Tại sao nên sử dụng máy lọc nước nhiễm mặn HANA

tai sao nen su dung may loc nuoc nhiem man hana
5/5 - (2 bình chọn)

Máy lọc nước nhiễm mặn HANA sử dụng công nghệ nào, hiểu quả ra sao, có những điểm lợi và mặt hạn chế nào… Hãy cùng tìm hiểu nhé

Đứng trước tình hình hạn mặn diễn ra liên tục ở các tỉnh miền tây trong những năm gần đây, để đảm bảo có đủ nước ngọt cho hoạt động sản xuất kinh tế và nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, người dân nên có những phương án đối phó, trong đó phương án lắp máy lọc nước nhiễm mặn là một trong những phương án khả thi nhất ở thời điểm hiện tại, giải quyết triệt để được các nhu cầu trong mùa hạn mặn.

thống kê ảnh hưởng của hạn mặn 2016

Nguồn: Tổng cục thủy lợi – thống kê ảnh hưởng của hạn mặn 2016

Nguyên nhân dẫn đến nước nhiễm mặn

Nguyên nhân của sự xâm nhập mặn diễn ra khốc liệt vào mùa khô 2019 – 2020 là do ảnh hưởng của hiện tượng El Nino, có rất ít mưa, với tổng lượng mưa mùa khô giảm khoảng 30% so với tổng lượng mưa trung bình nhiều năm trong đó khu vực Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam giảm tới 65%. Vì vậy, dòng chảy trên dòng chính mùa khô bị sụt giảm mạnh. Mực nước các trạm thượng nguồn giảm mạnh, gây nên tình trạng hạn hán và xam nhập mặn.

Sự xâm nhập mặn nhiều hay ít phụ thuộc chủ yếu vào 6 yếu tố sau:

– Dòng chảy kiệt từ thượng nguồn sông Mekong; 

– Khả năng trữ nước cuối mùa lũ của vùng ĐBSCL; 

– Diễn biến mực nước ven biển; 

– Tình trạng sử dụng nước ở ĐBSCL; 

– Hình dạng lòng sông vùng cửa 

– Diễn biến mưa đầu mùa mưa

Dự báo hạn mặn vào mùa khô 2020 – 2021

Trung tâm dự báo Khí tượng thủy văn Quốc gia nhận định trong mùa khô 2020 -2021 sẽ xảy ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng, xâm nhập mặn sẽ sớm diễn ra và gay gắt nhưng không bằng năm 2019. Hạn mặn năm nay được dự đoán là sẽ xâm nhập sớm, bắt đầu từ tháng 12 năm 2020.

Nhằm giúp cho người dân vượt qua hạn mặn, Môi Trường HANA xin giới thiệu máy lọc nước nhiễm mặn HANA

Máy lọc nước nhiễm mặn hana cung cấp

Quy trình xử lý nước nhiễm mặn

Quy trình xử lý nước nhiễm mặn của máy lọc nước nhiễm mặn HANA

Thuyết mình quy trình xử lý nước nhiễm mặn

Nước nhiễm mặn sẽ được bơm lên bồn lắng/lọc để xử lý sơ bộ hàm lượng cặn trong nước. Nước chảy bồn trung gian để bơm nước vào 2 cột lọc phía sau. Cột lọc thô 1 có vật liệu cát sỏi, hạt lọc để xử lý phèn, tạp chất và kim loại trong nước. Cột lọc thô 2 có vật liệu lọc khử độ cứng của nước giúp các thiết bị phía sau hoạt động ổn định và không bị tắc ngẽn.

Sau lọc thô, nước thải qua bộ lọc tinh 2 cấp với lõi lọc 5 micron giữ lại những tạp chất nhỏ mà mắt thường không nhìn thấy. Sau đó, bơm cao áp sẽ bơm nước qua hệ thống thẩm thấu ngược RO. Máy bơm nước giúp tốc độ và áp lực dòng nước lớn, dòng nước sẽ chảy qua bề mặt màng RO, các tạp chất còn lại sẽ bị giữ lại và chỉ có nước sạch được chảy ra ngoài.

Nước sau khi qua lọc RO được khử mặn có vị ngọt tương đương với nước ngọt sinh hoạt, có thể dùng để tưới tiêu hoặc có thể dùng trong sinh hoạt ăn uống khi được chiếu qua đèn UV khử trùng.

Xem thêm: Các phương pháp lọc nước nhiễm mặn

Hình ảnh máy lọc nước nhiễm mặn HANA 

Hình ảnh máy lọc nước nhiễm mặn của HANA 

Ưu điểm của máy lọc nước nhiễm mặn HANA

  • Máy nhỏ gọn, nguyên khối
  • Có nhiều công suất để lựa chọn cho từng mục đích sử dụng
  • Máy vừa có thể khử mặn và khử phèn
  • Sử dụng mang RO hãng Dow của Mỹ, là loại tốt nhất thị trường hiện nay
  • Có đèn UV để khử trùng nguồn nước
  • Nước sau xử lý đạt QCVN 02:2099/BYT – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt
  • Máy có công suất nhỏ nhất có thể đủ nước dùng sinh hoạt cho 4 -5 hộ dân.
  • Giá máy lọc nước nhiễm mặn HANA chi phí phù hợp với hộ gia đình.

Hạn chế của máy lọc nước nhiễm mặn

  • Tiêu tốn điện lớn
  • Lõi lọc cần được thay định kỳ
  • Cần bảo trì, vệ sinh máy định kỳ

Một số hình ảnh thực tế HANA đã lắp đặt vào mùa khô 2019 – 2020

  • Máy có công suất lọc từ 200 đến 300 lit/giờ, tương đương 3 – 5 m3/ngày.
  • Máy có công suất 1 m3/giờ (khoảng 15 – 18 m3/ngày tuỳ thuộc vào độ mặn)

Một số hình ảnh thực tế HANA đã lắp đặt vào mùa khô 2019 – 2020

Một số công trình xử lý nước nhiễm mặn HANA đã thực hiện có thể kể đến:

  • Hệ thống xử lý nước nhiễm mặn – Công suất 0.8 ÷ 1.2 m3/h – huyện Châu Thành, tỉnh Bến Tre.
  • Hệ thống xử lý nước nhiễm mặn – Công suất 0.8 ÷ 1.2 m3/h – huyện Bình Đại, tỉnh Bến Tre.
  • Hệ thống xử lý nước nhiễm mặn – Công suất 0.8 ÷ 1.2 m3/h – huyện Mỏ Cày Nam, tỉnh Bến Tre.
  • Hệ thống xử lý nước nhiễm mặn – Công suất 0.8 ÷ 1.2 m3/h – huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
  • Hệ thống xử lý nước nhiễm mặn – Công suất 0.5 m3/h – TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.
  • Hệ thống xử lý nước nhiễm mặn – Công suất 0.5 m3/h – TP. Bến Tre, tỉnh Bến Tre.…

Trên đây là những thông tin về máy lọc nước nhiễm mặn của HANA, ưu điểm và hạn chế cũng như sự cần thiết lắp đặt máy lọc nước nhiễm mặn. Để chuẩn bị đối phó với mùa hạn mặn, người dân có thể tham khảo bài viết, hoặc liên hệ trực tiếp để HANA có thể tư vấn hoàn toàn miễn phí về công suất máy, báo giá chi tiết.

Nếu bạn cảm thấy nước nhà mình có vị mặn, hoặc cần xử lý nước mặn để tưới tiêu và sinh hoạt. Hãy liên hệ HANA.

Hệ thống máy lọc nước nhiễm mặn HANA sử dụng phương pháp lọc nước RO, ngoài độ mặn còn xử lý các kim loại, hóa chất, phèn, clo… nước sau khi lọc có thể sử dụng như nước sạch để sinh hoạt trong gia đình.

Xem thêm: BÁO GIÁ MÁY LỌC NƯỚC RO CÔNG NGHIỆP

Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình. Môi trường Hana sẵn sàng giúp quý doanh nghiệp trong việc kiểm tra, đánh giá, tư vấn và hướng dẫn bảo trì, sửa chữa, vận hành hệ thống xử lý nước cấp, nước nhiễm mặn. HANA tư vấn và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí

GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm “Trao giải pháp – Nhận niềm tin”, rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng quý doanh nghiệp.

chu ky dien tu scaled

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *