Nước thải sinh hoạt có cần xử lý hay không, một hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tối ưu sẽ bao gồm các giai đoạn nào. hãy cũng HANA tìm hiểu dưới đây nhé.
Nước thải sinh hoạt có cần xử lý hay không?
Nước thải sinh hoạt là một vấn đề quan trọng của các thành phố lớn và đông dân cư, đặc biệt là đối với các nước đang phát triển việc giải quyết và xử lý dòng thải này hầu như không thể thực hiện. Nước thải sinh hoạt phát sinh từ các khu dân cư sau khi qua mạng lưới cống dẫn được thải trực tiếp ra môi trường mà không qua xử lý gây ra tình trạng ô nhiễm trầm trọng nguồn nước mặt. Do đó, việc xử lý nước thải sinh hoạt là rất cần thiết và cấp bách.
Nước thải sinh hoạt được thải ra từ quá trình sinh hoạt của người dân hầu hết không cần xử lý mà trực tiếp thải vào công thoát nước bới vì lượng nước thải ra ít và không gây ảnh hưởng nhiều đến môi trường. Ngoại trừ lượng nước thải xả ra có lưu lượng trên 5m3/ngày.đêm thì bắt buộc phải xử lý nước thải sinh hoạt tại nhà
Còn đối với nhưng khu dân cư, chung cư, Tòa nhà, Trung tâm thương mại hay thành phố lớn…, nơi tập trung lượng người dân sinh sống và làm việc đông thì bắt buộc phải có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tập trung trước khi thải ra ngoài.
Công ty TNHH Giải pháp Môi trường HANA với đội ngũ thạc sỹ, kỹ sư lành nghề, có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nước thải sinh hoạt, sẽ mang đến cho Quý khách hàng những công nghệ, hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tối ưu và phù hợp nhất. Hãy liên lạc với HANA để nhận ưu đãi ngay hôm nay nhé!
Nước thải sinh hoạt bao gồm những gì?
Nước thải sinh hoạt là loại nước thải phát sinh từ quá trình sinh hoạt của con người được chia thành 2 loại chính dựa vào nguồn gốc phát sinh:
- Nước thải do bài tiết của con người từ nhà vệ sinh.
- Nước thải từ các quá trình sinh hoạt như giặt giũ, tẩy rửa,..
Thành phần và tính chất của nước thải sinh hoạt
- Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là hàm lượng lớn các chất hữu cơ hòa,các cặn bã hữu cơ, đồng thời chứa nhiều vi sinh vật, trong đó có vi sinh vật gây bệnh và độc tố của chúng ( virus gây bệnh tả, vi khuẩn gây bệnh kiết lỵ, thương hàn E.coli,..)
- Thành phần nước thải sinh hoạt phụ thuộc vào tiêu chuẩn cấp nước, đặc điểm hệ thống thoát nước, điều kiện trang thiết bị vệ sinh,…
- Một số chỉ tiêu khác của nước thải như: Tổng chất rắn lơ lửng (TSS), tổng chất rắn hòa tan (TDS), BOD5, COD, tổng Nitơ, amoni, nitrite, nitrate, phospho, clorua, độ kiềm, tổng chất béo… đều có chỉ số cao bằng hoặc hơn mức cho phép. Vì thế phải xử lý nước thải sinh hoạt trước khi xả thải để tránh ô môi trường và ảnh hưởng sức khỏe cộng đồng.
Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tối ưu
Sơ đồ công nghệ Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt theo từng giai đoạn
Thuyết minh Hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt theo từng giai đoạn
Phương án được thiết kế gồm 3 giai đoạn chính: Xử lý Sơ bộ – Sinh học – Khử trùng.
- Xử lý sơ bộ :
Nước thải từ hệ thống thoát nước được thu gom về nhà máy xử lí. Sau đó nước được dẫn qua hệ thống song chắn rác. Song chắc rác sẽ giữ lại những loại rác có dạng rắn, thô xuất hiện trong quá trình sản xuất, sinh hoạt, như các loại túi nylon, cỏ cây, bao bì, hộp đựng,… bị lẫn vào trong nước thải; tránh sự tắc nghẽn đường ống, gây khó khăn cho các công trình xử lí kế tiếp. Và rác được thu gom đem đi xử lí.
Nước thải sau khi qua song chắn rác tiếp tục được đưa vào bể lắng cát. Bể lắng này sẽ loại bỏ những hạt cặn lớn vô cơ không tan chứa trong nước thải, chủ yếu là cát, để tránh lắng đọng trong các đường ống dẫn cũng như bảo vệ thiết bị máy móc khỏi mài mòn. Khi cát tích tụ nhiều sẽ được hút đi tách nước và đưa ra làm ráo nước tại sân phơi cát. Cát khô sau khi phơi sẽ được xe thu gom định kì.
Sau đó nước được bơm lên bể lắng đợt I,một phần cặn lơ lửng sẽ được lắng nhờ trọng lực, tại đây lượng dầu mỡ sẽ giảm đi nhờ hệ thống thu váng nổi ở bể lắng, váng dầu mỡ sẽ được thu gom vào thùng chứa dùng xe chở đem đi chôn lấp, phần bùn lắng sẽ được đưa tới hố thu bùn, bơm về bể nén bùn rồi dẫn ra sân phơi bùn để phơi sau đó được thu gom đem đi chôn lấp.
Nước thải từ bể điều hòa được dẫn qua bể sinh học cao tải. Với mục đích điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất giúp cho công trình phía sau làm việc ổn định, khắc phục sự cố vận hành do dao động về nồng độ và lưu lượng. Đồng thời hệ thống phân phối khí sẽ hòa trộn đồng đều nước thải trên toàn diện thể tích bể ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu.
- Xử lý sinh học:
Nước thải sau được đưa tiếp đến bể lọc sinh học cao tải, là công trình xử lý sinh học quan trọng nhất của hệ thống, tại đây nhờ hoạt động của các vi sinh vật hàm lượng BOD5, COD, SS, Nitơ, P sẽ được xử lý đáng kể. Nước sẽ được phân phối vào bể lọc cao tải bằng hệ thống phân phối bằng phản lực. Nước thải sẽ tiếp xúc với với lớp vật liệu lọc, sau một thời gian tiếp xúc giữa nước thải và vi sinh vật dính bám tăng lên, tải trọng chất bẩn hữu cơ giảm xuống.
- Khử trùng:
Nước thải sau khi ra khỏi bể lọc sinh học cao tải sẽ được đưa sang bể khử trùng với hóa chất khử trùng sẽ được bơm vào liên tục bằng bơm định lượng. Sau thời gian tiếp xúc cần thiết, hầu hết các vi khuẩn gây bệnh trong nước sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn, đảm bảo an toàn cho nước thải về mặt vi sinh trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.
Nước sau xử lý đảm bảo đạt giá trị Cột A QCVN 14:2008/BTNMT sẽ được xả vào môi trường tiếp nhận.
Ưu điểm của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tối ưu
Công nghệ có những ưu điểm sau:
- Vận hành và bảo trì đơn giản
- Hệ thống tận dụng triệt để chế độ tự chảy của dòng nước bằng cách bố trí các bể ở các độ cao thích hợp. điều này đã góp phần giảm chi phí sử dụng bơm và chi phí điện năng cung cấp cho hệ thống.
Nước thải sau xử lý đạt loại A, đảm bảo nước thải đạt được các chỉ tiêu lý, hóa, sinh thỏa mãn theo QCVN 14:2008/ BTNMT đặt ra, góp phần cải thiện chất lượng môi trường xung quanh khu dân cư nói riêng và môi trường sinh thái nói chung.
Các hình thức xử phạt nếu không xử lý nước thải sinh hoạt
Các mức xử phạt cụ thể về hoạt động xả nước thải được quy định trong Điều 13 và Điều 14, Nghị định 179/2013/NĐ-CP do Chính phủ ban hành ngày 14/11/2013. Tùy theo tính chất và mức độ ô nhiễm của nước thải mà có các mức xử phạt khác nhau, có thể từ vài chục triệu đến vài trăm triệu, mức xử phạt cao nhất có thể lên đến 1.000.000.000 đồng đối với cá nhân và 2.000.000.000 đồng đối với tổ chức vi phạm.
Các ưu đãi của HANA dành cho Quý khách hàng khi xử lý nước thải:
Quý khách cần tìm một đơn vị chuyên xử lý nước thải sinh hoạt tại nhà, trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung cho chung cư, nhà máy, khu dân cư hay tòa nhà cao ốc văn phòng, hãy liên hệ HANA .
Để cám ơn Quý khách đã quan tâm và sử dụng các dịch vụ của chúng tôi. HANA xin gửi đến quý khách hàng các ưu đãi khi liên hệ và kí hợp đồng một trong các dịch vụ của HANA.
- Lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ miễn phí.
- Đánh giá Trạm xử lý nước thải hiện hữu, hướng dẫn cải tạo và vận hành miễn phí.
- Ký hợp đồng xử lý chất thải sẽ được tặng lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ miễn phí.
- Thường xuyên ưu đãi giảm giá đối với tất cả các dịch vụ.
Xem thêm: Xử lý nước thải cho nhà hàng, khách sạn
Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình. MÔI TRƯỜNG HANA sẵn sàng giúp quý doanh nghiệp trong việc kiểm tra, đánh giá, tư vấn và hướng dẫn sửa chữa, vận hành, lắp đặt, thi công, bảo trì hệ thống xử lý nước thải. HANA tư vấn và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí.
GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm “Trao giải pháp – Nhận niềm tin”. Rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng quý doanh nghiệp.