Các nhà máy in ấn ngày càng phát triển lớn mạnh. Tuy vậy, đi kèm với đó lại là thực trạng khí thải làm ô nhiễm trầm trọng đến môi trường. Xử lý khí thải phòng in – xưởng in ấn cho các nhà máy trở thành một vấn đề cần được quan tâm. Cùng Môi trường HANA tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Nguồn gốc khí thải phòng in – xưởng in ấn
Khí thải phòng in – xưởng in ấn phát sinh từ bụi, khí của quá trình sản xuất. Phần lớn chúng bắt nguồn từ những các chất tạo màu, dung môi, nhựa và các chất phụ gia.
Tác hại của khí thải phòng in – xưởng in ấn
Khi không được xử lý đúng cách, nước thải từ các phòng in – xưởng in ấn sẽ mang đến nhiều hậu quả. Trong các loại khí thải này có chứa khá nhiều thành phần hóa học phức tạp và nguy hiểm.
Những người chịu tác động trực tiếp từ loại khí thải mực in chính là công nhân viên tại phòng in, xưởng in ấn vì họa sẽ tiếp xúc một cách trực tiếp với những thành phần này. Đặc biệt là khi máy in được bố trí trong một không gian quá kín, cản trở không khí lưu thông thì sẽ khiến các bụi mịn có cơ hội tích tụ nhiều, tăng cao mức độ nguy hiểm của chúng. Bên cạnh đó, những người xung quanh các nhà máy cũng sẽ chịu đựng nhiều tác hại khi lượng khí thải tràn ra bên ngoài.
Những yếu tố như phụ gia, bột màu có thành phần từ kim loại nặng sẽ trở thành hạt lơ lửng trong không khí. Đây là những hạt siêu nhỏ, khó được nhận thấy nhưng thường tạo ra những tác hại đến con người qua mắt, mũi, miệng.
Một số chất hữu cơ bay hơi như benzen, toluen, xylen trong khí thải mực in cũng được xem là gây ra nhiều vấn đề nghiêm trọng cho hô hấp. Chúng sẽ làm ảnh hưởng đến thần kinh, tạo ra các tình trạng kích ứng da, mắt, mũi và về lâu dài là những bệnh lý nguy hiểm về hô hấp.
Quy trình xử lý khí thải phòng in – xưởng in ấn cho các nhà máy
Hiện nay, phương pháp xử lý khí thải phòng in xưởng in ấn cho các nhà máy phổ biến nhất là hấp phụ bằng than hoạt tính và phương pháp lọc tĩnh điện.
Phương pháp xử lý khí thải phòng in – xưởng in ấn cho các nhà máy bằng than hoạt tính
Theo quy trình này, khí thải từ các nhà máy sẽ được chụp hút thu gom và đẩy ra tháp hấp phụ nhờ quạt. Khí thải do quạt đẩy sẽ đi qua ba lớp than để lần lượt được xử lý triệt để. Mỗi lớp than sẽ có những kích thước hạt khác nhau, tương ứng với kích thước của từng loại bụi độc.
Hiệu suất xử lý của than hoạt tính khá ổn khi chúng được tạo nên từ những vi tinh thể sắp xếp hỗn độn, tự nhiên. Bề mặt than không phân cực giúp chúng có khả năng hấp thụ nước, chất hữu có một cách hiệu quả. Cũng nhờ việc sắp xếp lồi lõm mà bề mặt của than khá lớn, giúp tính hấp thụ trở nên mạnh hơn.
Phương pháp xử lý khí thải phòng in – xưởng in ấn cho các nhà máy bằng máy lọc tĩnh điện
Bên cạnh phương pháp tháp hấp phụ bằng than hoạt tính truyền thống thì máy lọc tĩnh điện đang được đẩy mạnh để nâng cao hiệu quả xử lý. Phương pháp này có khả năng xử lý tốt cả về mùi và về độ độc hại.
Máy lọc tĩnh điện hoạt động dựa trên nguyên lý điện trường. Theo đó, những hạt bụi, khói trong không khí sẽ được máy lọc tích điện cho trở thành những hạt mang điện tích. Khi đó, những hạt này sẽ bị điện cực trái dấu hút về, lưu lại trên điện cực.
Bụi mịn lúc này sẽ bám trên điện cực, không thoát ra ngoài nên sẽ giúp cho luồng khí được trong lành. Nhờ việc xử lý theo phương pháp hút nên máy lọc thường được ứng dụng cho các ngành tạo ra nhiều bụi mịn như in ấn.
Những lý do nên lựa chọn quy trình xử lý khí thải phòng in – xưởng in ấn cho các nhà máy đến từ HANA
Những ưu điểm của phương pháp truyền thống
Việc dùng than hoạt tính để tạo tháp hấp phụ là một cách khá tiết kiệm. Giá thành của những loại than này không quá cao, vì thế mà tiết kiệm được phần chi phí ban đầu. Đồng thời, tháp hấp thụ cũng có quá trình vận hành khá đơn giản nên không đòi hỏi quá nhiều về nhân lực.
Hệ thống hoạt động khá đơn giản nên sẽ có thể diễn ra một cách tự động và liên tục. Cấu tạo của máy cũng đơn giản nên tiết kiệm được nhiều chi phí. Với kích thước vừa phải, tháp hấp phụ có thể được lắp đặt trong các phòng in, xưởng in ấn.
Những ưu điểm của phương pháp máy lọc tĩnh điện
Hiệu suất xử lý của máy lọc tĩnh điện khá cao đối với cát bụi mịn và khói. Phương pháp này cũng dùng nguyên liệu khá thân thiện với môi trường khi không đòi hỏi hóa chất tham gia. Đồng thời, việc xử lý cũng không làm phát sinh các tạp chất có hại đến môi trường.
Sản phẩm phụ của quá trình lọc tĩnh điện là khí ozone với khả năng oxy hóa khử rất mạnh mẽ. Chúng có thể góp phần lớn vào việc khử mùi, diệt khuẩn và làm sạch cả phòng kín.
Máy lọc tĩnh điện có thể được tái sử dụng nhiều lần. Chỉ cần nồng độ bụi ở mức vừa phải và thường xuyên làm sạch hệ thống thì hoàn toàn có thể dùng máy trong thời gian dài.
Xử lý khí thải phòng in – xưởng in ấn cho các nhà máy sẽ có nhiều sự lựa chọn cho doanh nghiệp. Xử lý tốt khí thải để đảm bảo an toàn lao động cho công nhân viên của mình cũng như không gây ra nhiều ảnh hưởng xấu đến môi trường.
Với sứ mệnh xây dựng một môi trường trong sạch, lành mạnh, HANA chúng tôi luôn sẵn sàng hỗ trợ quý khách qua hotline 0985.99.4949 và hộp thư điện tử mail@moitruonghana.com. Đồng thời, bạn có thể gặp trực tiếp tại trụ sở chính Công ty Giải pháp môi trường HANA 20/6 Nguyễn Văn Dung, P.6, Q. Gò Vấp, TP. HCM.