VI SINH VẬT HIẾU KHÍ TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI

VI SINH VẬT HIẾU KHÍ TRONG XỬ LÝ NƯỚC THẢI
Rate this post

Ứng dụng vi sinh vật trong xử lý nước thải là một trong những phương pháp khá hiệu quả. Vi sinh vật hiếu khí là một dạng vi sinh vật được ưa chuộng trong quá trình này. Loại vi sinh vật này có những khả năng gì và có những lưu ý ra sao trong quá trình xử lý nước thải? Mời bạn cùng HANA tìm hiểu về các loại vi sinh vật hiếu khí trong xử lý nước thải.

Tìm hiểu chung về vi sinh vật hiếu khí trong xử lý nước thải

Tìm hiểu chung về vi sinh vật hiếu khí trong xử lý nước thải

Đặc trưng của vi sinh vật hiếu khí

Vi sinh vật hiếu khí là loại vi sinh vật sinh trưởng trong môi trường thật giàu khí oxy. Chúng dùng oxy để thực hiện quá trình oxy hóa hữu cơ, tạo ra năng lượng cho việc sinh trưởng, phát triển.

Quá trình hô hấp hiếu khí của chúng còn hỗ trợ cho quá trình phân hủy những chất thải trong nguồn nước. Sản phẩm từ hoạt động sống của chúng là những chất vô hại, đôi khi còn có ích. Vì thế, đây được xem là một yếu tố góp mặt trong hầu hết các quy trình xử lý nước thải

Một số loại vi sinh vật hiếu khí xử lý nước thải phổ biến

Trong quá trình xử lý nước thải, nhiều loại vi sinh vật được đưa vào. Mỗi loại vi sinh vật sẽ có những vi sinh vật đặc trưng xử lý. Dưới đây là một số loại vi sinh vật hiếu khí trong xử lý nước thải phổ biến với khả năng riêng của chúng:

  • Pseudomonas: thủy phân hidrocacbon, protein, các chất hữu cơ và khử nitrat.
  • Arthrobacter: phân hủy hidrocacbon.
  • Bacillus: phân hủy hydratcacbon, protein.
  • Cytophaga: phân hủy polime.
  • Nitrosomonas: nitrit hóa.
  • Nitrobacter: nitrat hóa.
  • Nitrococcus Denitrificans: khử nitrat.
  • Desulfovibrio: khử sunfat, khử nitrat.
Vi khuẩn Pseudomonas giúp thủy phân hydrocacbon
Vi sinh vật hiếu khí trong xử lý nước thải Pseudomonas giúp thủy phân hydrocacbon

Xem thêm: Bùn vi sinh là gì? Vai trò của bùn vi sinh trong xử lý nước thải?

Ứng dụng vi sinh vật hiếu khí trong quá trình xử lý nước thải

Nhờ vào khả năng hoạt động, phân hủy và chuyển hóa chất hữu cơ của mình, các vi sinh vật hiếu khí được ứng dụng hiệu quả trong quá trình xử lý nước thải. Quy trình ứng dụng vi sinh vật hiếu khí trong xử lý nước thải gồm 3 giai đoạn trọng tâm.

Giai đoạn đầu tiên là giai đoạn oxy hóa. Lúc này, các chất hữu cơ sẽ bị oxy hóa thành CO2, nước. Sau đó, vi sinh vật hiếu khí bắt đầu quá trình tổng hợp tế bào mới. Và sau cùng, chúng sẽ thực hiện quá trình phân hủy nội bào.

Theo từng tính chất, trạng thái tồn tại, quá trình xử lý có thể được phân thành nhiều dạng khác nhau:

  • Xử lý với vi sinh vật hiếu khí sinh trưởng dạng lơ lửng: bùn hoạt tính,  hồ làm thoáng, bể phản ứng gián đoạn, lên men phân hủy…
  • Xử lý với vi sinh vật hiếu khí sinh trưởng dạng dính bám như quá trình bùn hoạt tính dính bám, bể lọc, đĩa sinh học, bể phản ứng nitrat và màng lọc…

Ưu nhược điểm của vi sinh vật hiếu khí trong xử lý nước thải

Ưu nhược điểm của vi sinh vật hiếu khí trong xử lý nước thải

Ưu điểm

Ưu điểm hàng đầu của việc ứng dụng vi sinh vật hiếu khí trong xử lý nước thải là về chất lượng đầu ra. Quá trình xử lý này luôn cho ra nước với lượng BOD ổn định, đạt tiêu chuẩn. Dù xử lý triệt để nhưng quá trình này vẫn đảm bảo không gây ra mùi hôi khó chịu cho người dân.

Chi phí cho quá trình xử lý bằng sinh vật hiếu khí không quá cao. Chỉ cần biết cách phát triển vi sinh vật và bể chứa, quá trình xử lý đã có thể diễn ra. Không những thế, phương pháp xử lý này còn đảm bảo được thời gian xử lý đảm bảo không quá lâu .

Việc ứng dụng vi sinh vật hiếu khí còn có thể được tận dụng cho nhiều việc khác. Thông thường, phần bùn vi sinh sau quá trình xử lý có thể được tái sử dụng để làm phân bón cho các hộ dân. 

Nhược điểm

Do tính chất của các vi sinh vật là hiếu khí nên luôn đòi hỏi phải được cấp khí liên tục. Vì lý do này mà cần phải vận hành hệ thống không ngừng nghỉ. Phải cung cấp, cho hệ thống sục khí hoạt động để đảm bảo vi sinh vật sinh trưởng và phát triển bình thường.

Bên cạnh đó, các loại vi sinh vật này khá nhạy cảm với những yếu tố xung quanh. Nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn tới hoạt động của chúng nên dễ bị trục trặc nếu nhiệt độ không nằm ở mức phù hợp. Vấn đề dinh dưỡng của vi sinh vật cũng khá khó khăn khi chúng hoàn toàn có thể bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi dinh dưỡng.

Sau quá trình xử lý, một nhược điểm tiếp theo chính là việc lắng và khử trùng. Đối với bể sinh học thì việc lọc bùn là khá khó khăn và làm mất thời gian cho quá trình xử lý. 

Nuôi trồng vi sinh vật hiếu khí đúng cách

Để quá trình xử lý nước thải diễn ra trơn tru, cần phải có cách để nuôi dưỡng, bổ sung vi sinh vật cho phù hợp. Quy trình nuôi cấy sẽ được thực hiện thường xuyên, đòi hỏi phải có nhiều kỹ năng và thật sự khéo léo để không gây chết vi sinh vật.

Đối với hệ thống mới, nên bổ sung vi sinh vật hiếu khí vào thời điểm nhiệt độ từ 25 đến 30 độ C (thường là sáng sớm). Đối với hệ thống vốn đang hoạt động thì việc cấy thêm vi sinh sẽ dễ dẫn đến tình trạng sốc. Vì thế, khi bổ sung vào cần phải lựa thời điểm hệ thống nghỉ ngơi, không nhận thêm nước thải để môi trường vi sinh được ổn định hoàn toàn.

Phải thường xuyên bổ sung bùn vi sinh, thông thường là bổ sung từ 10 đến 15% trên tổng nồng độ của hệ thống. Phải có cách để cân đối chất dinh dưỡng cho vào, đảm bảo các vi sinh vật hiếu khí không bị thiếu hoặc quá thừa chất dinh dưỡng.

Khi hệ thống đã ổn định, phải thường xuyên kiểm tra lượng nước hằng ngày. Khi lượng nước đầu ra có vấn đề, phải nhanh chóng xem xét chế độ hoạt động và đặc biệt là đánh giá lại bùn vi sinh.

Có thế thấy, vi sinh vật hiếu khí trong xử lý nước thải được xem là một phần vô cùng quan trọng. Đây là một công cụ hữu ích cho việc xử lý thải được diễn ra tiết kiệm, hiệu quả và an toàn. Để có thể sở hữu quy trình xử lý nước thải nhờ vi sinh vật hiếu khí, mời quý khách tìm đến Công ty Giải pháp môi trường HANA qua các thông tin:

  • Hotline: 0985.99.4949
  • Địa chỉ: 20/6 Nguyễn Văn Dung, P.6, Q. Gò Vấp, TP. HCM
  • Email: mail@moitruonghana.com
chu ky dien tu scaled

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *