Hiện nay, ô nhiễm môi trường là một mối nguy cơ đe dọa đến kinh tế xã hội và sức khỏe con người. Trong số đó, việc xử lý nước thải là đáng lo ngại nhất, đòi hỏi chúng ta phải nghiêm túc thiết lập hệ thống xử lý hiệu quả để đảm bảo nguồn nước sạch. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giới thiệu cho bạn Bể lắng ngang trong xử lý nước thải – một trong những biện pháp cực kỳ tiết kiệm, đơn giản và hiệu quả.
Bể lắng ngang trong xử lý nước thải là gì?
Bể lắng ngang được xây dựng theo dạng hình chữ nhật, tùy vào mục đích sử dụng và quy mô hệ thống mà bể có thể có hai, ba hoặc nhiều ngăn. Bể lắng ngang được ứng dụng rộng rãi trong đời sống, thường phổ biến với cho những nơi có lưu lượng nước thải lớn hơn 15.000m3 một ngày hơn, với hiệu quả lắng lên đến 60%.
Chức năng chủ yếu của bể lắng ngang là dùng để chứa nước thải, nước cấp trong giai đoạn lắng. Đồng thời loại bỏ các cặn bùn hoặc chất hữu cơ khó phân huỷ bằng cách để chúng lắng xuống, giúp cho nguồn nước ổn định được độ trong.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bể lắng ngang
Bể lắng ngang là giải pháp hàng đầu trong việc xử lý thực trạng nguồn nước bị ô nhiễm nghiêm trọng như hiện nay. Về cơ bản, bể lắng ngang được đặt theo dạng hình chữ nhật, tỷ lệ giữa chiều rộng và chiều dài luôn lớn hơn ¼, trong đó chiều rộng luôn dao động từ 2,5 đến 4m. Đặc biệt, để phục vụ chức năng lắng cặn của bể, người ta đã thiết kế độ sâu của bể lên tới 4m.
Đi sâu vào chi tiết, khu vực đầu của bể lắp một thiết bị chắn, cách thành cửa khoảng 0,5 – 1m, sâu hơn 0,2m. Chức năng chính của bộ phận này là giúp hệ thống nước được điều phối cân bằng trên toàn bộ bề rộng của bể. Nhờ vậy, lưu lượng nước thải cần xử lý sẽ theo máng phân phối ngang trải rộng khắp bể. Tương tự, người ta cũng lắp đặt một máng phân phối giống vậy ở cuối bể nhằm thu lại lượng nước thải đã được xử lý.
Ở mực nước có độ sâu từ 0,15 – 0,2m, người ta cũng thiết kế một tấm chắn nửa chìm, nửa nổi với nhiệm vụ thu gom và loại bỏ các chất rắn nổi.
Để quá trình thu gọn cặn lặng trở nên dễ dàng và thuận tiện hơn, người ta thiết kế phần đáy bể có độ dốc i = 0,01.
Cấu tạo của bể lắng ngang khá đơn giản mà lại hiệu quả, linh hoạt, cho phép nước chảy ngang qua một bể lắng khá dài. Điều đó cũng là lý do tại sao bể lắng ngang thường được ứng dụng rộng rãi cho các nhà máy cần xử lý nước thải quy mô vừa đến lớn..
Ưu và nhược điểm của bể lắng ngang trong xử lý nước thải
Ưu điểm:
- Lắp đặt, thi công đơn giản, dễ dàng, thuận tiện.
- Tải trọng vừa đến lớn, dễ vận hành và di chuyển.
- Nếu chiều dài đạt ít nhất gấp đôi chiều rộng, bể có khả năng ngăn dòng.
- Không sử dụng hóa chất, thân thiện với môi trường, an toàn đối với sức khỏe người sử dụng.
Nhược điểm:
- Bởi thiết kế bể lắng ngang hình chữ nhật nên thường tốn kém diện tích, không phù hợp với nhiều doanh nghiệp quy mô nhỏ hay hộ gia đình.
- Thời gian lắng khá lâu
- Việc lắp đặt tốn nhiều chi phí.
- Không xử lý được nguồn nước bị ô nhiễm nặng, chứa nhiều chất rắn lơ lửng hoặc chất hoá học.
Bể lắng ngang trong xử lý nước thải đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ môi trường nguồn nước, cải thiện chất lượng nước đầu ra. Nếu quý khách hàng muốn tìm hiểu kỹ hơn về vấn đề loại bể này, hoặc đang tìm đơn vị thi công lắp đặt thì hãy liên hệ ngay với Môi trường HANA theo số hotline 0985 99 4949 để được tư vấn và hỗ trợ!