Phương pháp MNP và CFU là gì? CFU và MPN khác nhau như thế nào?

CFU là gì?
5/5 - (1 bình chọn)

Hai từ khóa MPN và CFU là gì mà luôn nằm trong thắc mắc của nhiều người? Hãy cùng tìm hiểu xem cúng có những đặc điểm gì và liệu có quan trọng trong các hệ thống xử lý nước thải. 

CFU là Gì?

CFU là từ viết tắt của Colony Forming Units, được hiểu đơn giản là đơn vị hình thành khuẩn lạc. Chỉ số CFU được dùng để ước lượng tổng số lượng tế bào nấm hay vi khuẩn khả thi có trong một mẫu để có thể đưa ra được đánh giá.

Thuật ngữ tế bào nấm hay vi khuẩn khả nghi được hiểu là khả năng nhân lên của tế bào, nấm qua quá trình phân hạch nhị phân trong các điều kiện được kiểm soát. 

CFU là gì?
CFU là gì?

Vì sao phải xác định, tính toán CFU

Xác định CFU chính là việc tính toán số lượng tế bào khả khi qua khả năng tạo ra khuẩn lạc trong khoảng thời gian cố định với những điều kiện dinh dưỡng và nhiệt độ nhất định. 

Qua quá trình sao chép tế bào khả thi có thể tạo ra một lượng khuẩn lạc. Tuy vậy, trên thực tế thì tế bào đơn cũng vẫn có thể tạo ra khuẩn lạc tương tự hay các vi khuẩn khác cũng có thể phát triển thành dạng chuỗi hay cục.

Chính vì thế mà việc ước lượng vi sinh qua CFU đôi khi có thể vượt qua số lượng tế bào trong mẫu.

Xác định, tính toán CFU như thế nào?
Xác định, tính toán CFU như thế nào?

Cách thực hiện xác định CFU như thế nào?

Bên cạnh việc tìm hiểu xem CFU là gì, cách xác định CFU cũng là vấn đề cần phải quan tâm. Dưới đây là một vài phương pháp định lượng như sau:

Phương pháp Pour Plate: đặt mẫu trong dĩa petri có kèm với thạch nóng chảy được làm lạnh tới khoảng 40 – 45 độ C. Nhằm giảm thiểu tế bào chết do nhiệt, mẫu này cần được đặt ở ngay trên điểm đông sau khi miếng thạch đông cứng.

Phương pháp Spread Plate: trải đều mẫu đo lên bề mặt đĩa thạch dinh dưỡng và làm khô sau đó mang đi ủ.

Thực hiện và xác định CFU như thế nào là đúng?
Thực hiện và xác định CFU như thế nào là đúng?

Phương pháp màng lọc: đưa mẫu qua bộ màng lọc rồi đặt bề mặt của đĩa thạch dinh dưỡng, chú ý là mặt vi khuẩn sẽ hướng lên. Trong quá trình ủ thì các chất dinh dưỡng phải được lọc qua bộ lọc để có thể hỗ trợ sự phát triển mạnh mẽ của tế bào. Do bản chất diện tích của bộ lọc khá nhỏ so với dĩa petri nên phạm vi số lượng tấm sẽ ít hơn các phương pháp còn lại.

Phương pháp Miles và Misra (nhỏ giọt): đây là dạng phương pháp nhỏ giọt mẫu pha loãng vào đĩa petri. Lưu ý là các đĩa chứa mẫu này phải được đọc trong thời gian mà quần thể còn nhỏ để tránh tình trạng mất bớt CFU.

MPN là Gì?

MPN chính là viết tắt của Most Probable Number, có thể hiểu là chỉ số được sử dụng nhằm ước tính nồng độ vi sinh vật khả thi trong một mẫu. Tuy nhiên, mẫu này được pha loãng gấp 10 lần để có thể tạo ra sự tăng trưởng của vi sinh vật. 

Thông thường, MPN sẽ được sử dụng nhằm ước tính quần thể vi sinh vật trong nước, đất và các mẫu vật liệu hạt.

Thế nào gọi là MPN?
Thế nào gọi là MPN?

Áp dụng phương pháp MPN nhằm mục đích gì?

MPN thường hay được dùng để kiểm tra số lượng vi khuẩn trong nước, từ đó đánh giá chất lượng nguồn nước. Trong các yếu tố đánh giá đó thì việc định lượng coliform qua MPN là cách để báo hiệu chỉ số ô nhiễm phổ biến nhất. Khi đó, chỉ số coliform càng cao thì nước càng có nhiều vi sinh vật gây bệnh, không đủ an toàn để có thể sử dụng.

Phương pháp MPN là một trong những việc quan trọng để có thể xác định an toàn sinh học trong nước thải. Chỉ số này đảm bảo được số lượng vi sinh trong nước, đánh giá hiệu quả của hệ thống xử lý trước khi thải ra môi trường.

Các bước thực hiện kiểm tra theo phương pháp MPN

Để có thể kiểm tra nước thải theo phương pháp MPN, cần đi theo các bước sau:

Pha loãng và tiêm nước đường sữa vào trong mẫu nước được thử. Việc bổ sung này giúp cho khuẩn coliform sử dụng để phát triển, tạo ra axit và khí.

Thu bọt từ dung môi do axit gây ra

Lượng coliform được xác định bằng tổng lượng ống khí và sau đó so sánh với bảng tiêu chuẩn để tính tổng số.

Kiểm tra và thực hiện theo phương pháp MPN
Kiểm tra và thực hiện theo phương pháp MPN

Sự khác biệt giữa phương pháp MPN và phương pháp CFU là gì?

So sánh CFU vs MPN trước hết là về định nghĩa chung của hai thuật ngữ này. CFU là một biện pháp thể hiện số khuẩn lạc hay nấm sống trong một mẫu nhất định trong khi đó thì MPN là một phương pháp thế cho CFU, dùng cho chất lỏng. CFU được tính với đơn vị CFU/ml, CFU/g trong khi MPN có đơn vị là MPN/100ml.

CFU được tính bằng cách đếm số khuẩn lạc trên đĩa thạch. Trong khi đó thì MPN được tính thông qua việc so sánh các mẫu của ống với bảng thống kế MPN.

Hai phương pháp này khác nhau như thế nào?

Sự khác biệt này còn ở chỗ kỹ thuật pha loãng MPN và CFU là gì. Theo đó, CFU được pha loãng nối tiếp trước khi đặt mẫu lên đĩa trong khi quá trình pha loãng MPN không được thực hiện nối tiếp khi đang tính. 

Sau cùng, chúng ta sẽ đi qua xem sự khác biệt về phương pháp tính của CFU và MPN là gì. Trong khi CFU được tính theo phương pháp mảng lan truyền và ổ đĩa thì MPN được tính qua quá trình lên men loạt ống nghiệm chứa mẫu.

Tương đồng giữa phương pháp CFU và phương pháp MPN

Điểm tương đồng của CFU vs MPN chính là cả hai phương pháp cùng nhằm mục đích xác định số lượng vi khuẩn có trong các mẫu. Hai phương pháp CFU và MPN hiện nay được công nhận và có giá trị khoa học trong việc ưng dụng vào trong thực tế. Theo thống kê, hai phương pháp này có độ tin cậy lên đến 95%. 

CFU vs MPN tuy tương đồng nhau về mục đích nhưng lại có cách ứng dụng trong những trường hợp khác nhau. Quá trình này xác định, tính toán các giá trị này cũng không thật sự đơn giản. Chính vì thế, hãy cùng môi trường HANA đồng hành với bạn trong quá trình đo lường này. Liên hệ ngay: 

Hotline: 0985.99.4949

Địa chỉ:  20/6 Nguyễn Văn Dung, P.6, Q. Gò Vấp, TP. HCM

Email: mail@moitruonghana.com

chu ky dien tu scaled

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *