Aerotank và MBBR là hai dạng bể xuất hiện ngày càng nhiều trong các hệ thống xử lý nước thải hiện nay. Nhiều người còn chưa thật sự hiểu rõ về đặc điểm cũng như sự khác biệt của hai dạng bể này. Bài viết so sánh bể Aerotank và bể MBBR sau đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về hai dạng bể này.
Phương pháp xử lý nước thải của bể Aerotank?
Bể Aerotank hay còn được biết đến là bể sinh học hiếu khí. Loại bể này được sử dụng cho mục đích xử lý nước thải chứa các chất hữu cơ hòa tan, các chất gây ô nhiễm. Một số chất mà bể Aerotank xử lý hiệu quả có thể kể đến như H2S, Nitơ, Amoniac…
Về phương pháp, bể Aerotank hoạt động nhờ vào quá trình sống của các vi sinh vật. Đây là nhóm vi sinh vật hiếu khí, khi bể được cung cấp liên tục và đầy đủ oxy các vi sinh vật này sẽ tiến hành phân hủy các chất hữu cơ có hại.
Bể Aerotank có thể xử lý tốt chất bẩn hữu cơ và làm giảm mùi hôi thối trong nguồn nước. Ngoài ra, dạng bể này còn có thể loại bỏ gần như toàn bộ các chất rắn lơ lửng trong nước. Aerotank còn được đánh giá là có khả năng xử lý vô cùng ổn định, mang lại chất lượng nước đầu ra phù hợp.
Tuy vậy, dạng bể này có cấu tạo khá cầu kỳ nên khi một bộ phận hoạt động không đúng sẽ ảnh hưởng đến toàn bể. Đồng thời, bể đòi hỏi khá nhiều năng lượng nên cũng làm tổn thất chi phí cho quá trình xử lý.
Phương pháp xử lý nước thải của bể MBBR?
Bể MBBR là một dạng bể lọc sinh học được đánh giá là khá hiệu quả. Bể MBBR là sự kết hợp của màn lọc sinh học và quá trình bùn than hoạt tính. Trong bể còn có các giá thể để cho phép vi sinh vật bám vào sinh trưởng và phát triển.
Bể MBBR thực hiện xử lý nước thải nhờ các vi sinh vật bám dính lơ lửng. Ngoài ra, còn có chu trình Nitơ để có thể loại bỏ thêm nhiều hợp chất độc hại mà không cần phải sử dụng thêm bể Anoxic.
Bởi, chúng không chỉ xử lý mọi nước thải trong bể sinh học hiếu khí dính bám lơ lửng. Hơn thế, chúng còn xảy ra những quá trình Denitrate hay Trinitrate. Những quá trình này sẽ giúp loại bỏ được nhiều hợp chất độc hại có trong nước thải. Chính vì vậy mà không cần phải sử dụng bể Anoxic.
Bể MBR có một hệ vi sinh khá bền vững kèm theo mật độ cao. Nhờ đó mà chúng có khả năng xử lý nước thải ở tải trọng hữu cơ cao nhưng vẫn đảm bảo hiệu suất. Bể MBBR có khả năng loại bỏ được Nitơ trong nước thải vô cùng hiệu quả. Đồng thời, dạng công nghệ mới này được đánh giá là khá tiết kiệm diện tích và năng lượng cũng như có thể linh hoạt kết hợp với các công nghệ khác, mang lại hiệu quả càng vượt trội hơn.
Điểm giống nhau trong xử lý nước thải của bể aerotank và bể mbbr
Bể Aerotank và bể MBBR đều cùng được sử dụng nhằm xử lý chất thải trong nước. Cả hai dạng bể đều dựa vào phản ứng sinh học hiếu khí để thực hiện loại bỏ các chất ô nhiễm ra khỏi nguồn nước thải.
Khi so sánh bể Aerotank và bể MBBR trong hiệu quả xử lý thì đều được đánh giá rất cao, nguồn nước đầu ra luôn đảm bảo chất lượng cũng như các tiêu chuẩn.
Điểm khác nhau trong xử lý nước thải của bể aerotank và bể mbbr
Khi so sánh bể Aerotank và bể MBBR một cách cụ thể hơn, có thể nhận thấy rằng chúng tồn tại khá nhiều điểm khác biệt.
Bể Aerotank vốn là dạng xử lý nước thải theo một quy trình truyền thống. Trong khi đó thì bể MBBR là dạng nâng cấp hơn, bổ sung nhiều thành phần với một công nghệ xử lý mới, hiện đại và tiên tiến.
Về thi công xây dựng, cả hai bể đều có hình dạng và các yếu tố khác nhau. Từ đó, dùng cùng nguyên lý sinh học hiếu khí nhưng quá trình hoạt động của hai bể lại có nhiều điểm khác biệt. Nếu Aerotank dừng lại ở việc dùng vi sinh vật hiếu khí để phân giải chất ô nhiễm thì bể MBBR lại tối ưu hơn khi có thể xử lý và lọc một cách vô cùng hiệu quả. Vì thế, so sánh bể Aerotank và bể MBBR thì dạng bể MBBR có được nhiều ưu thế hơn.
Về yêu cầu kỹ thuật, với tính chất truyền thống, bể Aerotank đòi hỏi người vận hành phải có đủ kiến thức chuyên môn cũng như hiểu rõ về kỹ thuật, đặc điểm của hệ thống. Trong khi đó, bể MBBR hiện đại hơn, hoạt động tối ưu nên vận hành đơn giản, không đòi hỏi quá nhiều ở người vận hành.
Ngoài ra, bể Aerotank sau quá trình xử lý để lại khá nhiều cặn bùn, tác động đến quá trình hoạt động của hệ thống cũng như có thể ảnh hưởng đến sông ngòi. Trong khi đó MBBR với bộ lọc và khả năng xử lý của mình mang lại rất ít lượng bùn cặn sau quá trình xử lý.
So sánh bể Aerotank và bể MBBR ở hiệu quả thì dĩ nhiên bể MBBR có lợi thế hơn hẳn.
Qua việc so sánh bể Aerotank và bể MBBR vừa rồi, chúng ta có thể hiểu rõ hơn về hai quy trình xử lý nước thải thường được ứng dụng. Từ đó, bạn có thể đưa ra lựa chọn cho dạng bể xử lý nào phù hợp với kinh phí, quy mô của doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, dù ở loại hình xử lý nào, bạn vẫn nên được tư vấn cũng như hỗ trợ thi công từ các đơn vị chuyên môn. Đó chính là lý do môi trường HANA ra đời, liên hệ ngay với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ từ chuyên gia:
Hotline: 0985.99.4949
Địa chỉ: 20/6 Nguyễn Văn Dung, P.6, Q. Gò Vấp, TP. HCM
Email: mail@moitruonghana.com