Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt đơn giản, hiệu quả

cong nghe xu ly nuoc thai sinh hoat don gian
5/5 - (1 bình chọn)

Nước thải sinh hoạt là gì? Thành phần và nồng độ ô nhiễm ra sao? Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt đơn giản như thế nào?

Đó là những điều mà hầu hết không mấy ai quan tâm, mọi người luôn mặc định nước thải sinh hoạt sau khi sử dụng thì sẽ thải trực tiếp ra cống tiếp nhận và nó sẽ không gây ô nhiễm gì đến môi trường. Những nhận định đó dường như đã gián tiếp làm cho môi trường, đặc biệt là môi trường nước ngày một xấu đi.

Những hoạt động sinh hoạt hàng ngày như ăn uống, tắm giặt, … là nhu cầu thiết yếu của con người, với những hoạt động sinh hoạt tưởng chứng như vô hại như vậy cũng có tác động tiêu cực đối với môi trường, đó chính là lượng nước thải sau quá trình sử dụng của con người.

Lượng nước thải này chứa các thành phần ô nhiễm cần được xử lý, tuy nhiên trong nước thải sinh hoạt chứa ít chất ô nhiễm với nồng độ thấp, và các thành phần ô nhiễm này được xứ lý khá đơn giản. Vậy công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt đơn giản là gì? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau.

Nguồn gốc và thành phần ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt là nguồn nước đã qua sử dụng trong quá trình sinh hoạt như tắm giặt, nấu ăn, vệ sinh, …

  • Nước thải quá trình vệ sinh: nguồn nước thải này được thu gom và xử lý qua bể tự hoại 3 ngăn trước khi dẫn vào hệ thống xử lý tập trung.
  • Tại bể tự hoại nước thải sẽ được dẫn qua ngăn lắng và phân hủy cặn. Tại đây, các cặn rắn được giữa lại và dưới tác dụng của vi sinh vật kỵ khí các cặn rắn sẽ được phân hủy một phần với hiệu suất khoảng 20%. Phần nước thải sẽ được dẫn qua ngăn chứa nước.
    Tại ngăn chứa nước, dưới tác dụng của vi sinh vật kỵ khí các thành phần hữu cơ tiếp tục bị phân hủy . Sau ngăn lắng cặn, nhằm tách các chất rắn lơ lửng có trong nước thải, nước được dẫn qua ngăn lọc với vật liệu lọc bao gồm sỏi, than, cát được bố trí từ dưới lên trên .
    Bể tự hoại được lắp ống thông hơi để thoát khí từ quá trình phân hủy. Sau bể tự hoại, hàm lượng dinh dưỡng (nitơ, phospho) và chất hữu cơ (BOD, COD) giảm khoảng 60%; chất rắn lơ lửng giảm khoảng 90%; dầu mỡ động thực vật giảm khoảng 80%..
  • Nước thải quá trình nấu ăn, rửa dụng cụ bếp: nguồn nước thải này được thu gom và xử lý qua bể tách mỡ để loại bỏ lượng dầu mỡ dư thừa, tránh làm tắc nghẽn đường ống, nước thải sau đó được dẫn vào hệ thống xử lý tập trung

Thành phần ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

Trong nước thải sinh hoạt chứa nhiều thành phần gây ô nhiễm khác nhau, trong đó chất hữu cơ chiếm 52%, các chất vô cơ chiếm 48%. Trong nước thải sinh hoạt cũng chứa các vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh cho con người.

Các thông số ô nhiễm và giới hạn cho phép của các thông số quy định theo quy chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT chi tiết trong bảng sau

thông số ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

Quy trình công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt đơn giản

công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt đơn giản

Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt đơn giản

Nước thải từ đường ống dẫn về hố thu gom và chuyển về hệ thống xử lý nước thải tập trung.

Song chắn rác: giúp cản lại các chất thải rắn như rác, và thức ăn thừa có kích thước lớn. Nước thải sau khi qua song chắn rác thì sẽ được tập trung tại hố gom nước thải. Sau đó, nước thải sẽ đến bể tách mỡ, dựa theo sự khác nhau về thể trọng mà bể tách mỡ sẽ tách dầu mỡ và các chất hoạt động bề mặt vào bể chứa dầu mỡ, còn dòng nước thải sẽ được dẫn vào bể điều hòa.

Bể điều hòa: có vai trò rất quan trọng trong việc điều hòa lưu lượng dòng chảy và nồng độ chất thải trong nước thải.

Bể Anoxic: Nước thải từ bể điều hòa sẽ được đưa vào bể anoxic, tại đây, N và P sẽ được các vi sinh vật loại bỏ, ngoài ra, dòng nước tuần hoàn lại từ bể Aerotank giúp bể Anoxic có thể khử toàn bộ N và P. Nước thải sau khi khử sẽ đến bể Aerotank. Bể Aerotank chứa các vi sinh vật hiếu khí giúp loại bỏ các chất hữu cơ, hiệu suất xử lý COD, BOD của bể Aerotank có thể lên đến 90%.

Bể lắng sinh học: Nước thải theo dòng chảy đến bể lắng sinh học, tại đây, một phần bùn thải được tuần hoàn về lại bể Aerotank, còn lại sẽ được đưa về bể chứa bùn. Nước thải sau khi tách bùn sẽ đến bể khử trùng.

Bể khử trùng: Các hóa chất khử trùng liên tục được bơm vào đây để loại bỏ hoàn toàn các vi khuẩn gây bệnh. Nước thải cuối cùng đạt QVCN 14:2008/BTNMT có thể xả thải ra nguồn tiếp nhận

Quy trình thực hiện của HANA

Quy trình thực hiện của HANA

Trên đây là công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt đơn giản mà HANA muốn giới thiệu đến mọi người.

Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình. Môi trường HANA sẵn sàng giúp quý doanh nghiệp trong việc kiểm tra, đánh giá, tư vấn và hướng dẫn bảo trì, sửa chữa, vận hành hệ thống xử lý nước thải, nước cấp, nước nhiễm mặn. HANA tư vấn và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí

lien he hotline 300x117 2

Để cám ơn Quý khách đã quan tâm và sử dụng các dịch vụ của chúng tôi. HANA xin gửi đến quý khách hàng các ưu đãi khi liên hệ và kí hợp đồng một trong các dịch vụ của HANA :

  • Lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ miễn phí.
  • Bảo hành công nghệ 24 tháng kể từ ngày nghiệm thu đưa vào sử dụng.
  • Giảm 50% chi phí sửa chữa trong năm tiếp theo.
  • Miễn phí hỗ trợ tiếp đoàn kiểm tra môi trường trong 1 năm.

Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình. Môi trường HANA sẵn sàng giúp bạn trong việc kiểm tra, đánh giá, tư vấn, hướng dẫn bảo trì, vận hành, lắp đặt, bảo trì, thi công hệ thống xử lý nước thải. HANA tư vấn và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí

Đọc thêm: Module xử lý nước thải quán ăn

GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm “Trao giải pháp – Nhận niềm tin”. Rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng quý doanh nghiệp.

chu ky dien tu scaled

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *