Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có cần thiết hay không? Doanh nghiệp nào không cần thực hiện
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường là một loại báo cáo được lập định kỳ hàng năm gửi đến cơ quan nhà nước, đây là loại báo cáo bắt buộc các đơn vị sản xuất, kinh doanh dịch vụ phải thực hiện. Báo cáo được thực hiện khi các Doanh nghiệp đi vào hoạt động.
Tuy nhiên có khá nhiều Doanh nghiệp hoạt động nhưng hàng năm vẫn không thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường vì rất nhiều lý do khác nhau, trong đó lý do chưa nắm rõ về các quy định mà vô tình thực hiện sót dẫn đến việc có thể bị xử phạt khi có thanh kiểm tra của nhà nước. Thông qua bài viết “Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có cần thiết hay không” này, HANA mong muốn các Doanh nghiệp khi đọc bài viết này có thể nắm được các thông tin về quy định cũng như quy trình thực hiện tránh bị xử phạt không đáng có.
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường là gì?
Theo những tìm hiểu từ Luật bảo vệ môi trường 2020, có thể hiểu báo cáo công tác bảo vệ môi trường là một báo cáo định kỳ hằng năm mà doanh nghiệp cần phải gửi đến cơ quan quản lý môi trường. Theo đó, báo cáo nào bao gồm báo cáo giám sát chất lượng môi trường, báo cáo kết quả quan trắc chất lượng môi trường, báo cáo quản lý chất thải nguy hại…
Những nội dung trong báo cáo sẽ trình bày tổng quan về chất lượng của môi trường và các tác động của doanh nghiệp đến môi trường xung quanh. Báo cáo sẽ thể hiện được kết quả của các hoạt động kiểm soát nguồn ô nhiễm, chất thải và những ứng phó với nguy cơ ô nhiễm.
Đồng thời, báo cáo công tác bảo vệ môi trường còn cần phải đưa ra những phương hướng, nhiệm vụ, giải pháp của doanh nghiệp đối với những rủi ro về môi trường.
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có cần thiết hay không?
Nhiều người khi nghe báo cáo công tác bảo vệ môi trường có thể khá lạ lẫm và nhầm rằng đây là một loại báo cáo môi trường nào đó mới, tuy nhiên đây là báo cáo thay thế cho báo cáo quan trắc bảo vệ môi trường định kỳ hàng năm mà các doanh nghiệp vẫn thực hiện. Báo cáo có một số thay đổi về nội dung, tần suất báo cáo, thời gian nộp báo cáo, …
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường là báo cáo tổng hợp các đợt quan trắc các thành phần môi trường không khí, nước thải, khí thải, … trong một năm hoạt động của Doanh nghiệp. Báo cáo này tích hợp các loại báo cáo chất thải rắn, chất thải công nghiệp thông thường; báo cáo chất thải nguy hại.
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường là báo cáo định kỳ hàng năm mà Doanh nghiệp hoạt động trong tất cả các lĩnh vực phải thực hiện, đến đây chắc các Doanh nghiệp cũng có thể trả lời được câu hỏi báo cáo công tác bảo vệ môi trường có cần thiết hay không? rồi. Vậy hãy cùng xem tiếp bài viết để xem các nội dung và quy trình khi thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường ra sao nhé.
Nội dung thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường
- Quan trắc định kỳ các thành phần ô nhiễm môi trường theo cam kết trong kế hoạch BVMT/ĐTM – lưu kết quả phân tích tại Doanh nghiệp
- Tổng hợp kết quả các đợt quan trắc và lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường nộp vào tháng 01 hàng năm.
- Báo cáo chỉ lập và nộp 1 lần duy nhất,
Đối tượng cần báo cáo công tác bảo vệ môi trường
Dưới đây là các đối tượng cần phải thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường:
- Chủ của các dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà hoạt động kinh tế của họ có phát sinh ra nước thải, chất thải hay khí thải ở mức độ gây hại cho môi trường.
- Những cơ sở đã đi vào hoạt động nhưng chưa nhận quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hay giấy xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Chủ đầu tư xây dựng và kinh doanh kết cấu hạ tầng kỹ thuật của khu công nghiệp thực hiện chế độ báo cáo theo quy định về bảo vệ môi trường khu công nghiệp.
Căn Cứ pháp lý
- Nghị định 40/2019/NĐ-CP ban hành ngày 13 tháng 5 năm 2019
- Thông tư 25/2019/TT-BTNMT ban hành nagỳ 31 tháng 12 năm 2019
Quy trình thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường của HANA
Tần suất thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường
Việc thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường bao gồm việc lấy mẫu quan trắc và gửi báo cáo. Trong đó:
Tần suất lấy mẫu quan trắc
Trong một năm, dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ cần phải thực hiện lấy mẫu quan trắc nhiều lần. Việc lấy mẫu này cần căn cứ vào cam kết quan trắc hoặc giám sát môi trường định kỳ đã được nêu rõ trong hồ sơ môi trường.
Kết quả lấy mẫu quan trắc sẽ được lưu giữ lại trong hồ sơ để thực hiện tổng kết vào trong báo cáo công tác bảo vệ môi trường.
Tần suất gửi báo cáo
Theo mục c, khoản 1, điều 37 Thông tư 25/2019/TT-BTNMT thì báo cáo công tác bảo vệ môi trường sẽ được gửi đến cơ quan có thẩm quyền theo định kỳ hằng năm. Kỳ báo cáo sẽ được tính bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 cho đến ngày 31 tháng 12 cùng năm.
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường cần được chủ dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ hoàn thiện và gửi đi trước ngày 5 tháng 1.
Hình thức gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường
Hiện nay, các dự án, cơ sở có hai hình thức để gửi báo cáo công tác bảo vệ môi trường đến cơ quan có thẩm quyền. Đó là hình thức trực tiếp và gián tiếp.
Đối với hình thức trực tiếp, báo cáo công tác bảo vệ môi trường sẽ được gửi đi dưới dạng bản cứng, văn bản bằng giấy. Báo cáo chỉ hợp lệ khi có đủ chữ ký của người có thẩm quyền, đóng dấu của đơn vị và bản điện tử kèm theo.
Đối với hình thức gián tiếp, báo cáo được trình bày theo thể thức định dạng của của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc cũng có thể được số hóa từ văn bản giấy. Báo cáo hợp lệ khi có phiên bản điện tử chữ ký điện tử của người có thẩm quyền và đóng dấu của đơn vị.
Xem thêm: Mẫu báo cáo giấy phép môi trường theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP
Hồ sơ cần thiết để lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường
- Giấy đăng ký kinh doanh daonh nghiệp/ Giấy phép đầu tư;
- Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất/ hoặc hợp đồng thuê đất, nhà xưởng;
- Quyết định phê duyệt Báo cáo Đánh giá tác động môi trường hoặc Báo cáo Kế hoạch bảo vệ môi trường.
- Giấy phép khai thác nước dưới đất (cơ sở sử dụng nước ngầm) hoặc giấy báo tiền nước (cơ sở sử dụng nước thủy cục);
- Giấy phép xả thải;
- Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại;
- Hợp đồng thu gom và xử lý chất thải rắn sinh hoạt, chất thải công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại;
- Chứng từ thu gom chất thải nguy hại;
- Giấy Xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường.
- Số lượng hồ sơ có thể tăng hoặc giảm tùy thuộc vào ngành nghề khác nhau.
Cơ quan tiếp nhận báo cáo công tác bảo vệ môi trường
- Sở tài nguyên và môi trường nơi Doanh nghiệp hoạt động
- Cơ quan phê duyệt ĐTM/Kế hoạch BVMT
- Ban quản lý KCN/KCX, Hepza (nếu công ty nằm trong KCN)
Quy định về xử phạt khi vi phạm trong công tác thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường
Theo điều 43, Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, hình phạt dành cho dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không làm đúng nghĩa vụ thực hiện công tác bảo vệ môi trường được tóm tắt như sau:
- Những dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc đối tượng thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường nhưng không thực hiện hoặc thực hiện không đúng, không đầy đủ hay không gửi sẽ chịu phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
- Hành vi vi phạm hành chính về quản lý thông tin, dữ liệu môi trường thì bị xử phạt từ 1.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
- Những dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vi phạm hành chính về công khai thông tin môi trường sẽ chịu phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng.
- Hành vi vi phạm hành chính về cung cấp thông tin môi trường thì bị xử phạt từ 15.000.000 đồng đến 150.000.000 đồng.
- Các đối tượng cần phải thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường phải đảm bảo công khai thông tin theo quy định. Kịp thời cung cấp, công bố thông tin còn thiếu.
- Buộc cải chính thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn về hiện trạng môi trường đối với các hành vi vi phạm quy định.
Báo cáo công tác bảo vệ môi trường là một hồ sơ thiết yếu để đảm bảo dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được hoạt động hợp pháp. Như vừa đề cập ở trên, việc không lập báo cáo hay báo cáo sai cách cũng đều khiến doanh nghiệp mắc phải vi phạm. Vì thế, quý khách cần phải nghiêm túc trong việc thực hiện báo cáo này.
Trên đây là những nội dung bài viết “Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có cần thiết hay không?” hy vọng đã giải đáp được nhưng vướng mắc về việc thực hiện Báo cáo công tác bảo vệ môi trường cũng như việc chuyển từ thực hiện báo cáo quan trắc sang thực hiện báo cáo công tác bảo vệ môi trường.
HANA hy vọng qua bài viết “Báo cáo công tác bảo vệ môi trường có cần thiết hay không?” Quý doanh nghiệp có thể nắm rõ các nội dung cơ bản để thực hiện đúng theo yêu cầu của Cơ quan quản lý. Doanh nghiệp nào có nhu cầu thực hiện Báo cáo công tác bảo vệ môi trường vui lòng liên hệ HANA để được tư vấn miễn phí.
Để cám ơn Quý khách đã luôn quan tâm và sử dụng các dịch vụ của chúng tôi. HANA xin gửi đến quý khách hàng các ưu đãi khi liên hệ và kí hợp đồng một trong các dịch vụ của HANA:
- Miễn phí hỗ trợ tiếp đoàn kiểm tra môi trường trong 1 năm.
- Miễn phí lập Báo cáo Công tác bảo vệ môi trường khi làm hệ thống xử lý nước thải.
Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình MÔI TRƯỜNG HANA sẵn sàng giúp quý doanh nghiệp trong việc kiểm tra, đánh giá, tư vấn và hướng dẫn sửa chữa, vận hành, lắp đặt, thi công, bảo trì hệ thống xử lý nước thải. HANA tư vấn viết và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí.
Báo cáo công tác bảo vệ moi trường có cần thiết hay không?
GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm “Trao giải pháp – Nhận niềm tin”. Rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng quý doanh nghiệp.