9 bước lập kế hoạch bảo vệ môi trường phòng khám

xu ly nuoc thai benh vien hoan hao 2
5/5 - (5 bình chọn)

Công ty TNHH Giải pháp Môi trường HANA là một trong những đơn vị có nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn lập hồ sơ, Báo cáo đánh giá tác động môi trường (ĐTM), Báo cáo xả thải, Lập Kế hoạch bảo vệ môi trường,… nhất là đối với các cơ sở y tế, phòng khám.

Liên hệ ngay với HANA để nhận được ưu đãi ngay hôm nay nhé:

lien he hotline

Ngày nay, vì nhu cầu phúc lợi xã hội của mọi người ngày càng cao, dẫn đến sự quá tải của hầu hết các bệnh viện. Do đó, sự ra đời của các cơ sở y tế, phòng khám đa khoa là rất cần thiết. Dù vậy, để phòng khám, cơ sở y tế gây dựng lòng tin nơi người khám thì cần rất nhiều yếu tố. Yếu tố môi trường là điều kiện tiên quyết đầu tiên.

Trong đó, việc “Lập Kế hoạch bảo vệ môi trường phòng khám” là việc mà các phòng khám, cơ sở y tế cần phải thực hiện đầu tiên để bảo vệ môi trường cũng như bảo vệ sức khỏe của chính chúng ta.

Vậy Kế hoạch bảo vệ môi trường là gì? Tại sao phải lập Kế hoạch bảo vệ môi trường phòng khám?

Kế hoạch bảo vệ môi trường là hồ sơ mang tính pháp lý thay cho lời cam kết bảo vệ môi trường của chủ doanh nghiệp đối với Cơ quan Nhà nước. Theo đó, chủ doanh nghiệp sẽ phải phân tích, đánh giá và dự báo về mức độ gây ô nhiễm của dự án ở giai đoạn xây dựng cho đến khi dự án đi vào hoạt động. Đồng thời đưa ra những biện pháp bảo vệ môi trường thích hợp trong từng giai đoạn.

Kế hoạch bảo vệ môi trường (theo Luật môi trường 2014) thay thế cho Bản Cam Kết bảo vệ môi trường (theo Luật môi trường 2005) có hiệu lực từ ngày 01/01/2015.

Lập kế hoạch bảo vệ môi trường là điều bắt buộc các cơ sở y tế, phòng khám phát triển lâu dài phải thực hiện. Vì song song với quá trình khám chữa bệnh là một lượng lớn chất thải y tế được thải ra môi trường (trong đó bao gồm chất thải y tế thông thường, chất thải y tế nguy hại và nước thải y tế). Do đó, khi tiến hành xây dựng cơ sở y tế hay phòng khám, phải bắt buộc lập Kế hoạch bảo vệ môi trường. Đây là một văn bản pháp lý ràng buộc trách nhiệm giữa chủ cơ sở đối với cơ quan chức năng.

Căn cứ pháp lý

Căn cứ vào Phụ lục 5.1, Thông tư 27/2015/TT-BTNMT về Đánh giá môi trường chiến lược, Đánh giá tác động môi trường và Kế hoạch bảo vệ môi trường thì dự án xây dựng cơ sở khám chữa bệnh và cơ sở y tế khác có quy mô dưới 50 giường bệnh thì phải đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường.

Đối tượng nào cần phải đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường?

Đối tượng phải đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường quy định như sau:

– Dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại Phụ lục II Nghị định này;

– Phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ; phương án đầu tư mở rộng quy mô, nâng công suất các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc đối tượng quy định tại Khoản 4 Điều này, đồng thời không thuộc Phụ lục II Nghị định này.

– Chủ dự án, chủ cơ sở của đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định 18/2015/NĐ-CP phải đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường tại cơ quan có thẩm quyền quy định tại Khoản 1 Điều 19 Nghị định này.

– Trường hợp dự án, phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nằm trên địa bàn từ hai (02) tỉnh trở lên, việc đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường được thực hiện tại một trong các ủy ban nhân dân cấp tỉnh theo đề nghị của chủ dự án, chủ cơ sở.

– Tại Phụ lục IV Nghị định 18/2015/NĐ-CP có quy định các đối tượng không phải đăng ký Kế hoạch bảo vệ môi trường.

Các bước để lập một Kế hoạch bảo vệ môi trường phòng khám là gì?

  1. Khảo sát, thu thập số liệu về quy mô phòng khám (hiện trạng môi trường xung quanh, điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế-xã hội liên quan đến hoạt động của phòng khám).
  2. Xác định các nguồn gây ô nhiễm phòng khám như: khí thải, nước thải, chất thải rắn, tiếng ồn, xác định các loại chất thải phát sinh trong quá trình hoạt động của phòng khám.
  3. Đánh giá mức độ tác động của các nguồn ô nhiễm đến môi trường tiếp nhận.
  4. Liệt kê và đánh giá các giải pháp tổng thể, các hạng mục công trình bảo vệ môi trường được thực hiện.
  5. Xây dựng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm và dự phòng sự cố môi trường cho các hạng mục còn tồn tại.
  6. Đề xuất phương án xử lý nước thải, khí thải, phương án thu gom và xử lý chất thải rắn từ hoạt động của phòng khám.
  7. Xây dựng chương trình quản lý và giám sát môi trường.
  8. Soạn thảo công văn, hồ sơ đề nghị phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi trường.
  9. Thẩm định và xác nhận phê duyệt kế hoạch bảo vệ môi trường.                                                               

Đây là 9 bước cơ bản để các phòng khám, cơ sở y tế có thể thực hiện để lập một “Kế hoạch bảo vệ môi trường phòng khám”.

Cơ quan nào tiếp nhận và thẩm định?

– Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường cấp tỉnh xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường của các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 32 Luật bảo vệ môi trường 2014.

– Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các đối tượng quy định tại Khoản 1 Điều 18 Nghị định này, trừ các đối tượng quy định tại Điểm a Khoản này;

– Ủy ban nhân dân cấp xã xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường đối với phương án đầu tư sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình được ủy ban nhân dân cấp huyện ủy quyền bằng văn bản;

– Ban quản lý các khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế thực hiện xác nhận Kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các dự án đầu tư, phương án đầu tư sản xuất kinh doanh, dịch vụ trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế trong trường hợp được cơ quan có thẩm quyền ủy quyền.

Nếu không lập Kế hoạch bảo vệ môi trường thì bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ vào Điểm 3 Điều 8 Nghị định 155/2016/NĐ-CP về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường như sau:

Hành vi vi phạm quy định về thực hiện kế hoạch bảo vệ môi trường thuộc thẩm quyền xác nhận của Sở Tài nguyên và Môi trường bị xử phạt như sau:

a) Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi thực hiện không đúng một trong các nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, trừ các trường hợp: Giám sát môi trường; làm cho môi trường tốt hơn đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận và trường hợp quy định tại điểm c khoản này;

b) Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện một trong các nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xác nhận, trừ trường hợp giám sát môi trường và trường hợp quy định tại điểm d khoản này;

c) Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với hành vi xây lắp lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường; không vận hành thường xuyên hoặc vận hành không đúng quy trình đối với công trình bảo vệ môi trường theo quy định;

d) Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi không xây lắp công trình bảo vệ môi trường theo quy định.

Khi đến với HANA Quý doanh nghiệp sẽ nhận được các ưu đãi sau

– Lập báo cáo quan trắc môi trường miễn phí;

– Tư vấn, hỗ trợ tiếp đón các đoàn thanh tra về môi trường hoàn toàn miễn phí;

– Bảo hành hệ thống xử lý lên đến 24 tháng;

– Tư vấn, kiểm tra miễn phí các thủ tục, hồ sơ môi trường đã đúng và đầy đủ hay chưa?;

– Đánh giá trạm xử lý nước thải hiện hữu, hướng dẫn cải tạo, vận hành miễn phí.

Xem thêm:

Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

Báo cáo quan trắc môi trường định kỳ

Tư vấn hồ sơ môi trường miễn phí

Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình. Môi trường HANA sẵn sàng giúp Quý doanh nghiệp trong việc thực hiện hồ sơ, giấy phép môi trường. HANA tư vấn và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí.

GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm “Trao giải pháp – Nhận niềm tin”. Rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng Quý doanh nghiệp.

 

chu ky dien tu scaled

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *