QUY ĐỊNH VỀ XỬ LÝ NƯỚC THẢI BỆNH VIỆN HIỆN NAY

Quy dinh ve xu ly nuoc thai benh vien
5/5 - (2 bình chọn)

Hiện nay, các quy định về xử lý nước thải bệnh viện đã được nhà nước quy định rất rõ ràng và cụ thể. Vì vậy, các cơ sở y tế lớn như bệnh viện, nha khoa, thẩm mỹ viện, … trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh cần tuân thủ nghiêm ngặt và chặt chẽ, tránh các hành vi gây hại cho môi trường sống cũng như gây hại đến sức khỏe cộng đồng.

Tổng quan về nước thải bệnh viện

Nước thải bệnh viện là nước có nguồn gốc từ việc khám – chữa bệnh cho bệnh nhân tại bệnh viện. Nước thải bệnh viện được thải ra từ hai nguồn gồm: nước thải y tế và nước thải sinh hoạt. Nước thải bệnh viện có thành phần phức tạp và có nguy cơ nguy hiểm cao. Nhưng nước thải bệnh viện là tương đối đơn giản về dễ dàng xử lý.

Không vì lý do đó mà chúng ta không chú trọng vào việc lắp đặt và vận hành hệ thống xử lý nước thải bệnh viện trước khi thải ra ngoài môi trường sống. Nước thải bệnh viện xuất phát từ 2 nguồn nước thải dưới đây:

  • Nước thải y tế: phát sinh từ các phòng khám, phòng phẩu thuật, phòng thí nghiệm, tráng phim, vệ sinh dụng cụ y khoa, chất khử trùng, thuốc kháng sinh, các đồng vị phóng xạ được sử dụng trong quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh, xét nghiệm và các khoa trong bệnh viện, sản xuất dược liệu, … Nước thải này chứa nhiều vi khuẩn, mầm bệnh, máu, mủ, dịch tiết, đờm, chất hữu cơ, các hoá chất, dung môi trong dược phẩm, dư lượng thuốc kháng sinh …
  • Nước thải sinh hoạt: Phát sinh từ quá trình sinh hoạt của bệnh nhân, người chăm sóc bệnh nhân, cán bộ và công nhân viên trong bệnh viện, từ các nhà vệ sinh, sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân (giặt đồ, vệ sinh cá nhân, … ), rửa thực phẩm, từ việc làm vệ sinh phòng bệnh …

Do đó, Bệnh viện cần phải trang bị một hệ thống xử lý nước thải y tế bệnh viện trước khi thải ra nguồn tiếp nhận. Việc làm này giúp giữ sạch môi trường, bảo vệ sức khỏe và thực hiện trách nhiệm đối với cộng đồng, xã hội.

Bên cạnh đó, việc lắp đặt hệ thống xử lý nước thải bệnh viện còn hạn chế tối đa các tác nhân gây hại ảnh hưởng trực tiếp đến mạch nước ngầm.

Thành phần nước thải bệnh viện

Bảng thành phần, tính chất nước thải bệnh viện

Tại sao phải lắp đặt hệ thống đúng quy định về xử lý nước thải bệnh viện

Xã hội phát triển, xuất hiện nhiều căn bệnh lạ, thời tiết thay đổi thất thường kéo theo nhu cầu về sức khỏe của người dân cũng tăng đột biến. Mỗi ngày các bệnh viện trên toàn quốc phải tiếp nhận hàng ngàn bệnh nhân đến kiểm tra và chữa trị.

Bên cạnh việc lắp đặt hệ thống xử lý nước thải phù hợp với lưu lượng và đạt hiệu quả. Bệnh viện cần đảm bảo được hệ thống đó đạt chuẩn và đúng quy định về xử lý nước thải bệnh viện.

Tránh trường hợp, bệnh viện dù đã lắp đặt và vận hành hệ thống xử lý nước thải bệnh viện trước khi thải ra nguồn tiếp nhận, nhưng vẫn bị các cơ qua chức năng phạt vì vi phạm các yêu cầu của nha nước, vi phạm quy định về xử lý nước thải bệnh viện.

>>> Xem thêm: Hệ Thống Xử Lý Nước Thải Bệnh Viện Mới Nhất Hiện Nay

Quy định về xử lý nước thải bệnh viện

Hiện nay, theo quy định của nhà nước, nước thải bệnh viện phải được xử lý và đảm bảo việc khử trùng hiệu quả trước khi thải ra môi trường sống. bên cạnh đó, nước thải bệnh viện phải được loại bỏ triệt để các chất như nồng độ pH, Shigella, BOD5, COD, tổng hàm lượng chất rắn, nitrat, photpho, coliform, amoni, chất phóng xạ, … phải được cân bằng và xử lý đạt hiệu quả cao.

Các bệnh viện trên khắp cả nước cần phải thiết kế và lắp đặt hệ thống xử lý nước thải đạt chuẩn 28:2010/BTNM thì mới được đưa vào quá trình hoạt động và vận hành chính thức. Nếu bênh viện nào không hoặc chưa được lắp đặt hệ thống xử lý nước thải thì bệnh viện đó sẽ không được cấp chứng chỉ hoạt động của Bộ Y Tế.

Bên cạnh đó, trường hợp bệnh viện đã có hệ thống xử lý nước thải riêng biệt nhưng hiệu quả và công suất hoạt động chưa cao, kém chất lượng do chỉ số thải ra môi trường vượt quá mức cho phép theo quy chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT thì bệnh viện đó sẽ bị xử phạt theo Nghị định 155/2016/NĐ-CP.

Xử lý nước thải bệnh viện

Theo nghiên cứu và thực tiễn áp dụng tại các bệnh viện phòng khám mà HANA đã thực hiện cung cấp, lắp đặt hệ thống xử lý nước thải phát sinh từ trước đến nay, HANA đưa ra quy trình xử lý tiêu chuẩn theo quy định về xử lý nước thải bệnh viện như sau:

Sơ đồ xử lý nước thải bệnh viện

Quy định về xử lý nước thải bệnh viện 2
Sơ đồ hệ thống xử lý nước thải bệnh viện với công suất cao

Công trình theo sơ đồ trên đạt chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT, nước thải đầu ra đảm bảo yêu cầu kỹ thuật của quy chuẩn về nước thải y tế của nhà nước. Với công suất phù hợp cho từng quy mô và lưu lượng nước thải tại các bệnh viện lớn, vừa và nhỏ đảm bảo đúng quy định về xử lý nước thải bệnh viện của nhà nước.

Ưu điểm của công nghệ xử lý nước thải y tế bệnh viện

  • Màng MBR là công nghệ tiến tiến nổi bật nhất hiện nay.
  • Xử lý hoàn toàn chất ô nhiễm, loại bỏ hoàn toàn các chất rắn trong nước.
  • Hệ thống linh hoạt có thể nâng cấp, di chuyển và vận hành dễ dàng.
  • Chất lượng nước đầu ra ổn định, đạt QCVN 28:2010/BTNMT
  • Hệ thống có diện tích sử dụng nhỏ.
  • Tiết kiệm chi phí vận hành hệ thống ở mức thấp nhất.

Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình. Môi trường Hana sẵn sàng giúp quý doanh nghiệp trong việc kiểm tra, đánh giá, tư vấn và hướng dẫn bảo trì, sửa chữa, vận hành hệ thống xử lý nước thải bệnh viện. HANA tư vấn và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí.

GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm “Trao giải pháp – Nhận niềm tin”. Rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng Quý doanh nghiệp.

chu ky dien tu scaled

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *