Hệ thống xử lý nước thải văn phòng làm việc chi phí thấp

xử lý nước thải văn phòng làm việc
Rate this post

Hiện nay các tòa nhà với đầy đủ các chức năng, tiện nghi đang ngày một nhiều, đáp ứng nhu cầu thuê văn phòng làm việc của các công ty. Nước thải của các văn phòng làm việc cũng tương tự như nước thải sinh hoạt, vì vậy công nghệ xử lý nước thải văn phòng làm việc cũng giống với công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt.

Nước thải văn phòng làm việc phát sinh chủ yếu từ 02 nguồn chính là nước thải từ nhà vệ sinh chứa chất hữu cơ, chất dinh dưỡng Nitơ, phospho, chất rắn lơ lửng và nước thải từ các hoạt động khác nhau rửa tay, lau dọn văn phòng, nấu ăn, … chứa các thành phần như chất tẩy rửa, dầu mỡ.

Với thành phần ô nhiễm như vậy, nước thải của các tòa nhà văn phòng làm việc được xử lý như thế nào trước khi thải ra môi trường, công nghệ xử lý là gì, chi phí để thiết kế và xây dựng hệ thống xử lý là bao nhiêu? Hãy cùng tham khảo bài viết “Hệ thống xử lý nước thải văn phòng làm việc hiệu quả cao, chi phí thấp” sau của HANA.

Công nghệ xử lý nước thải văn phòng làm việc

Nước thải văn phòng làm việc là nước thải sinh hoạt, chứa chủ yếu là các chất hữu cơ, chất dinh dưỡng N, P và chất rắn lơ lửng, vì vậy công nghệ xử lý nước thải văn phòng làm việc phù hợp, mang lại hiệu quả xử lý cao và được lựa chọn nhiều nhất hiện nay là công nghệ AO-MBR.

Quy trình công nghệ AO-MBR

công nghệ xử lý nước thải văn phòng làm việc

Thuyết minh quy trình công nghệ xử lý nước thải văn phòng làm việc

Nước thải của văn phòng làm việc bao gồm các nguồn sau:
Nước thải từ các nhà vệ sinh sẽ được xử lý sơ bộ qua hầm tự hoại.
Nước thải từ khu nhà bếp, nấu ăn, lau sàn, rửa tay, được xử lý sơ bộ qua bể tách dầu và song chắn rác.
Các nguồn nước thải sau đó được dẫn về bể thu gom của tòa nhà.
Bể điều hòa: điều hòa lưu lượng và nồng độ hữu cơ trong nước thải tại các thời điểm khác nhau trong ngày giúp các bể phía sau hoạt động ổn định, tránh hiện tượng quá tải. Để nước thải được xáo trộn đều tại mọi thời điểm và tránh hiện tượng lắng cặn, tránh hiện tượng phân hủy kỵ khí tạo mùi hôi, hệ thống phân phối khí thô sẽ được lắp đặt dưới đáy bể. Nước thải từ bể điều hòa sẽ được bơm đến công trình xử lý tiếp theo là bể sinh học hiếu khí tiếp xúc để khử các hợp chất hữu cơ COD, BOD5.
Bể sinh học tiếp xúc thiếu khí kết hợp với hiếu khí(AO) là nơi diễn ra quá trình phân huỷ hợp chất hữu cơ và quá trình Nitrat hoá dưới sự hỗ trợ của máy thổi khí. Quá trình Nitrate hóa là quá trình oxy hóa các hợp chất chứa N, đầu tiên là oxy hóa Ammonia thành Nitrite sau đó oxy hóa Nitrite thành Nitrate. Quá trình Nitrate hóa ammonia diễn ra theo 2 bước liên quan đến 2 loại vi sinh vật tự dưỡng  Nitrosomonas và Nitrobacter
Bước 1 : Ammonium chuyển hóa thành nitrite được thực hiện bởi Nitrosomonas:
               NH4+ + 1.5 O2   ® NO2-  +  2 H+  +  H2O
Bước 2 :  Nitrite chuyển hóa thành nitrate được thực hiện bởi loài Nitrobacter:
               NO2-  +0.5 O2 ®  NO3-
Trong bể sinh học các vi sinh vật hiếu khí sử dụng oxi được cung cấp chuyển hóa các chất hữu cơ hòa tan trong nước thải một phần thành vi sinh vật mới, một phần thành khí NH3 và CO2 bằng phương trình phản ứng sau:
VSV + C5H7NO2 (chất hữu cơ) + 5O2 ® 5CO2 + 2H2O + NH3 + VSV mới
Tại bể sinh học tiếp xúc hiếu khí, nhằm thực hiện quá trình khử photpho trong nước thải hóa chất FeCl3 được bổ sung vào với liều lượng nhỏ. Hỗn hợp gồm nước thải, bùn hoạt tính, hóa chất FeCl3 được gọi là dung dịch xáo trộn, hỗn hợp này được bơm sang bể lọc màng MBR.
Bể lọc màng MBR màng lọc được lắp đặt thành module với kích thước lỗ lọc là 0,4µm. Tại đây diễn ra quá trình phân tách giữa hỗn hợp bùn hoạt tính và nước sạch, vi khuẩn gây bệnh và các chất rắn lơ lững. Dòng bùn được chia làm 02 dòng:
Dòng 1: được xả tuần hoàn về bể Aerotank để duy trì mật độ sinh khối, giúp vi sinh vật hoạt động tốt hơn, chất lượng sau xử lý ổn định.
Dòng 2: để phân tách dòng bùn đậm đặc, dòng bùn được xả về bồn nén bùn. Khi đó, nước sau tách bùn được đưa về bể MBR để tiếp tục quá trình xử lý. Bùn thải sau khi tách được đưa vào bể phân hủy bùn.
Bể phân huỷ bùn: để cho các vi sinh vật sinh trưởng, oxy sẽ được cung cấp vào bể. Trong điều kiện không được cung cấp thức ăn, các vi sinh sẽ tự phân huỷ nội bào thành các sản phẩm CO2, H2. Do đó bùn sinh ra sẽ tự phân hủy, giảm thể tích bùn phát sinh trong quá trình xử lý nước thải, giúp giảm chi phí công tác hút và xử lý bùn thải. Nước trong sau khi tách bùn nổi trên bề mặt bể phân huỷ bùn sẽ chảy vào bể khử trùng.
Bể khử trùng: Tại đây, các vi sinh vật gây hại có trong nước thải sẽ được loại bỏ hoàn toàn nhờ chất khử trùng.
Nước sạch sau xử lý một phần được dẫn đến bể chứa nước rửa màng. Phần còn xả thải ra nguồn tiếp nhận đạt theo cột A QCVN 14:2008/BTNMT.

Bảo trì hệ thống xử lý nước thải văn phòng làm việc

bảo trì hệ thống xử lý nước thải văn phòng làm việc

Trên đây là những thông tin về hệ thống xử lý nước thải văn phòng làm việc của HANA. Đơn vị nào có nhu cầu, hãy liên hệ trực tiếp để HANA có thể tư vấn hoàn toàn miễn phí và báo giá chi tiết.

lien he hotline

 

Để cám ơn Quý khách đã quan tâm và sử dụng các dịch vụ của chúng tôi. HANA xin gửi đến quý khách hàng các ưu đãi khi liên hệ và kí hợp đồng một trong các dịch vụ của HANA:

  • Lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ miễn phí.
  • Bảo hành công nghệ 24 tháng kể từ ngày nghiệm thu đưa vào sử dụng.
  • Giảm 50% chi phí sửa chữa trong năm tiếp theo.
  • Miễn phí hỗ trợ tiếp đoàn kiểm tra môi trường trong 1 năm.

Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình MÔI TRƯỜNG HANA sẵn sàng giúp quý doanh nghiệp trong việc kiểm tra, đánh giá, tư vấn và hướng dẫn sửa chữa, vận hành, lắp đặt, thi công, bảo trì hệ thống xử lý nước thải. HANA tư vấn viết và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí.

Đọc thêm: Hệ thống thu gom và xử lý nước thải chung cư tiên tiến nhất hiện nay

GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm “Trao giải pháp – Nhận niềm tin”, rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng quý doanh nghiệp.

chu ky dien tu scaled

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *