Nước thải phòng thí nghiệm được xem là một trong những loại nước thải phức tạp nhất. Với sự kết hợp của nhiều loại chất, vật phẩm nghiên cứu, liệu rằng quy trình xử lý nước thải phòng thí nghiệm sẽ diễn ra như thế nào? Mời bạn cùng tìm hiểu quy trình xử lý nước thải phòng thí nghiệm từ HANA.
Tìm hiểu tổng quan về nước thải phòng thí nghiệm
Nước thải phòng thí nghiệm có nguồn gốc từ đâu?
Nguồn gốc chủ yếu và nguy hiểm nhất của nước thải phòng thí nghiệm chính là từ các hoạt động nghiên cứu, sử dụng các chất hóa học hay mẫu thử và xả ra nguồn nước. Quá trình tẩy rửa, vệ sinh đã khiến những tạp chất bám trên thiết bị có thể đi vào nguồn nước.
Bên cạnh đó, những sinh hoạt của các nhân viên, nhà nghiên cứu cũng đã thải ra nhiều thành phần vào nguồn nước này. Đặc biệt, đối với các dự án lớn, những phòng thí nghiệm đầu tư thì lượng nước cũng đạt được một số lượng khá đáng kể.
Nước thải phòng thí nghiệm gồm những thành phần nào?
Mỗi cơ sở thí nghiệm khác nhau sẽ có những thành phần chất độc khác nhau phụ thuộc vào đặc thù của cơ sở. Đồng thời quá trình làm thí nghiệm sẽ đòi hỏi khá nhiều chất tham gia nên có vô số các thành phần không thể kiểm soát. Chính vì vậy mà nước thải phòng thí nghiệm được xem là có nồng độ, thành phần những chất ô nhiễm không tương đồng cũng như thiếu ổn định.
Từ quá trình sinh hoạt, các hợp chất, rác thải sẽ trở thành một phần trong nước thải phòng thí nghiệm. Các hợp chất, tạp chất hữu cơ này còn bắt nguồn từ những vật phẩm nghiên cứu trong thí nghiệm.
Những hóa chất trong thí nghiệm có thể lan ra môi trường là yếu tố cực nguy hiểm và chủ yếu trong nước thải. Một số hóa chất thường dùng ở dạng lỏng, khó phân tách mà chúng ta có thể kể đến là các sản phẩm dung môi. kháng sinh, hợp chất vòng cùng nhiều loại chất hóa học khác.
Đồng thời, những thành phần hóa chất dạng rắn cũng chiếm rất nhiều. Từ một số lượng gây choáng ngợp của các thành phần mà việc tích lũy các độc tố BOD, COD, TSS trong nước thải phòng thí nghiệm cũng tăng cao và khó phân tích vì sự liên tục thay đổi.
Nước thải phòng thí nghiệm còn được đặc trưng bởi những sản phẩm kháng sinh và các loại dung dịch tẩy rửa khác phục vụ cho việc học tập, nghiên cứu. Có thể thấy, việc xác định rõ ràng được nồng độ của loại nước thải này là vô cùng khó khăn, tuy nhiên một điều có thể khẳng định rằng tác hại của chúng là vô cùng đáng suy ngẫm.
Xem thêm: Dự án xử lý nước thải Phòng thí nghiệm năm 2022
Vì sao xử lý nước thải phòng thí nghiệm là vô cùng quan trọng?
Việc xử lý nước thải phòng thí nghiệm được xem là một vấn đề cần thiết. Lý do của sự quan trọng này sẽ được làm rõ khi đi vào phân tích những tác hại của loại nước thải thài.
Trong nước thải phòng thí nghiệm của chứa rất nhiều các tạp chất, chất lơ lửng sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước. Khi chưa xử lý, nước sẽ gây tình trạng đục, hôi thối ở khu vực tiếp nhận.
Nước thải phòng thí nghiệm còn chứa rất nhiều chất hữu cơ, vô cơ gây hại cho cơ thể. Có nhiều loại chất làm ảnh hưởng nặng nề đến thần kinh như metanol, phenol… Tiếp xúc với những chất hóa học này, người dùng sẽ dễ bị nhức đầu, khó thở và choáng váng, về lâu dài còn gây ra nhiều chứng bệnh độc hại.
Rất nhiều những dung môi, thuốc thử trong phòng thí nghiệm cũng có mức độ độc hại cao, có thể gây hại trong tức khắc. Các chất tồn tại trong dung môi, thuốc thử có khả năng khử trùng và dễ gây tổn thương đến các cơ quan mắt, mũi, miệng.
Trong nước thải phòng thí nghiệm còn có rất nhiều chất gây ung thư. Nếu không xử lý trọng ven, hàm lượng BOD, COD trong nước sẽ khiến cơ thể người mắc phải nhiều căn bệnh hiểm nghèo.
Như vậy, việc xử lý nước thải phòng thí nghiệm là vô cùng quan trọng. Đây là công việc đảm bảo hiệu quả của quá trình nghiên cứu cũng như thể hiện trách nhiệm đối với môi trường và cộng đồng mà các cơ sở buộc phải tuân thủ.
Thuyết minh quy trình xử lý nước thải phòng thí nghiệm hàng đầu hiện nay
Quy trình xử lý nước thải phòng thí nghiệm được xem là cực kì hiệu quả hiện nay có thể được tóm tắt qua các bước sau:
Thu gom
Nước thải từ phòng thí nghiệm sẽ được chảy cùng về thu gom để chuẩn bị cho việc xử lý. Tuy nhiên, trong quá trình này nước sẽ đi qua một song chẳn rác. Tại song chắn, những thành phần có kích thước lớn như chất hóa học dạng rắn, rác từ hoạt động sinh sẽ được giữ lại, không cho phép đi vào bể gom.
Điều hòa nước
Từ bể thu gom, nước thải sẽ di chuyển sang bể điều hòa để được ổn định hơn cho quá trình xử lý. Nhờ hệ thống khuấy và thổi kí, nước thải sẽ được điều chỉnh nồng độ những chất độc hại cũng như độ pH. Cũng nhờ bể điều hòa, lưu lượng nước sẽ được tăng giảm cho phù hợp với quá trình xử lý về sau.
Xử lý hóa học
Nước thải phòng thí nghiệm sẽ được xử lý nhờ hoạt động mạnh mẽ của H2O2 và O3. Các thành phần độc hại sẽ được oxy hóa, từ đó sinh ra sản phẩm vô hại. Đặc biệt, quá trình này hỗ trợ để làm giảm BOD, COD hay TSS đến hơn 90%
Tạo bông lắng
Để thuận lợi cho việc lọc các tạp chất lơ lửng, hóa chất kết dính sẽ được cho vào trong nước thải. Khi đó, những thành phần li ti, nhỏ bé sẽ được kết dính với nhau tạo thành bông cặn lớn và dễ dàng lắng xuống đáy bể.
Sau khi lắng, phần bùn dư sẽ được mang sang bể chứa bùn và nước thải sẽ tiếp tục di chuyển để xử lý đầy đủ.
Xử lý hiếu khí
Sau khi được điều hòa và lắng cặn, nước sẽ chảy vào bể Anoxic để được xử lý sinh học. Các vi sinh vật thiếu khí sẽ hoạt động đầy hiệu quả và khử sạch N, P trong những chất dinh dưỡng tồn tại ở nước thải phòng thí nghiệm.
Xử lý kỵ khí
Từ bể Anoxic, nước thải sẽ tiếp tục di chuyển sang bển Aerotank để được xử lý hiếu khí. Với đặc trưng của mình, các vi sinh vật hiếu khí sẽ liên tục phân hủy chất hữu cơ để biến đổi thành nguồn năng lượng cho bản thân mình. Sau quy trình này, chất độc BOD, COD, hữu cơ trong nước lại một lần được được khử đi.
Lọc MBR
Với cấu trúc cực kì tinh vi, các lỗ lọc siêu nhỏ của màng lọc MBR sẽ giữ lại các chất hữu cơ trong nước. Khi nước chảy qua màng, những chất độc bám lại sẽ bị vi sinh vật phân hủy và trở thành bùn hoạt tính vô hại.
Sau khi phân hủy, bùn hoạt tính sẽ một phần đi về bể bùn để xử lý riêng. Phần còn lại sẽ được tận dụng trở thành nguồn vi sinh bằng cách cho di chuyển về bể xử lý thiếu khí để đảm bảo sinh khối.
Khử trùng
Sau khi đi qua màng MBR, nước được bơm vào bể khử trùng để làm sạch một lần nữa các vi khuẩn, nấm bệnh còn sót lại trong nước. Sau quá trình này, nước sẽ được thải ra môi trường một cách an toàn, hợp pháp.
Quy trình HANA vừa giới thiệu đến quý khách sẽ là một trợ thủ đắc lực cho việc xử lý nước thải phòng thí nghiệm. Đến với HANA, chúng tôi cam kết sẽ hỗ trợ bạn thiết lập nên một hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn QCVN 28:2010/BTNMT. Liên lạc với HANA tại:
Hotline: 0985.99.4949
Địa chỉ: 20/6 Nguyễn Văn Dung, P.6, Q. Gò Vấp, TP. HCM
Email: mail@moitruonghana.com