kiểm tra môi trường trong 1 năm.

Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình. MÔI TRƯỜNG HANA sẵn sàng giúp quý doanh nghiệp trong việc kiểm tra, đánh giá, tư vấn và hướng dẫn sửa chữa, vận hành, lắp đặt, thi công, bảo trì hệ thống xử lý nước thải. HANA tư vấn và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí.

GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm “Trao giải pháp – Nhận niềm tin”. Rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng quý doanh nghiệp.

chu ky dien tu scaled

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *