Với đường bờ biển dài hơn 3200 km, hệ thống sông ngòi dày đặc và nguồn thủy hải sản phong phú, đa dạng tạo điều kiện cho ngành nuôi trồng và chế biến thủy sản phát triển mạnh, đem lại nguồn lợi kinh tế cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên nước thải phát sinh từ quá trình sản xuất có nồng độ ô nhiễm cao cần được xử lý trước khi thải ra môi trường.Vì vậy các công nghệ xử lý nước thải thủy sản là rất cần thiết đối với các doanh nghiệp.
Công ty TNHH Giải pháp Môi trường HANA với nhiều năm kinh nghiệm trong việc thiết kế, thi công, lắp đặt và vận hành hệ thống xử lý nước thải thủy sản sẽ mang đến cho Quý khách hàng những hệ thống xử lý tối ưu nhất, tiết kiệm chi phí nhất và phù hợp với điều kiện của mỗi doanh nghiệp..
Hãy liên hệ với HANA ngay để được tư vấn miễn phí nhé:
Giới thiệu chung về quy trình chế biến thủy sản
Với sự phát triển mạnh mẽ và như cầu thị trường ngày càng tăng của ngành đánh bắt và chế biến thủy hải sản, lượng nước thải phát sinh từ quá trình chế biến thủy sản cùng nước thải trong quá trinh vận hành những công xưởng sản xuất thực phẩm thủy hải sản gây áp lực lớn đến môi trường.
Lĩnh vực chế biến thủy sản cũng giống như chế biến các loại thực phẩm có nguồn gốc từ động vật khác thường tạo ra nguồn nước thải chứa nhiều protein và chất béo, đặc biệt chất béo sẽ gây khá nhiều khó khăn cho quá trình xử lý vì chúng khá khó phân hủy với những hệ thống xử lý nước thải thủy sản đơn thuần.
Khi xả thải nước chưa qua xử lý vào môi trường sẽ ảnh hưởng tới nguồn oxy tự nhiên trong nước, làm giảm nghiêm trọng khả năng tự làm sạch của vi sinh ở trong nước, dẫn đến giảm chất lượng nước sạch cấp cho quá trình chế biến và sinh hoạt của các cơ sở chế biến.
Những nguy hại tới nguồn nước này đặt vấn đề việc phát triển một hệ thống xử lý nước thải thủy sản có thể xử lý được cả nước thải đến từ quá trình chế biến, sản xuất thủy sản và từ chính quá trình sinh hoạt của nhân công trong cơ sở sản xuất.
Thành phần, tính chất của nước thải chế biến thủy sản
Bảng thành phần của nước thải chế biến thủy sản:
STT | Thông số | Đơn vị | Giá trị đầu vào | Giá trị đầu ra |
1 | pH | 6 – 8 | 5.5 – 9 | |
2 | COD | mg/l | 1500 – 2800 | 80 |
3 | BOD5 | mg/l | 1000-1800 | 50 |
4 | SS | mg/l | 388 – 452 | 100 |
5 | Dầu mỡ ĐTV | mg/l | 150 – 250 | 20 |
6 | Tổng nito | mg/l | 120 – 160 | 60 |
7 | Tổng Photpho | mg/l | 6 – 10 | – |
- Nước thải sản xuất phát sinh do rửa nguyên liệu, thiết bị, máy móc, vệ sinh nhà xưởng có chứa các chất hữu cơ nguồn gốc động vật (protein, chất béo…), các chất rắn lơ lửng, hàm lượng N, P cao, các chất dùng trong chế biến (phụ gia, chất tẩy rửa…) và các vi sinh vật.
- Nước thải sinh hoạt phát sinh từ nhà ăn, các hoạt động vệ sinh của công nhân, thành phần gồm các chất lơ lửng, các chất hữu cơ và vi sinh vật.
Nhìn chung, nước thải thủy sản có thành phần COD, BOD rất cao, cần được xử lý triệt để trước khi xả thải để không làm ảnh hưởng đến môi trường.
Quy trình công nghệ xử lý nước thải thủy sản
Thuyết minh quy trình xử lý nước thải thủy sản
- Để xử lý nước thải thủy sản đạt chất lượng cần có 5 công đoạn trong hệ thống xử lý gồm: tuyển nổi, kỵ khí, thiếu khí, hiếu khí và khử trùng.
- Nước thải tại các nguồn thải sẽ được hợp dòng và được đưa vào giai đoạn xử lý cơ học: nước thải đi qua song chắn rác thô để giữ lại các chất rắn có kích thước lớn. Sau đó nước thải được đưa vào hố thu bơm lên bể lắng cát để loại bỏ cát và các chất rắn lơ lửng trong nước thải. Nước thải từ bể lắng cát được bơm lên bể điều hòa, tại bể điều hòa có lắp máy thổi khí để điều hòa lưu lượng, chất lượng nước thải và hạn chế lắng cặn trong bể. Sau đó nước thải được đưa vào giai đoạn xử lý sinh học.
- Tại bể uasb nước thải được dẫn vào đáy bể và nước đi lên với vận tốc 0,6-0,9 m/h qua lớp bùn kỵ khí lơ lửng trong bể, tại đây các vi sinh vật kỵ khí sẽ khử phospho và phân hủy các chất hữu cơ, sinh ra khí(CH4) kéo các hạt bùn và nước đi lên, các hạt bùn va vào các tấm chắn khí vỡ ra và rơi xuống đáy bể, nước được thu vào máng thu nước và dẫn qua bể anoxic.
- Tại bể anoxic có lắp các cánh khuấy để cung cấp một lượng oxy hòa tan vừa đủ cho các vi sinh vật thiếu khí và hạn chế bùn lắng trong bể, bể thiếu khí giúp phân hủy các chất hữu cơ và khử nitrat thành nitơ tự do, từ lượng nitrat được tuần hoàn lại từ bể Aerotank. Sau đó nước từ bể Anoxic chảy tràn qua bể Aerotank.
- Tại bể Aerotank gắn các máy sục khí chạy liên tục để đảm bảo DO≥2mg/l, cung cấp đủ oxy cho các vi sinh vật hiếu khí hoạt động tiếp tục phân hủy các hợp chất hữu cơ, nitrat hóa và khử phospho.
- Nước từ bể Aerotank chảy tràn qua bể lắng, dưới tác dụng của trọng lực bùn sẽ được lắng xuống đáy, bùn lắng một phần được tuần hoàn trở lại bể Aerotank, phần còn lại được bơm qua bể chứa bùn, từ bể chứa bùn đưa qua máy ép bùn để tách nước, sau một thời gian sẽ thu gom.
- Từ bể lắng nước được dẫn qua bể lọc nhanh, nước đi qua các lớp vật liệu lọc các hạt cặn sẽ được giữ lại, sau đó dẫn nước vào bể khử trùng, dùng dung dịch NaOCl để khử trùng, bể xây các ngăn díc dắc để tăng hiệu quả hòa trộn của chất khử trùng, tiêu diệt các vi sinh vật trước khi thải ra nguồn tiếp nhận.
- Cuối cùng nước qua mương dẫn thải ra nguồn tiếp nhận.
Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải thủy sản
- Hiệu suất xử lý cao đạt 90%
- Khả năng chịu tải cao
- Chi phí xây dựng thấp
- Dễ lắp đặt và vận hành
Hình thức xử phạt
Căn cứ vào Điều 14, Nghị định 155/2016/NĐ-CP về vi phạm các quy định về xả nước thải có chứa các thông số môi trường nguy hại vào môi trường:
Hành vi xả nước thải vượt quy chuẩn kỹ thuật về chất thải dưới 02 lần bị xử phạt như sau:
a) Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải nhỏ hơn 05 m3/ngày (24 giờ);
b) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 05 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 10 m3/ngày (24 giờ);
c) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 10 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 20 m3/ngày (24 giờ);
d) Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 40 m3/ngày (24 giờ);
đ) Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 110.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 40 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 60 m3/ngày (24 giờ);
e) Phạt tiền từ 110.000.000 đồng đến 120.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 60 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 80 m3/ngày (24 giờ);
g) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 130.000.000 đồng trong trường hợp thải lượng nước thải từ 80 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 100 m3/ngày (24 giờ)
Các ưu đãi của HANA dành cho Quý khách hàng khi xử lý nước thải
– Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường môi trường miễn phí
– Tư vấn, hỗ trợ tiếp đón các đoàn thanh tra về môi trường hoàn toàn miễn phí
– Bảo hành lên đến 24 tháng
– Tư vấn, kiểm tra miễn phí các thủ tục, hồ sơ môi trường đã đúng và đầy đủ hay chưa?
– Đánh giá trạm xử lý nước thải hiện hữu, hướng dẫn cải tạo, vận hành miễn phí.
Xem thêm:
GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm “Trao giải pháp – Nhận niềm tin”. Rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng Quý doanh nghiệp.