Hiện nay, bể lắng sinh học đang ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong xử lý nước thải và có vai trò vô cùng quan trọng. Vậy đặc điểm nào của bể lắng sinh học khiến chúng được ưa chuộng đến thế? Cùng HANA tìm hiểu về nguyên lý hoạt động cũng như cách ứng dụng của nó để thấy rõ được vai trò của bể lắng sinh học trong xử lý nước thải nhé!
Tìm hiểu về bể lắng sinh học
Bể lắng sinh học là gì? Những cấu tạo của bể lắng sinh học có đặc điểm gì? Hay các vận hành của bể lắng sinh học như thế nào, cùng Môi trường HANA tìm hiểu ngay dưới đây nhé!!!
Bể lắng sinh học là gì?
Bể lắng sinh học là loại bể được ứng dụng chủ yếu trong các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt và xử lý nước thải công nghiệp. Bể lắng sinh học cho phép lưu nước thải trong một thời gian nhất định, tạo điều kiện cho các chất lơ lửng có thể lắng xuống đáy dưới tác dụng của trọng lực. Hay nói cách khác, bể lắng là thiết bị để xử lý cơ học, nhằm tách các chất rắn lơ lửng có khả năng lắng trong nước thải và loại bỏ hoàn toàn các chất ô nhiễm trong nước thải.
Đặc điểm cấu tạo của bể lắng sinh học
Theo thiết kế, bể lắng sẽ gồm 2 phần cơ bản là phần tĩnh và phần động:
- Phần tĩnh: Các bộ phận trong bể lắng không chuyển động bao gồm thân bể được làm bằng bê tông cốt thép, tấm chảy tràn, các đường ống nhập liệu và tháo liệu,…
- Phần động: Các bộ phận chuyển động trong quá trình vận hành của bể bao gồm cánh gạt, ống khí,…
Cách vận hành của bể lắng sinh học
Các vận hành của bể lắng sinh học dựa trên mục đích tách những chất lơ lửng ra khỏi nước. Các bước lắng của bể lắng sinh học được áp dụng hiện nay như sau:
- Bước đầu tiên là lắng cát, tiếp đó loại bỏ cặn hữu cơ trong lắng đợt 1.
- Bước tiếp theo là loại bỏ cặn sinh học ở bể lắng thứ 2 rồi loại bỏ các bông cặn hóa học.
- Cuối cùng là quá trình lắng nén, nén bùn bằng trọng lực nhằm để giảm độ ẩm bã bùn.
Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lắng
Hiệu suất cao hay thấp của bể lắng sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau đây:
- Khối lượng riêng và tải trọng của bể
- Lưu lượng nước thải đưa vào bể
- Tải trọng thủy lực
- Nhiệt độ của nước thải
- Kích thước, thể tích của bể lắng
- Vận tốc của dòng chảy trong bể
- Thời gian cho việc lắng
- Sự keo tụ các hạt rắn
Vai trò của bể lắng sinh học trong xử lý nước thải
Bể lắng có chức năng chính là giữ lại các chất rắn hữu cơ và tạp chất lơ lửng trong nước thải. Tại bể lắng sẽ diễn ra 4 quy trình lắng cặn, mỗi quy trình có một vai trò cụ thể như sau:
- Lắng từng hạt riêng lẻ: Giai đoạn này xảy ra với nước thải có hàm lượng chất rắn lơ lửng thấp. Các hạt sẽ lắng xuống riêng lẻ, không xảy ra phản ứng quá mức nào đối với các hạt gần kề. Bước này sẽ giúp loại bỏ đá, cát trong nước thải.
- Quá trình tạo cặn bông: Trong quá trình này, các hạt liên kết lại với nhau hoặc tạo thành bông cặn, dẫn đến trọng lượng tăng lên và lắng nhanh hơn. Bước này giúp loại bỏ một phần chất rắn lơ lửng chưa được xử lý.
- Quá trình lắng tập thể: Giữa các hạt có lực tương tác đủ lớn để ngăn cách với nhau. Do đó, ở phía trên khối lắng sẽ xuất hiện phân cách giữa chất lỏng và chất rắn.
- Lắng nén: Hàm lượng chất các hạt đủ để tạo nên một cấu trúc nào đó và các hạt này sẽ được đưa liên tục vào cấu trúc đó.
Các loại bể lắng sinh học
Để mang lại hiệu quả, bể lắng sinh học được phân chia thành nhiều loại hình dựa theo chiều nước chảy. Mỗi loại đều có đặc điểm, công dụng và hiệu quả lắng riêng. cụ thể như sau:
Bể lắng đứng
Cấu tạo
Bể lắng đứng được thiết kế theo dạng hình trụ vuông hoặc trụ tròn với đáy là hình chóp. Bể lắng sinh học đứng được cấu tạo nên từ 4 phần:
- Phần vỏ ngoài: có thiết kế bộ phận vát đáy để thu bùn
- Phần ống trung tâm: có tác dụng hướng dòng nước thải từ dưới lên trên
- Phần máng: để thu nước, thường đi kèm với vách chắn bọt nổi
- Bộ phận thu bùn: gắn kèm theo cánh gạt bùn để xử lý nước thải tải trọng lớn.
Nguyên lý hoạt động
Khi đưa nước thải vào bể lắng, nhờ tác động của trọng lực nên bùn và nước sẽ tách ra, bùn nặng hơn lắng xuống dưới đáy bể, còn nước sẽ qua tấm chảy tràn để được đưa đến công đoạn xử lý tiếp theo.
Sau đó, nước thải sẽ được đưa vào 1 phễu úp ngược đặt ở trung tâm của bể lắng, miệng ống nhập liệu được đặt hướng về phía trên. Miệng ống nhập liệu đặt ngửa lên để khi nước nạp vào sẽ được chuyển thẳng xuống đáy bể mà không gây ảnh hưởng đến nước đã được tách lớp ra ở bên trên.
Sau khi bùn lắng xuống dưới đáy, cánh gạt sẽ được gom bùn về một ống và bơm đi xử lý ở công đoạn tiếp theo.
Bể lắng ngang
Cấu tạo
Bể lắng ngang bao gồm các bộ phận sau:
- Máng phân phối nước thải
- Máng dẫn nước thải vào
- Máng thu và xả chất nổi
- Máng dẫn nước ra ngoài
Nguyên lý hoạt động
Nước trong bể lắng ngang sẽ hoạt động theo nguyên lý chuyển động từ đầu này tới đầu kia của bể. Đầu tiên, các hạt phân tử trong nước sẽ chuyển động xuôi theo dòng nước theo chiều ngang với vận tốc xác định từ khoảng 0,2 – 0,3 m/s. Sau đó dưới tác dụng của trọng lực, vận tốc của hạt phân tử sẽ thay đổi và có thể lên đến mức 0,5 m/s.
Như vậy, bể lắng ngang dùng để lắng những hạt có quỹ đạo cắt ngang đáy bể trong khoảng thời gian từ 1 – 3 tiếng.
Bể lắng lamen
Cấu tạo
Cấu tạo của bể lắng lamen gồm 3 phần:
- Vùng phân phối nước: Là vùng có nhiệm vụ chuyển nước thải vào bể lamen. Vùng này thường kết hợp với bể keo tụ nhằm tạo bông, tăng hiệu quả lắng tại các tấm lamen.
- Vùng lắng: Vùng lắng bao gồm các tấm lamen được đặt nghiêng 45 – 60 độ so với mặt nằm ngang.
- Vùng tập hợp và chứa cặn: Đây là vùng chứa tất cả bông cặn có kích thước lớn sau khi đã lắng.
Nguyên lý hoạt động
Trong quá trình xử lý nước thải với bể lamen, nước chứa bùn sẽ chuyển động theo chiều từ dưới lên, xuyên qua giữa các vách ngăn lamen trong khi phần bùn sẽ cặn lắng lại phía dưới. Do các tấm lamen được đặt nghiêng nên bùn sẽ tập hợp về phía thu cặn. Từ đó lượng bùn cặn sẽ được tách ra và xả theo chu kỳ.
Trên đây là những thông tin về cấu tạo, công dụng và vai trò của bể lắng sinh học trong quá trình xử lý nước thải. Hy vọng những thông tin mà Giải Pháp Môi Trường HANA đã cung cấp sẽ hữu ích với các bạn, từ đó giúp bạn có thể lựa chọn thiết bị phù hợp. Nếu có nhu cầu lắp đặt bể lắng sinh học hoặc có nhu cầu mua bùn vi sinh, bạn có thể liên hệ tới số hotline 028 2266 1616 để được tư vấn miễn phí.