QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ MÔI TRƯỜNG HOÀN CHỈNH NHẤT

QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ MÔI TRƯỜNG HOÀN CHỈNH NHẤT 2022
5/5 - (2 bình chọn)

Những tác động của doanh nghiệp tới môi trường chính là một vấn đề rất được quan tâm. Để đảm bảo hoạt động sản xuất kinh doanh diễn ra theo đúng khuôn khổ, không gây ra quá nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường, mỗi doanh nghiệp đều phải thực hiện việc đăng ký môi trường. Quý khách có thể tham khảo những lưu ý khi thực hiện đăng ký môi trường qua bài viết sau đây của Môi trường Hana

Đăng ký môi trường là gì?

Đăng ký môi trường là loại hồ sơ được thực hiện tuân thủ theo Luật Bảo vệ môi trường số 72/2020 và có hiệu lực từ ngày 1/1/2022.

Đăng ký môi trường là việc làm đòi hỏi của hầu hết các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh trước khi đi vào hoạt động. Chủ của các dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ sẽ thực hiện đăng ký với cơ quan thẩm quyền về các nội dung liên quan đến môi trường như xả thải và các biện pháp giải quyết vấn đề này.

Xem thêm: 4 hồ sơ môi trường doanh nghiệp cần quan tâm

Đối tượng phải đăng ký môi trường

Đối tượng phải đăng ký môi trường

Theo điều 49, Luật bảo vệ môi trường 2022 thì đối tượng phải thực hiện môi trường bao gồm những dự án, cơ sở sau đây:

  • Những dự án có phát sinh chất thải nhưng không thuộc những đối tượng phải có giấy phép môi trường.
  • Các cơ sở có hoạt động sản xuất phát sinh ra chất thải hoạt động trước ngày luật có hiệu lực, nghĩa là trước ngày 1/1/2022 nhưng không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường.

Cũng theo điều 39 của luật này, các đối tượng phải có giấy phép môi trường bao gồm:

“1. Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức.

2. Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng quy định tại khoản 1 Điều này.”

Đối tượng được miễn đăng ký môi trường

Tại khoản 2, điều 39 của Luật Bảo vệ môi trường 2020 có quy định về các đối tượng được miễn đăng ký môi trường.

Các đối tượng này bao gồm những dự án đầu tư thuộc về bí mật quốc gia, là những dự án của nhà nước về quốc phòng, an ninh.

Các dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mà hoạt động kinh tế đảm bảo không phát sinh ra chất thải hoặc phát sinh chất thải ở mức độ cho phép và được kiểm soát bởi chính quyền địa phương. Mức độ cho phép cho các dự án, cơ sở này là dưới 300kg chất thải rắn sinh hoạt hoặc dưới 5m3/giờ và được xử lý bằng công trình có sẵn.

Những dự án thuộc danh mục được miễn đăng ký môi trường theo phụ lục XVI ban hành kèm theo Nghị định 08/2022/NĐ-CP. Một cách tóm tắt, các cơ sở, dự án này thường hoạt động trong lĩnh vực đào tạo nhân lực, giáo dục hay chuyển giao công nghệ. Những cơ sở sản xuất truyền thông, truyền hình điện tử không in ấn, xả thải. Các hoạt động kinh doanh lưu động, không cố định của doanh nghiệp cũng được miễn đăng ký môi trường. Phụ lục này cũng chỉ ra cụ thể các hoạt động kinh tế tạo ra chất thải ở mức độ có thể chấp nhận, không phải đăng ký môi trường.

Thẩm quyền đăng ký môi trường

Khi thực hiện đăng ký môi trường, chủ các dự án, cơ sở phải lựa chọn đúng cơ quan có thẩm quyền để đảm bảo quá trình thực hiện hồ sơ, thủ tục diễn ra hợp lý. Theo quy định của pháp luật, các cơ quan có thẩm quyền đối với hồ sơ đăng ký môi trường chính là ủy ban ban nhân dân cấp xã.

Ủy ban nhân dân cấp xã sẽ tiếp nhận thông tin về đăng ký môi trường một cách trực tiếp hoặc thông qua các kênh trực tuyến như bản điện tử, hệ thống đăng ký. Với những dự án hay cơ sở trên địa bàn nhiều hơn hai đơn vị cấp xã thì sẽ được quyền lựa chọn ủy ban xã thuận tiện nhất để đăng ký môi trường.

Nội dung đăng ký môi trường

Nội dung đăng ký môi trường

Nội dung đăng ký môi trường bao gồm những thông tin sau đây:

Các thông tin chung về dự án đầu tư, cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ. Trình bày rõ về loại hình kinh tế cũng như công nghệ, công suất của quá trình hoạt động. Liệt kê về những nguyên nhiên liệu và hóa chất phục vụ cho quá trình hoạt động.

Chủ đầu tư phải làm rõ về loại cũng như khối lượng của từng loại chất thải phát sinh trong suốt quá trình hoạt động. Đồng thời, phải đề ra rõ ràng các phương án để quản lý, thu gom và xử lý những chất thải này, đảm bảo không ảnh hưởng đến môi trường.

Sau cùng, khi đã trình bày đầy đủ các thông tin, hồ sơ đăng ký môi trường cần phải được cam kết về sự trung thực cũng như tuân thủ theo những đề xuất về phương án bảo vệ môi trường đã đề ra.

Thời điểm đăng ký môi trường

Tùy theo mỗi cơ sở, dự án đầu tư mà pháp luật sẽ có những quy định khác nhau về thời điểm, thời hạn thực hiện đăng ký môi trường.

Đối với các dự án đầu tư có phát sinh chất thải không thuộc đối tượng phải có giấy phép môi trường thì phải thực hiện đăng ký môi trường trước khi vào vận hành chính thức. Các đối tượng không cần phải thực hiện đánh giá tác động môi trường cũng cần phải đăng ký môi trường trước thời điểm được cấp giấy phép xây dựng. Nếu đối tượng này không thuộc những dự án, cơ sở cần phải cấp giấy phép xây dựng thì việc đăng ký môi trường phải được hoàn thành trước khi bắt đầu xả chất thải.

Các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ có phát sinh chất thải nhưng không thuộc đối tượng lập giấy phép môi trường đã hoạt động từ trước ngày 1/1/2022 phải thực hiện thủ tục đăng ký môi trường trong vòng 24 tháng từ ngày luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực.

Quyền, nghĩa vụ của chủ dự án đầu tư, cơ sở được cấp giấy phép môi trường

Quyền của chủ dự án đầu tư, cơ sở được cấp giấy phép môi trường

Được thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tương ứng với những quy định trong đăng ký môi trường. Đồng thời, khi có những bất cập, khó khăn, các chủ đầu tư có quyền được đề nghị thay đổi nội dung hoặc cấp lại giấy phép môi trường.

Ngoài ra, họ còn có những quyền khác theo quy định của pháp luật và các nghị định có liên quan.

Nghĩa vụ của chủ dự án đầu tư, cơ sở được cấp giấy phép môi trường

Ứng với quyền lợi, hoạt động của các dự án, cơ sở cũng cần phải tuân theo các nghĩa vụ đã đặt ra. Các hoạt động kinh tế diễn ra phải đảm bảo nằm trong khuôn khổ của những quy định, cam kết trong hồ sơ đăng ký môi trường.

Khi có bất kỳ thay đổi nào về những thông tin đã được khai báo, phải có sự trình báo đến cơ quan có thẩm quyền để thay đổi hồ sơ tương ứng. Các chủ dự án, cơ sở phải công khai các hồ sơ, giấy phép môi trường ngoại trừ những thông tin bí mật theo quy định.

Những cam kết về các biện pháp, hệ thống xử lý chất thải cần phải được thực hiện nghiêm chỉnh. Khi có các hoạt động của thanh tra, phải có đủ số liệu, giấy tờ và tình trạng để khai báo rõ ràng cho đơn vị kiểm soát.

Các dự án đầu tư, các cơ sở phải chịu những phần phí liên quan đến việc thực hiện những thủ tục về môi trường này. Đồng thời, còn có những nghĩa vụ khác cần được bám theo dựa vào quy định của pháp luật và các nghị định có liên quan.

Trách nhiệm của cơ quan cấp giấy phép môi trường

Cơ quan cấp giấy phép môi trường sẽ có nhiệm vụ tiếp nhận các trường hợp đăng ký môi trường. Đồng thời, các cơ quan này sẽ chịu trách nhiệm cập nhật những thông tin đăng ký lên hệ thống thông tin chung, cơ sở dữ liệu môi trường của quốc gia.

Cơ quan cấp giấy phép môi trường phải kiểm tra, giám sát hoạt động của các dự án, cơ sở. Từ đó, dựa vào hồ sơ đăng ký môi trường và pháp luật để đưa ra các biện pháp chế tài phù hợp cho những vi phạm.

Các cơ quan cũng chịu trách nhiệm hướng dẫn, giải quyết những kiến nghị về môi trường, kiến nghị về hoạt động của các cơ sở, dự án đã được đăng ký môi trường.

Mẫu văn bản đăng ký môi trường cho các dự án đầu tư, cơ sở

Mẫu cấu trúc về một văn bản đăng ký môi trường có thể được tóm tắt như sau:

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

Số: …                                                                                              ……, ngày, tháng, năm

V/v đăng ký môi trường cho dự án đầu tư, cơ sở

 

Kính gửi: (3)

(1) là chủ đầu tư của (2),

– Địa chỉ trụ sở chính của (1):

– Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số:…… (hoặc các giấy tờ tương đương (nếu có)).

– Người đại diện theo pháp luật của (1):……………………………….

– Điện thoại: ……………………; Fax: ……………….; e-mail:……………

(1) đăng ký môi trường cho (2) với các nội dung sau:

  1. Thông tin chung về dự án đầu tư, cơ sở:
  2. Nguyên, nhiên liệu, hóa chất sử dụng và các sản phẩm của dự án đầu tư, cơ sở:

(Liệt kê các loại nguyên, nhiên liệu, hóa chất sử dụng và các sản phẩm của dự án đầu tư, cơ sở.)

  1. Loại, khối lượng chất thải phát sinh của dự án đầu tư, cơ sở:
  2. Phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải của dự án đầu tư, cơ sở:
  3. Cam kết thực hiện công tác bảo vệ môi trường:

(Nêu các cam kết về bảo vệ môi trường trong quá trình xây dựng dự án đầu tư và trong quá trình hoạt động sản xuất của dự án đầu tư, cơ sở)

Chúng tôi gửi kèm văn bản này 01 (một) Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (trường hợp dự án đầu tư, cơ sở đã có báo cáo đánh giá tác động môi trường được phê duyệt theo quy định).

Chúng tôi cam kết bảo đảm về độ trung thực, chính xác của các thông tin, số liệu được nêu trong các tài liệu nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.

Đề nghị (3) tiếp nhận đăng ký môi trường của (2).

 

 Nơi nhận:
– Như trên;
– …;
– Lưu: …

QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ CỦA NGƯỜI KÝ

(Chữ ký của người có thẩm quyền, dấu/chữ ký số của cơ quan, tổ chức)

Họ và tên

Ghi chú:

    (1) Chủ dự án đầu tư, cơ sở;

    (2) Dự án đầu tư, cơ sở;

    (3) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi triển khai (2).

 

Mẫu bên trên đã bao gồm một số đề mục đòi hỏi trong một hồ sơ đăng ký môi trường. Tuy vậy, bên trong mỗi hồ sơ cần có những thông tin cụ thể hơn cũng như những số liệu, tên gọi cần được nghiên cứu, tìm hiểu rõ ràng.

Lập hồ sơ và làm việc theo đúng với đăng ký môi trường là một vấn đề khiến không ít nhiều doanh nghiệp đau đầu. Hiện nay, công việc này có thể được diễn ra thuận tiện hơn nhờ các đơn vị cung cấp dịch vụ môi trường. HANA là một trong những đơn vị mà quý khách không nên bỏ qua.

Liên lạc ngay với HANA để được tư vấn về quy trình lập hồ sơ đăng ký môi trường cũng như hỗ trợ quý  khách trong quá trình hoạt động để tránh khỏi những vi phạm:

hotline

Để cám ơn Quý khách đã quan tâm và sử dụng các dịch vụ của HANAHANA xin gửi đến quý khách hàng các ưu đãi khi liên hệ và kí hợp đồng một trong các dịch vụ của HANA.

  • Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ miễn phí.
  • Đánh giá Trạm xử lý nước thải hiện hữu, hướng dẫn cải tạo và vận hành miễn phí.
  • Ký hợp đồng xử lý chất thải sẽ được tặng lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ miễn phí.
  • Thường xuyên ưu đãi giảm giá đối với tất cả các dịch vụ.

Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình. MÔI TRƯỜNG HANA sẵn sàng giúp quý doanh nghiệp trong việc kiểm tra, đánh giá, tư vấn và hướng dẫn sửa chữa, vận hành, lắp đặt, thi công, bảo trì hệ thống xử lý nước thải. HANA tư vấn viết hồ sơ môi trường và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí.

GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm Giải pháp xử lý nước tiết kiệm. Rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng quý doanh nghiệp.

chu ky dien tu scaled

One thought on “QUY TRÌNH ĐĂNG KÝ MÔI TRƯỜNG HOÀN CHỈNH NHẤT

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *