Cách xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt năm 2021

xu ly so bo nuoc thai sinh hoat 1 1
5/5 - (2 bình chọn)

Hôm nay, Môi trường Hana giới thiệu đến quý khách hàng về xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt mới nhất hiện nay trên thị trường. Sự phát triển về dân số và kinh tế là những yếu tố chủ yếu làm tăng lượng nước thải sinh hoạt.

Tổng quát nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt là nước thải được phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt hàng ngày của người dân. Đây là nước thải được phát sinh ra bởi nhu cầu hàng ngày của con người như tắm rửa, vệ sinh, nấu ăn, giặt giũ,…

Xã hội ngày càng phát triển, con người bị cuốn theo những bộn bề trong cuộc sống và sự phát triển của xã hội. Dần trở nên lãng quên trách nhiệm chung tay bảo vệ môi trường sống. Vì nghĩ đó là trách nhiệm của các cơ quan chức năng và của các công ty trên địa bàn.

Bên cạnh đó, lượng nước sinh hoạt của con người ngày càng tăng. Nếu không được xử lý hiệu quả và đạt chuẩn của nhà nước thì hậu quả của nó mang lại rất nguy hiểm, đáng báo động. Đó sẽ là nguyên nhân gây ra các căn bệnh quái ác mới ở con người, gây ô nhiễm mạch nước ngầm, ô nhiễm môi trường đất và gây ra mùi hôi, mất mỹ quan đô thị.

Vì vậy, hôm nay công ty Môi trường Hana xin giới thiệu với quý khách hàng hệ thống xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt hiện nay.

xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt

Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường do nước thải sinh hoạt

  • Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh đã gây ảnh hưởng đến môi trường.
  • Hệ thống xử lý nước thải kém và không tương xứng với sự phát triển của cơ sở hạ tầng hoặc thậm chí là không có hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt, điều này thường xuất hiện ở các vùng nông thôn).
  • Ý thức của dân cư, cộng đồng.

Vì sao phải xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt

Ảnh hưởng tới môi trường:

  • Trong nước thải sinh hoạt có COD, BOD sự khoáng hóa, ổn định chất hữu cơ tiêu thụ một lượng lớn và gây thiếu hụt oxy của nguồn tiếp nhận. Vì vậy, nước thải sinh hoạt dẫn đến ảnh hưởng môi trường nước, mạch nước ngầm.
  • Cùng với đó, nếu ô nhiễm quá mức, điều kiện yếm khí có thể hình thành. Trong quá trình phân hủy yếm khí sinh ra các sản phẩm như H2S, NH3, CH4,…làm cho nước có mùi hôi thối và làm giảm độ pH của môi trường.
  • Chất rắn lơ lững lắng đọng ở nguồn tiếp nhận, gây điều kiện yếm khí.
  • Bên cạnh đó Ammonia và P chính là những nguyên tố dinh dưỡng đa lượng. Nếu nồng độ trong nước quá cao sẽ dẫn đến hiện tượng phù dưỡng hóa.

Ảnh hưởng đến con người:

  • Gây một số bệnh lý về da ở con người (nấm da, dị ứng, …)
  • Các căn bệnh về đường tiêu hóa ở người do các vi trùng gây bệnh tả, kiết lỵ,…
  • Nước thải sinh hoạt còn gây ra một số căn bệnh nguy hiểm do nhiễm độc kim loại nặng
  • Mùi hôi thối gây khó chịu, ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt cũng như hệ thần kinh của con người và gây mất mỹ quan môi trường sống.

Phương pháp sinh học xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt

Xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt bằng phương pháp xử lý sinh học chính là dựa trên sự hoạt động của vi sinh vật để phân huỷ các chất gây ô nhiễm có trong nước thải sinh hoạt.

Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học có thể chia thành 2 loại như sau:

  • Xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt bằng phương pháp kỵ khí (hoạt động trong điều kiện không có oxy)
  • Xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt bằng phương pháp hiếu khí (hoạt động trong điều kiện cung cấp oxy liên tục)

Để sử dụng phương pháp sinh học hiếu khí hay kỵ khí (hoặc cả hai) đều phụ thuộc vào điều kiện và quy mô nước thải.

>>> Xem thêm: Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt để tưới cây

Quy trình xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt bằng phương pháp sinh học

Theo nghiên cứu và nhiều năm kinh nghiệm và thực tiễn áp dụng mà HANA đã thực hiện vận hành, lắp đặt, cung cấp, bảo trì và thiết kế sơ đồ công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt phát sinh từ trước đến nay. HANA đưa ra quy trình xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt như sau:

Sơ đồ xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt 

xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt

Thuyết minh về quy trình xử lý sơ bộ nước thải sinh hoạt bằng vi sinh

Nước thải sau khi qua song chắn rác sẽ được thu vào hố gom. Vì nước thải sinh hoạt thường chứa nhiều dầu mỡ do quá trình nấu nướng, cọ rửa nên tại hố gom, dựa theo nguyên ký khác nhau về trọng lượng nên nước thải cũng sẽ được lọc tách dầu mỡ. Sau đó, dòng nước thải sẽ được đưa sang bể điều hòa.

Bể điều hòa: Nước thải sau khi vào bể điều hòa, sẽ được sục khí liên tục nhằm điều hòa và cân bằng lại nồng độ và lưu lượng. Đây là giai đoạn cần thiết để tránh sốc tải trọng trước khi xử lý. Nước thải sau bể điều hòa sẽ được chuyển vào cụm bể xử lý sinh học.

Bể xử lý sinh học: Tùy theo tính chất, nồng độ và lưu lượng nước thải, cụm bể xử ý sinh học này có thể bao gồm bể hiếu khí, thiếu khí, kỵ khí. Tại đây, các vi sinh vật sẽ xử lý các chất thải có trong nước thải. Sau khi được xử lý sinh học, nước thải sẽ đưa qua bể lắng để lắng đi bùn thải, dòng nước thải sau đó sẽ được đưa qua bể khử trùng. Còn bùn thải ột phần được hoàn lưu vào lại bể sinh học, còn lại sẽ được chuyển vào bể chứa bùn.

Bể khử trùng: Tại đây, các hóa chất khử trùng như Clorine sẽ được thêm vào nhằm loại bỏ các vi sinh vật gây hại có trong nước thải sinh hoạt (Coliforms, Ecoli…).

Nước thải sau khi xử lý đạt QCVN14:2008/BTNMT và được thải ra nguồn tiếp nhận bên ngoài.

Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình. Môi trường Hana sẵn sàng giúp quý doanh nghiệp trong việc kiểm tra, đánh giá, tư vấn và hướng dẫn bảo trì, sửa chữa, vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đô thị. HANA tư vấn và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí

GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm “Trao giải pháp Nhận niềm tin”, rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng quý doanh nghiệp.

chu ky dien tu scaled

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *