Khi đánh giá chất lượng nước thải, có nhiều chỉ tiêu cần xem xét như BOD, COD, TSS,… Trong số đó, TDS cũng là một chỉ số quan trọng giúp xác định nước thải có đạt tiêu chuẩn đầu ra hay không. Vậy chỉ số TDS là gì và cần lưu ý những vấn đề nào liên quan đến chỉ số này? Hãy cùng Công ty Môi trường HANA tìm hiểu qua bài viết sau.
Chỉ số TDS là gì trong xử lý nước thải?
TDS là viết tắt của Total Dissolved Solids – nghĩa là tổng chất rắn hòa tan trong nước. Thành phần của TDS bao gồm các muối vô cơ và một lượng nhỏ các chất hữu cơ. Các muối vô cơ này được hình thành từ các cation mang điện tích dương như canxi, magie, kali và natri, kết hợp với các anion mang điện tích âm như cacbonat, nitrat, bicarbonat, clorua và sunfat.
Chỉ số TDS thường được sử dụng để đánh giá chất lượng nước trong các hệ thống nước ngọt. Nguyên nhân là vì độ mặn trong nước chủ yếu được cấu thành từ các ion – thành phần chính tạo nên tổng chất rắn hòa tan. TDS giúp theo dõi và kiểm tra chất lượng nước tại các suối, sông và hồ một cách hiệu quả.
Mặc dù một số thành phần trong TDS có thể mang lại lợi ích nhất định, nhưng trong phạm vi bài viết này, chúng ta sẽ tập trung phân tích các loại TDS có thể gây hại trong nước thải. Vậy nguồn gốc và tác động tiêu cực của TDS là gì? Hãy cùng theo dõi các phần tiếp theo để tìm hiểu chi tiết.
Nguồn gốc của chỉ số TDS
Tổng chất rắn hòa tan có nguồn gốc khá đa dạng, phức tạp, có thể ngấm vào nước từ nước thải, hóa chất xử lý nước, nước thải nông nghiệp hoặc nước thải công nghiệp. Đất, đá cũng có thể chính là nguồn gốc tạo nên TDS trong nước. Dòng nước chảy qua các khu vực dân cư hay cả nước mưa qua các khu vực này cũng có thể mang theo TDS. Thậm chí các đường ống và vật liệu ống nước được sử dụng để dẫn nước đến nhà cũng có thể là nguồn TDS.
Các nguồn chính của TDS là nước thải nông nghiệp và nước thải sinh hoạt, nước ngầm giàu đất sét, ô nhiễm đất và các điểm xả thải từ các nhà máy xử lý chất thải công nghiệp. Các thành phần hóa học phổ biến nhất trong TDS là canxi, photphat, nitrat, natri, kali, clorua, v.v. Những hóa chất này có thể là cation, anion, phân tử hoặc tập hợp đa phân tử, một các tổng quát đây chính là các hạt mịn được hình thành.
Tổng chất rắn hòa tan (TDS) khác với Tổng chất rắn lơ lửng (TSS) ở chỗ chất lỏng không thể lọt qua sàng 2 micron và vẫn lơ lửng trong dung dịch suốt thời gian dài. Chất rắn lắng (một dạng vật chất có kích thước bất kỳ không lơ lửng hoặc hòa tan ở trạng thái nghỉ) là hoàn toàn không xuất hiện trong TDS và TSS.
Phân loại TDS trong nước thải
Vừa rồi chúng ta đã làm rõ được định nghĩa tổng chất rắn hòa tan. Tiếp tục, hãy cùng tìm hiểu xem các loại TDS là gì.
Trên thực tế có đến hàng trăm loại TDS, chúng thường được chia thành bốn dạng: khoáng chất, muối, kim loại hòa tan và các chất hữu cơ khác.
-
Khoáng chất
Các khoáng chất như magie, canxi và kali có trong nước từ các nguồn tự nhiên. Khi nước ở sông, suối và hồ tiếp xúc với đá giàu khoáng chất, một lượng nhỏ các khoáng chất này được giải phóng vào trong nước.
-
Muối
Hàm lượng muối thấp có thể xuất hiện tự nhiên trong nước ngầm. Nồng độ muối cũng bị ảnh hưởng bởi hoạt động của con người trogn quá trình sinh hoạt.
-
Kim loại hòa tan
Kim loại hòa tan chủ yếu xâm nhập vào nước thông qua các nguồn ô nhiễm. Chất thải công nghiệp và các hoạt động của con người như khai thác mỏ là một trong những nguyên nhân chủ yếu.
-
Chất hữu cơ
Chất hữu cơ hòa tan thường xâm nhập vào nước do sự phân hủy tự nhiên của tảo và thực vật. Phần lớn chất hữu cơ này sẽ được loại bỏ khỏi nước trong quá trình xử lý.
Mức TDS quá cao liệu có gây hại cho nguồn nước?
Như đã đề cập ở phần trước, không thể khẳng định chắc chắn rằng nước có chỉ số TDS cao luôn gây hại. Mức độ ảnh hưởng sẽ phụ thuộc vào thành phần cụ thể của các chất rắn hòa tan trong nước. Ví dụ, TDS cao có thể chỉ đơn giản là do hàm lượng khoáng chất tự nhiên như canxi hoặc magie – những chất không gây hại và đôi khi còn có lợi ở mức độ vừa phải.
Tuy nhiên, theo khuyến nghị của Cơ quan Bảo vệ Môi trường Hoa Kỳ (EPA), mức TDS vượt quá 500 ppm (mg/L) được xem là cao và không lý tưởng cho nguồn nước sinh hoạt. Đặc biệt, nước có TDS trên 1.000 ppm không nên sử dụng nếu chưa qua xử lý phù hợp.
Vì vậy, nếu nguồn nước của bạn có chỉ số TDS vượt ngưỡng 500 ppm, hãy tiến hành kiểm tra chi tiết để xác định rõ thành phần và nguyên nhân. Từ đó, bạn có thể áp dụng các biện pháp xử lý phù hợp nhằm đảm bảo chất lượng nguồn nước.
Tóm lại:
- < 300 ppm: Tốt, nước tinh khiết hoặc giàu khoáng nhẹ
- 300–500 ppm: Chấp nhận được cho nước uống
- > 500 ppm: Không khuyến khích dùng trực tiếp
- > 1.000 ppm: Không nên uống, cần xử lý
Cách kiểm tra chỉ số TDS trong nước thải
Để đánh giá chất lượng nước thải và kiểm soát chỉ số TDS, doanh nghiệp có thể áp dụng các phương pháp kiểm tra sau:
Dùng bút đo TDS kỹ thuật số
Đây là thiết bị phổ biến, hoạt động dựa trên nguyên lý đo độ dẫn điện để xác định nồng độ các chất rắn hòa tan trong nước. Chỉ cần nhúng đầu bút vào mẫu nước, sau vài giây, kết quả TDS sẽ hiển thị trên màn hình. Phương pháp này nhanh chóng, dễ sử dụng và phù hợp cho việc kiểm tra sơ bộ tại chỗ.
Kiểm tra bằng bút điện phân
Thiết bị này sử dụng điện cực để điện phân nước và cho ra các màu sắc khác nhau, phản ánh sự hiện diện của kim loại nặng và khoáng chất. Ví dụ:
- Nâu đỏ: chứa ion sắt
- Xanh lơ: chứa đồng
- Xám nhạt: có thể chứa chì, thủy ngân
- Sủi bọt không vẩn đục: nước gần như tinh khiết
- Kết tủa trắng: chứa canxi, bạc
Dù không đo được chỉ số chính xác, phương pháp này vẫn hỗ trợ nhận biết nhanh thành phần gây ô nhiễm trong nước thải.
Cách cải thiện chỉ số TDS trong nước thải
Việc giảm chỉ số TDS trong nước thải là cần thiết để đảm bảo nước đầu ra đạt chuẩn xả thải theo quy định. Dưới đây là một số giải pháp phổ biến:
Sử dụng hệ thống lọc RO công nghiệp
Công nghệ lọc RO (thẩm thấu ngược) có khả năng loại bỏ tới 99% các chất rắn hòa tan, kim loại nặng, vi khuẩn và tạp chất trong nước thải. Hệ thống này phù hợp với các cơ sở sản xuất, nhà máy có yêu cầu cao về chất lượng nước sau xử lý.
Kết hợp các phương pháp xử lý hóa lý
Trong nhiều trường hợp, xử lý TDS cần áp dụng kết hợp các phương pháp như keo tụ – tạo bông, lắng, lọc áp lực, trao đổi ion… để loại bỏ từng nhóm chất cụ thể một cách hiệu quả, nhất là với nước thải chứa nhiều muối vô cơ hoặc kim loại.
Bảo trì và thay thế vật tư định kỳ
Các thiết bị và vật liệu lọc trong hệ thống xử lý nước thải cần được kiểm tra, vệ sinh và thay thế định kỳ để duy trì hiệu suất xử lý TDS và kéo dài tuổi thọ hệ thống.
Nếu doanh nghiệp của bạn đang gặp khó khăn trong việc kiểm soát chỉ số TDS hoặc cần thiết kế hệ thống xử lý nước thải tối ưu, Công ty Giải pháp Môi trường HANA sẵn sàng đồng hành và tư vấn giải pháp phù hợp nhất.
Xem thêm: Cách đo lường tss trong nước thải và cách xử lý tss trong nước thải
Lời kết
Hy vọng qua bài viết này, bạn đã hiểu rõ hơn về chỉ số TDS và vai trò của nó trong việc đánh giá chất lượng nước thải. Nếu bạn cần tư vấn thêm về TDS, giải pháp xử lý nước thải, hoặc bất kỳ vấn đề môi trường nào khác, đừng ngần ngại liên hệ với Công ty Giải pháp Môi trường HANA để được hỗ trợ nhanh chóng và tận tình.
- Hotline: 0985.99.4949
- Địa chỉ: 20/6 Nguyễn Văn Dung, Phường 6, Quận Gò Vấp, TP. Hồ Chí Minh
- Email: mail@moitruonghana.com