Nhiều người đã không còn xa lạ với từ khóa COD trong các tiêu chuẩn nước thải. Tuy vậy các đặc trưng và sự ảnh hưởng của chỉ số này vẫn còn chưa được hiểu rõ. Lần này, mời bạn cùng HANA tìm hiểu tất tần tật những thông tin về COD trong nước thải.
Hàm lượng COD trong nước thải là gì?
Chemical Oxygen Demand chính là từ đầy đủ của COD, có thể được hiểu ngắn gọn là nhu cầu về oxy hóa học. Đây chính là chỉ số lượng oxy mà nước cần có để có thể thực hiện oxy hóa các thành phần ô nhiễm vô cơ và hữu cơ trong đó.
Hàm lượng COD trong nước thải sẽ cho biết lượng hợp chất gây hại còn đang tồn tại trong nước. Qua đó có thể hiểu rằng khi chỉ số COD càng cao thì nguồn nước thải của bạn đang càng bị ô nhiễm hơn do chứa quá nhiều hợp chất có hại.
Nhờ có chỉ số COD, người ta có thể tính toán được lượng oxy cần thiết để có thể thực hiện xử lý các chất thải vô cơ, hữu cơ trong nước. Khi đó, nếu COD trong nước thấp thì cần sục thêm khí để gia tăng lượng oxy hòa tan. Mặt khác, khi chỉ số này lại quá cao thì nguồn nước sẽ trở nên ô nhiễm và khó khăn hơn trong việc xử lý.
Hàm lượng COD trong nước thải cao có những ảnh hưởng gì?
Chỉ số COD trong nước thải quá cao sẽ gây ảnh hưởng tiêu cực đến chất lượng của nguồn nước. Thông thường, nước có hàm lượng COD quá cao thường có mùi hôi thối, chính vì thế mà không khí xung quanh nguồn nước này sẽ bị ô nhiễm, gây cảm giác khó chịu cho người dân xung quanh. Sinh vật thủy sinh dưới các sông ngòi nơi nước thải xả ra sẽ gặp khó khăn trong phát triển và sinh sản. Chúng thậm chí có thể chết hàng loạt, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến mỹ quan và cả hoạt động chăn nuôi thủy sản của người dân.
Đồng thời, nguồn nước ô nhiễm này khi chảy đi còn làm ảnh hưởng đến đất đai của khu vực. Khi nước lan vào mạch nước ngầm, các độc tố sẽ thấm dần vào trong nước. Chính vì thế, từ nguồn nước nhiễm COD này mà gây ra ô nhiễm toàn bộ nguồn nước và cả đất đai. Lúc này, việc trồng trọt sẽ gặp khó khăn, ảnh hưởng đến đời sống của thảm thực vật và hoạt động kinh tế của người dân.
Khi hàm lượng COD trong nước thải quá cao và ảnh hưởng đến nguồn nước sinh hoạt sẽ gây ra nhiều tác hại đối với sức khỏe con người. Nước ô nhiễm chính là nguyên nhân gây ra các vấn đề về da liễu. Nghiêm trọng hơn cả là người dân ở khu vực ô nhiễm sẽ mắc các bệnh tiêu hóa thậm chí là hiểm nghèo dẫn đến đời sống khó khăn, sức khỏe không ổn định.
Cách làm giảm hàm lượng COD trong nước thải
Như đã phân tích, hàm lượng COD nguy hiểm khi ở nồng độ quá cao. Hiện nay, có 3 cách cơ bản để có thể giảm hàm lượng COD này trong nước thải chính là phương pháp hóa lý, vi sinh và hóa học.
-
Phương pháp hóa lý
Hầu hết COD được sinh ra từ TSS (chất rắn hòa tan) hoặc chất rắn không hòa tan (bùn). Có thể xử lý các chất rắn không hòa tan bằng cách thêm các hóa chất như PAC hoặc Polytetsu vào nước để liên kết các hạt rắn thành các khối lớn rơi xuống và lắng xuống đáy. Quá trình lắng tiếp theo sẽ tách lớp bùn này ra khỏi nước, làm giảm đáng kể COD trong nước thải.
Cần chú ý đến công suất khuấy trộn để quá trình keo tụ diễn ra tốt hơn. Nếu khuấy trộn không hiệu quả, các bông cặn sẽ bị vỡ và quá trình lắng tiếp theo sẽ kém hiệu quả hơn.
-
Phương pháp vi sinh
Quá trình khử COD bằng vi sinh vật giúp giảm COD tồn tại dưới dạng các hợp chất hữu cơ hòa tan. Các vi sinh vật hữu hiệu phân hủy các hợp chất hữu cơ thông qua việc sử dụng chúng làm nguồn cơ chất (chất dinh dưỡng) cho sự sống và phân chia của tế bào. Quá trình này làm phân hủy các hợp chất hữu cơ ban đầu từ dạng phức tạp thành dạng đơn giản, giải phóng khí và giảm COD trong nước.
Trước khi áp dụng phương pháp này, cần chú ý rằng quá trình hiếu khí được áp dụng cho nước thải ở hàm lượng COD < 3000 mg/L và quá trình kỵ khí được áp dụng cho nước thải có hàm lượng COD > 2000 mg/L.
-
Phương pháp hóa học
Phương pháp hóa học có thể áp dụng cho nước thải chứa nhiều các hợp chất không thể phân hủy sinh học như phenol hay các chất gây bọt, chẳng hạn như phenol và chất hoạt động bề mặt. Chúng không tự phân hủy mà khi gặp các chất oxi hóa tương ứng thì sẽ phản ứng hóa học rất mạnh và phân hủy thành các chất đơn giản hơn bằng năng lượng của phản ứng hóa học.
Clo, hydroperoxide và ozone là một vài chất phân hủy thường được ứng dụng cho các phương pháp hóa học này. Tuy nhiên, do chúng có chứa khá nhiều nguy cơ độc hại nên cần phải thận trọng trong khi sử dụng.
Một phản ứng oxi hóa khử được sử dụng rất phổ biến là phản ứng Fenton. Phản ứng này sử dụng một chất oxy hóa gọi là hydroperoxide để phản ứng với sắt sunfat (FeSO4) để tạo ra các gốc hydroxyl và sau đó là phá hủy các hợp chất hữu cơ. Sau phản ứng này chất hữu cơ được chuyển hóa thành các chất hữu cơ đơn giản cũng như CO2 và H2O. Có thể tóm gọn qua phương trình ion sau:
Fe2+ + H2O2=> Fe3+ + HO + OH–
Chất hữu cơ phức tạp + HO => Chất hữu cơ đơn giản + CO2 + H2O + OH–
Vừa rồi là những chia sẻ về hàm lượng COD trong nước thải và một số phương pháp để làm giảm mức độ nguy hiểm của chúng. Một hệ thống xử lý nước thải sẽ thật sự toàn diện khi có đầy đủ các quy trình xử lý, đặc biệt là xử lý COD. Chính vì thế, các doanh nghiệp cần phải hết sức quan tâm đến vấn đề này trước khi thải nước ra ngoài môi trường.
Để có thể hiểu rõ hơn về các hệ thống, phương pháp xử lý COD, bạn có thể tìm đến HANA chúng tôi để được tư vấn và thi công. Chúng tôi tin rằng với kinh nghiệm, kiến thức và sự tận tụy của đội ngũ, chắc chắn khách hàng của HANA sẽ cảm thấy hài lòng với dịch vụ mà chúng tôi. Liên hệ ngay:
Hotline: 0985.99.4949
Địa chỉ: 20/6 Nguyễn Văn Dung, P.6, Q. Gò Vấp, TP. HCM
Email: mail@moitruonghana.com
Xin chào Admin! Cho tôi hỏi vấn đề về hàm lượng COD với ajh. Tôi là người vận hành hệ thống xử lý nước thải bể UASB. Tại sao nước đầu ra khỏi bể U trong mà hàm lượng COD lại cao vượt quá mức vậy ạ. Chẳng hạn, COD đầu ra sau khi ra khỏi bể UASB là nhỏ hơn 1500mg/l để trc khi vào công trình xử lý sinh học hiếu khí, nhưng đây vượt quá là 1900mg/l nhưng nước lại trong ạ. Xin quý vị giải thích giúp em với ajh. E thanks ạh