Quy trình xử lý nước thải khu dân cư 2021 tại Tp.HCM

quy dinh xu ly nuoc thai khu dan cu
5/5 - (2 bình chọn)

Quy trình xử lý nước thải khu dân cư cần được tối ưu hóa và đạt hiệu quả cao. Để thực hiện được điều đó, quý khách hàng cần có một đối tác với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực xử lý nước thải sinh hoạt.

Giải pháp Môi trường Hana luôn tự hào là một doanh nghiệp chuyên xử lý nước thải có nhiều năm kinh nghiệm, tâm huyết với nghề với mong muốn mang lại giải pháp, chi phí tốt nhất về xử lý nước thải cho quý khách hàng. Chúng tôi tự tin mang đến cho quý khách hàng những trải nghiệm và hệ thống xử lý nước thải đúng quy trình xử lý nước thải khu dân cư tốt nhất.

Nước thải khu dân cư là gì?

Nước thải khu dân cư còn được gọi là nước thải sinh hoạt. Nước thải khu dân cư phát sinh từ quá trình sử dụng của cư dân sinh sống ở đó. Chúng được chia thành hai loại như sau:

  • Nước thải do bài tiết của con người từ nhà vệ sinh.
  • Nước thải từ các quá trình sinh hoạt như giặt giũ, tẩy rửa, vệ sinh nhà cửa, …

Nước thải khu dân cư có đặc tính là gồm chất thải bài tiết từ quá trình sinh hoạt của con người, nhiễm bẩn từ các chất thải nhà ăn, tắm giặt… là nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất hữu ơ dễ phân hủy.

Ngoài ra, nước thải chung cư còn chứa các thành phần vô cơ, vi sinh vật và vi trùng gây bệnh. Đặc tính chung của nước thải chung cư là ô nhiễm bởi cặn hữu cơ, các chất hữu cơ hòa tan, ni tơ, phốt pho và các vi sinh vật, vi khuẩn, vi trùng gây bệnh, …

Vì vậy, quý khách hàng cần xử lý nước thải đúng quy trình xử lý nước thải khu dân cư theo quy chuẩn của nhà nước quy định, tránh vi phạm pháp luật và tiếp tay làm hại đến môi trường sống và sức khỏe cộng đồng.

Thành phần nước thải khu dân cư

Trong nước thải chung cư, chất hữu cơ chiếm đến 60% bao gồm chất hữu cơ thực vật và chất hữu cơ động vật. Các chất vô cơ bao gồm đất cát, axit, bazo… chiếm khoảng 40%. Nếu nước thải này không được xử lý một cách triệt đê trước khi xả ra nguồn tiếp nhận thì sẽ vi phạm quy trình xử lý nước thải khu dân cư và gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng cũng như mỹ quan môi trường sống.

Thành phần nước thải khu dân cư

Quy trình xử lý nước thải khu dân cư

Quy trình xử lý nước thải khu dân cư

>>> Xem thêm: Công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt để tưới cây

Thuyết minh quy trình xử lý nước thải khu dân cư

Xử lý sơ bộ:

Nước thải từ hệ thống thoát nước được thu gom về nhà máy xử lý. Sau đó nước được dẫn qua hệ thống song chắn rác.

Song chắc rác sẽ giữ lại những loại rác có dạng rắn, thô xuất hiện trong quá trình sản xuất, sinh hoạt, như các loại túi nylon, cỏ cây, bao bì, hộp đựng,… bị lẫn vào trong nước thải; tránh sự tắc nghẽn đường ống, gây khó khăn cho các công trình xử lý kế tiếp. Và rác được thu gom đem đi xử lý.

Nước thải sau khi qua song chắn rác tiếp tục được đưa vào bể lắng cát. Bể lắng này sẽ loại bỏ những hạt cặn lớn vô cơ không tan chứa trong nước thải, chủ yếu là cát, để tránh lắng đọng trong các đường ống dẫn cũng như bảo vệ thiết bị máy móc khỏi mài mòn.

Khi cát tích tụ nhiều sẽ được hút đi tách nước và đưa ra làm ráo nước tại sân phơi cát. Cát khô sau khi phơi sẽ được xe thu gom định kì.

Sau đó nước được bơm lên bể lắng đợt I,một phần cặn lơ lửng sẽ được lắng nhờ trọng lực, tại đây lượng dầu mỡ sẽ giảm đi nhờ hệ thống thu váng nổi ở bể lắng, váng dầu mỡ sẽ được thu gom vào thùng chứa dùng xe chở đem đi chôn lấp, phần bùn lắng sẽ được đưa tới hố thu bùn, bơm về bể nén bùn rồi dẫn ra sân phơi bùn để phơi sau đó được thu gom đem đi chôn lấp.

Nước thải từ bể điều hòa được dẫn qua bể sinh học cao tải. Với mục đích điều hòa lưu lượng và nồng độ các chất giúp cho công trình phía sau làm việc ổn định, khắc phục sự cố vận hành do dao động về nồng độ và lưu lượng. Đồng thời hệ thống phân phối khí sẽ hòa trộn đồng đều nước thải trên toàn diện thể tích bể ngăn ngừa hiện tượng lắng cặn ở bể sinh ra mùi khó chịu.

Xử lý sinh học:

Nước thải sau được đưa tiếp đến bể lọc sinh học cao tải, là công trình xử lý sinh học quan trọng nhất của hệ thống, tại đây nhờ hoạt động của các vi sinh vật hàm lượng BOD5, COD, SS, Nitơ, P sẽ được xử lý đáng kể. Nước sẽ được phân phối vào bể lọc cao tải bằng hệ thống phân phối bằng phản lực.

Nước thải sẽ tiếp xúc với với lớp vật liệu lọc, sau một thời gian tiếp xúc giữa nước thải và vi sinh vật dính bám tăng lên, tải trọng chất bẩn hữu cơ giảm xuống.

Khử trùng:  

Nước thải sau khi ra khỏi bể lọc sinh học cao tải sẽ được đưa sang bể khử trùng với hóa chất khử trùng sẽ được bơm vào liên tục bằng bơm định lượng. Sau thời gian tiếp xúc cần thiết, hầu hết các vi khuẩn gây bệnh trong nước sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn, đảm bảo an toàn cho nước thải về mặt vi sinh trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.

Nước sau xử lý đảm bảo đạt giá trị Cột A  QCVN 14:2008/BTNMT sẽ được xả vào môi trường tiếp nhận và đúng quy trình xử lý nước thải khu dân cư của nhà nước ban hành.

Ưu điểm của hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt tối ưu

  • Vận hành và bảo trì đơn giản
  • Chi phí tiết kiệm
  • Nước thải sau xử lý đạt loại A theo QCVN 14:2008/ BTNMT đặt ra
  • Cải thiện chất lượng môi trường xung quanh khu dân cư nói riêng và môi trường sinh thái nói chung.
  • Đúng quy trình xử lý nước thải khu dân cư

Nếu quý khách cần tư vấn, khảo sát, đưa ra phương án xử lý nước thải khu dân cư, hoặc kiểm tra sửa chữa hệ thống, vui lòng liên hệ với HANA

lien he hotline 300x117 4

Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình. Môi trường Hana sẵn sàng giúp quý doanh nghiệp trong việc kiểm tra, đánh giá, tư vấn và hướng dẫn bảo trì, sửa chữa, vận hành hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt đô thị. HANA tư vấn và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí

GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm Trao giải pháp – Nhận niềm tin”, rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng quý doanh nghiệp.

chu ky dien tu scaled

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *