Xử lý nước thải đang trên đà phát triển với hàng loạt các công nghệ mới. Trong đó, không thể không kể đến công nghệ FBR với rất nhiều những cải tiến vượt trội. Đây là một công nghệ khá hiện đại, nhiều ưu điểm, tuy vậy trong quá trình xử lý nước thải cũng cần phải lưu ý nhiều vấn đề xung quanh.
Công nghệ FBR là gì?
Công nghệ FBR là viết tắt của Fixed Bed Reactor, là một dạng công nghệ ứng dụng nhằm xử lý chất hữu cơ hòa tan và một số chất vô cơ như H2S, Nito. Công nghệ này hoạt động dựa trên quá trình phân hủy chất hữu cơ của các chủng vi sinh vật. Hệ thống công nghệ FBR là một sự tổng hợp của ba quá trình học gồm quá trình bùn hoạt tính, quá trình tùy nghi (khử nitơ photpho) và quá trình vi sinh vật bám dính ở giá thể.
Đặc điểm công nghệ FBR?
Công nghệ FBR có đặc điểm là sự ứng dụng đa dạng vi sinh vật để phân hủy. Quá trình hoạt động của công nghệ FBR có sự bổ sung chất màng sinh học cố định, vì thế bể có nồng độ vi sinh vật liên tục tăng và được duy trì trong bể xử lý.
Công nghệ FBR trong quá trình hoạt động có sự phân lập, phối hợp của các chủng vi sinh sau:
- Vi sinh vật hoạt tính lơ lửng như achromobacter, alcaligenes, arthrobacter…
- Vi sinh vật tùy nghi như nitrosomonas, nitrobacter, nitrospira, thiobacillus…
- Vi sinh vật dính bám như arcanobacterium pyogenes, staphylococcus aureus…
Cơ chế xử lý công nghệ FBR?
Bể xử lý trong công nghệ FBR sẽ sử dụng giá thể cố định cùng với hệ thống sục khí liên tục để có thể tăng lượng vi sinh vật sẵn có. Các vi sinh vật này đóng vai trò phân hủy các chất hữu cơ, chúng phát triển và bám lên bề mặt giá thể để tiếp tục đẩy mạnh quá trình xử lý nước thải.
Các vi sinh vật bám trên giá thể trong công nghệ FBR sẽ gồm các loại vi sinh như vi sinh hiếu khí, thiếu khí, yếm khí tùy theo mức độ yêu cầu oxy hòa tan.
Ưu điểm, nhược điểm công nghệ SBR
-
Ưu điểm
Công nghệ FBR đang ngày càng trở nên phổ biến. Dưới đây là một vài ưu điểm để loại hình này được phát triển ngày càng mạnh mẽ:
- Công nghệ FBR có quá trình làm việc đơn giản nên dễ vận hành, thao tác cũng như an toàn khi sử dụng.
- Cấu tạo bể khá nhỏ gọn so với nhiều hệ thống khác, tuy vậy công suất lại không hề thua kém. Đặc biệt, công suất của bể có thể điều chỉnh tăng lên đến 20% mà không cần phải tăng thể tích.
- Công nghệ FBR nhờ sự tiên tiến của mình mà có hiệu suất xử lý BOD, COD khá cao, gần như tuyệt đối.
- Nhờ quá trình tuyển nổi, bể có thể tách bùn ra khỏi nước mà không làm ảnh hưởng tới chất lượng bùn cũng như phát sinh bùn thấp. Nhờ đó, tiết kiệm được một phần chi phí xử lý bùn và chi phí khử trùng nước.
- Công nghệ FBR khá linh hoạt, phù hợp xử lý nhiều loại nước thải mà vẫn đảm bảo chất lượng đầu ra của nước.
-
Nhược điểm
Bên cạnh loạt ưu điểm thì công nghệ FBR sở hữu một nhược điểm khá lớn về chi phí. Do đòi hỏi nhiều vi sinh vật nên thường sẽ tăng chi phí vận chuyển màng cũng như chi phí nuôi dưỡng vi sinh. Đồng thời, việc bảo trì bể cũng đòi hỏi khá nhiều kinh phí.
Hệ thống sục khí của bể cũng dễ bị tắc nghẽn do nằm sâu dưới bùn. Chính vì thế mà đòi hỏi phải thường xuyên kiểm tra và bảo trì.
Ứng dụng công nghệ TBR trong xử lý nước thải
Công nghệ FBR hiện nay được ứng dụng khá nhiều cho các nhà máy sản xuất, đặc biệt là có phát sinh chất thải COD hòa tan. Thông thường, công nghệ FBR được ứng dụng trong các ngành công nghiệp sản xuất như dệt nhuộm, hóa chất, mỹ phẩm, dược phẩm. Trong đó, phổ biến nhất chính là dành cho công nghiệp dệt nhuộm.
Công nghệ xử lý nước thải FBR với nhiều lợi thế đang được rất nhiều khu công nghiệp, nhà máy sản xuất lựa chọn. Tuy nhiên, để có thể ứng dụng loại hình này một cách hiệu quả nhất, quý khách cần phải hiểu rõ đặc điểm của hệ thống nước thải của nhà máy cũng như quá trình vận hành hệ thống. Để đảm bảo vận hành một cách hiệu quả nhất, bạn đừng nên bỏ qua sự đồng hành từ các công ty chuyên nghiệp. Trong đó, HANA là một đơn vị uy tín với nhiều kinh nghiệm, liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn, hỗ trợ tận tình nhất:
Hotline: 0985.99.4949
Địa chỉ: 20/6 Nguyễn Văn Dung, P.6, Q. Gò Vấp, TP. HCM
Email: mail@moitruonghana.com