Cấu trúc kế hoạch bảo vệ môi trường là gì? Dành cho những ai?

Cau-truc-ke-hoach-bao-ve-moi-truong
3.7/5 - (3 bình chọn)

Kể từ ngày 1 tháng 1 năm 2015, Cam kết bảo vệ môi trường được chuyển đổi sang Kế hoạch bảo vệ môi trường với các yêu cầu chi tiết về cấu trúc thực hiện. Vậy trên thực tế cấu trúc kế hoạch bảo vệ môi trường là gì? Những ai phải xây dựng bảng cấu trúc này theo đúng quy định của pháp luật? Bạn sẽ được biết ngay sau đây.

Hiểu đúng về cấu trúc kế hoạch bảo vệ môi trường

Cau-truc-ke-hoach-bao-ve-moi-truong
Kế hoạch bảo vệ môi trường cần được xây dựng theo cấu trúc

Như chúng ta đã nói ngay từ đầu, kế hoạch bảo vệ môi trường thực chất chỉ là sự thay đổi về tên gọi của Cam kết bảo vệ môi trường từ năm 2015. Theo đó, cấu trúc kế hoạch bảo vệ môi trường sẽ thể hiện đầy đủ những kế hoạch bảo vệ môi trường của các doanh nghiệp nằm trong đối tượng có nghĩa vụ theo quy định.

Trong bảng cấu trúc đó, các chủ doanh nghiệp, chủ đầu tư sẽ phải đưa ra những phân tích xác thực về hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị. Bạn sẽ đánh giá và dự báo về khả năng gây ra ô nhiễm của hoạt động sản xuất hoặc dự án mà mình đầu tư tiến hành.

Nó sẽ được tính từ thời điểm xây dựng thì công, lắp ráp dây chuyền sản xuất cho đến lúc cả doanh nghiệp và cả dự án đi vào hoạt động chính thức.

Lập cấu trúc kế hoạch bảo vệ môi trường là trách nhiệm của ai?

Để biết được những ai phải lập cấu trúc kế hoạch bảo vệ môi trường, bạn cần phải căn cứ vào các nghị định và thông tư của chính phủ như:

–         Luật bảo vệ môi trường được ban hành vào ngày 23/6/2014.

–         Nghị định số 18/2015/NĐ-CP về bảo vệ môi trường.

–         Thông tư 27/2015/TT-BTNMT được ban hành bởi Bộ Tài Nguyên Và Môi Trường.

Căn cứ vào những quy định này, thì các chủ dự án, chủ cơ sở hoặc chủ doanh nghiệp  thuộc đối tượng nằm trong quy định ở khoản 1 điều 19 Nghị định số 18/2015/NĐ-CP sẽ có trách nhiệm lập cấu trúc bảo vệ môi trường.

Đặc biệt là những đối tượng có phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh và dịch vụ liên quan đến vấn đề môi trường hoặc muốn đầu tư mở rộng quy mô sản xuất. Thì phải cần tìm hiểu để lập cấu trúc kế hoạch bảo vệ môi trường.

Một số lưu ý cần biết khi lập cấu trúc kế hoạch bảo vệ môi trường

Cau-truc-ke-hoach-bao-ve-moi-truong
Các lưu ý quan trọng khi lập cấu trúc kế hoạch

Nếu doanh nghiệp của bạn đang có ý định lập một một bản kế hoạch môi trường theo đúng quy định của pháp luật, bạn cần phải nắm được một số vấn đề quan trọng sau:

–         Thứ nhất, cấu trúc của bản kế hoạch phải được thực hiện theo một quy trình bài bản bao gồm khảo sát, thu thập số liệu tại nơi sẽ tiến hành dự án. Sau đó, bạn sẽ đưa ra các đánh giá chi tiết về mức độ gây ô nhiễm của hoạt động sản xuất hoặc các dự án mà mình đảm nhiệm. Đây sẽ là cơ sở pháp lý để bạn đề xuất các chính sách và giải pháp bảo vệ môi trường.

–         Thứ hai, lập hồ sơ xong bạn phải nhận được chữ ký xác nhận của cơ quan chức năng có thẩm quyền. Muốn vậy, bạn phải nộp hồ sơ bảo vệ môi trường cho cơ quan nhà nước phê duyệt bao gồm các chứng từ như giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy chứng nhận đầu tư của doanh nghiệp, bảng báo cáo chi tiết quá trình đầu tư hoặc các nghiên cứu khả thi, giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và sơ đồ vị trí dự án.

–         Thứ 3, nếu bạn không có thời gian để thực hiện tất cả những điều trên hãy liên hệ với Công Ty Giải Pháp Môi Trường Hana. Chúng tôi sẽ thay bạn làm tất cả những điều đó nhanh chóng nhất.

Như vậy, tất cả các thông tin quan trọng liên quan đến việc lập cấu trúc kế hoạch bảo vệ môi trường đã được thông tin chi tiết. Nếu có vấn đề cần thắc mắc hay muốn nhận được sự hỗ trợ chuyên nghiệp, bạn hãy liên hệ với Công Ty Giải Pháp Môi Trường Hana.

Qua bài viết trên, Chúng tôi hy vọng Quý doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về HANA cũng như các  dịch vụ Tư vấn. Hãy liên hệ với HANA để được tư vấn miễn phí.

bao gia may loc nuoc ro cong nghiep 1

Liên hê: 0932.082.099 – 0906.76.96.46

Để cám ơn Quý khách đã quan tâm và sử dụng các dịch vụ của HANA. HANA Hôm nay xin gửi đến quý khách hàng các ưu đãi khi liên hệ và kí hợp đồng với một trong các dịch vụ của HANA sau đây.

  • Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ miễn phí.
  • Đánh giá Trạm xử lý nước thải hiện hữu, hướng dẫn cải tạo và vận hành miễn phí.
  • Ký hợp đồng xử lý chất thải sẽ được tặng lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ miễn phí.
  • Thường xuyên ưu đãi giảm giá đối với tất cả các dịch vụ.

>>> Đọc thêm: Giấy phép xả thải vào nguồn nước – Dịch vụ của Môi trường HANAGiấy phép xả thải vào nguồn nước – Dịch vụ của Môi trường HANA

Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình. MÔI TRƯỜNG HANA sẵn sàng giúp quý doanh nghiệp trong việc kiểm tra, đánh giá, tư vấn và hướng dẫn sửa chữa, vận hành, lắp đặt, thi công, bảo trì hệ thống xử lý nước thải. HANA tư vấn viết Kế hoạch vận hành thử nghiệm và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí.

 

chu ky dien tu scaled

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *