Trong việc xử lý nước thải, việc xử lý độ màu là một vấn đề không thể bỏ qua bên cạnh việc xử lý các chất ô nhiễm khác. Hiện nay, tồn tại nhiều phương pháp xử lý độ màu của nước thải khác nhau và mỗi phương pháp đều có những ưu điểm riêng của nó.
Độ màu của nước là gì?
Độ màu của nước thải là khái niệm chỉ tình trạng màu của nước thải sinh hoạt và công nghiệp. Trên thực tế, nước thải trong các ngành công nghiệp sản xuất sẽ có có ba màu cơ bản là đen, nâu hoặc vàng và nước thải sinh hoạt thường có màu trắng đục.
Độ màu của nước thải được tạo nên nhờ các hợp chất hòa tan trong nước như muối vô cơ, chất hữu cơ và thuốc nhuộm…
Ý nghĩa môi trường của độ màu nước
Độ màu của nước thải mang nhiều ý nghĩa môi trường đối với mỗi loại nước thải khác nhau.
Chẳng hạn với nguồn nước thải sinh hoạt phục vụ ăn uống, vệ sinh thì nhờ vào độ màu mà chúng ta có thể đánh giá được mức độ sạch của dùng xem có thật sự an toàn cho sức khỏe. Với nguồn nước công nghiệp thì độ màu của nước thải chính là thang đo để có thể đánh giá được mức độ ô nhiễm. Từ sự đánh giá này, các nhà máy, hệ thống có thể đề ra các phương pháp xử lý độ màu của nước thải cũng như làm sạch nguồn nước nhằm giảm các tác hại một cách triệt để nhất.
Phương pháp xác định độ màu của nước
Như vừa đề cập, việc xác định độ màu của nước là một yếu tố quan trọng, có nhiều ý nghĩa môi trường. Hiện nay, có ba phương pháp phổ biến nhất để có thể xác định độ màu của nước thải là:
- Xác định độ màu của nước thải bằng cách kiểm tra, quan sát thông qua mắt thường.
- Xác định độ màu của nước thải bằng thiết bị quang học.
- Xác định độ màu bằng cách sử dụng thiết bị để xác định độ hấp thụ ở bước sóng 𝜆 = 410nm.
Phương pháp xử lý độ màu của nước thải
-
Xử lý độ màu của nước thải bằng phương pháp keo tụ
Độ màu và độ đục chính là vấn đề thường gặp của nước thải. Đặc biệt, các ngành công nghiệp đặc thù như hóa chất, dệt nhuộm thường cho ra nước thải có độ màu rất cao. Chính vì thế mà việc xử lý độ màu của nước thải ở các ngành công nghiệp này thông qua phương pháp keo tụ và vô cùng quan trọng.
Quá trình keo tụ sử dụng hóa chất để có thể tách chất ô nhiễm, chuyển hóa thành bùn và lắng xuống bể. Khi các cặn bã này được thu gom và kết tụ thì các thành phần gây màu sắc sẽ được mất dần, tạo ra một nguồn nước ít màu, ít độc hại hơn. Các loại hóa chất thường được sử dụng trong quá trình keo tụ là PAC, aluminium chloride,…
-
Xử lý độ màu của nước thải bằng phương pháp màng lọc
Màng lọc là một phương pháp xử lý nước thải khá quen thuộc. Nước thải sẽ chảy qua màng này, trong đó chỉ các phân tử nước được lọt sang còn lại các chất ô nhiễm, tạp chất sẽ giữa lại, trong đó có màu và các chất rắn lơ lửng. Xử lý độ màu của nước thải bằng phương pháp màng lọc được đánh giá là khá linh hoạt, tích hợp nhiều chức năng như keo tụ, nén, chưng cất…
Hiện nay có khá nhiều màng lọc khác nhau như vi lọc, siêu lọc, nano và thẩm thấu ngược RO với chức năng làm sạch và loại bỏ tối ưu độ màu. Mỗi dạng màng đều sở hữu những ưu, nhược điểm riêng biệt, cần lựa chọn cho phù hợp với tính chất nguồn nước để được hiệu quả nhất.
-
Xử lý độ màu của nước thải bằng phương pháp oxy hóa
Xử lý độ màu của nước thải bằng phương pháp oxy hóa giúp xử lý được các nước thải có nồng độ ô nhiễm cao. Thông thường, Clo hay các hợp chất Clo để xử lý nước thải. Chúng đóng vai trò tách các hợp chất độc hại như hydro sunfua, metyl sunfua ra khỏi nước thải.
Bên cạnh đó, việc ứng dụng phản ứng Fenton còn giúp các chất khó phân hủy chuyển hóa sang dễ phân hủy hơn ở giai đoạn tiếp theo. Fenton sẽ hỗ trợ oxy hóa cả những chất hữu cơ và vô cơ nên sẽ sử dụng để xử lý các dạng nước thải dệt nhuộm, sản xuất giấy, thực phẩm và hóa chất.
-
Xử lý độ màu của nước thải bằng phương pháp điện hóa
Có ba dạng điện hóa được ứng dụng để xử lý độ màu của nước thải là:
- Oxi hóa điện hóa: đóng vai trò oxi hóa các chất hữu cơ độc hại khó phân hủy sang dạng CO2 và H2O. Cực anot giữ nhiệm vụ giảm hiệu suất oxi hóa trong quá trình điện phân.
- Keo tụ điện hóa: dùng để xử lý nước thải chứa nhiều màu hữu cơ. Quy trình keo tụ này ứng dụng nguyên lý hòa tan cực dương để có thể tạo ra các hidroxit hoạt tính cao để keo tụ chất ô nhiễm.
- Tuyển nổi điện hóa: quá trình này hình thành các bong bóng khí với nhiều tạp chất và độ màu, từ đó kéo chúng lên khỏi bề mặt nước.
-
Xử lý độ màu của nước thải bằng phương pháp hấp phụ
Hấp phụ để khử độ màu của nước thải thường dựa vào các vật liệu như than hoạt tính, zeolit, tro than, chitin… Trong đó, than hoạt tính được xem là hiệu quả nhất để có thể hấp phụ màu trong nước thải. Đặc biệt, than còn giúp khử mùi khó chịu của nước. Phương pháp dùng than để xử lý độ màu của nước thải hiện nay được ứng dụng trong các nhà máy xử lý có công suất nhỏ, nhiễm màu sắc cao.
-
Xử lý độ màu của nước thải bằng hóa chất
Để xử lý độ màu của nước thải bằng hóa chất thường dùng các chất là nhựa cao phân tử hay dễ hòa tan trong nước. Một số hợp chất thường dùng là phèn nhôm, phèn sắt hay sắt…
Có khá nhiều phương pháp để xử lý độ màu của nước thải, mỗi phương pháp đều mang nhiều đặc trưng riêng biệt. Khó để có thể đánh giá đâu là phương pháp hiệu quả nhất, quan trọng hơn hết là quý khách phải hiểu rõ đặc trưng của nước thải để lựa chọn một quy trình phù hợp nhất. Muốn hiểu rõ hơn về các phương pháp xử lý này, quý khách hãy nhanh chóng liên hệ HANA để nhận được sự tư vấn tận tình nhất:
Hotline: 0985.99.4949
Địa chỉ: 20/6 Nguyễn Văn Dung, P.6, Q. Gò Vấp, TP. HCM
Email: mail@moitruonghana.com