Phương pháp xử lý nước thải thuốc trừ sâu hiệu quả

5/5 - (2 bình chọn)

Việt Nam sở hữu một nền nông nghiệp phát triển mạnh mẽ. Chính vì thế, các sản phẩm hỗ trợ cho quá trình trồng trọt luôn được tiêu thụ mạnh mẽ, trong đó có thuốc trừ sâu. Đây là sản phẩm không thể bỏ qua để giúp việc trồng trọt đạt được nhiều hiệu quả. Tuy vậy, nước thải do sử dụng thuốc trừ sâu là một nguồn gây ô nhiễm hàng đầu. Bạn cần phải nắm rõ các tác hại cũng như cách xử lý nước thải thuốc trừ sâu để có được những mùa vụ hiệu quả và an toàn.

Tìm hiểu chung về nước thải thuốc trừ sâu

Nguồn gốc nước thải thuốc trừ sâu

Nguồn gốc nước thải thuốc trừ sâu

Nước thải thuốc trừ sâu có nguồn gốc từ những hoạt động trước, trong và sau quá trình phun xịt thuốc. Đây có thể nước thải trong quá trình chuẩn bị thuốc, từ các túi thuốc trừ sâu còn sót lại. Trong khi phun thuốc, có rất nhiều lượng nước phun ra ngoài đất, nước và tạo nên nước thải thuốc trừ sâu. Sau cùng, khi thực hiện vệ sinh máy phun, thùng chứa, nhà xưởng… sẽ làm nước thải có chứa nhiều thuốc trừ sâu.

Thành phần nước thải thuốc trừ sâu

Thực tế, lượng nước thải phát sinh từ quá trình sử dụng thuốc trừ sâu không quá nhiều. Tuy nhiên, đây đều là những thành phần có mức độ độc hại khá cao.

Trong nước thải thuốc trừ sâu có chứa nhiều chất hữu cơ, cặn linh tinh. Nước có nhiều photphat, cacbonat. Thành phần nguy hiểm nhất trong nước chính là những chất hóa học độc hại, các chất phụ gia, dung môi nhiều tác hại, tiêu biểu nhất là xylen.

 Những thành phần kể trên làm cho chất lượng nước thải khá kém. Nồng độ BOD, COD, SS đều ở mức nguy hại cho con người. Dựa trên những dự án thực tế của HANA có thể trình bày bảng thành phần của nước thải thuốc trừ sâu qua một mẫu minh họa như sau:

CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ GIÁ TRỊ
pH 9.2
COD mgO2/l 3808
BOD mgO2/l 763
SS mg/l 286
Nito mg/l 280
Photpho mg/l 0.25
Dầu mg/l 15
Coliform MPN/100ml <3
Hóa chất

Tầm quan trọng của việc xử lý nước thải thuốc trừ sâu

Tầm quan trọng của việc xử lý nước thải thuốc trừ sâu

Nước thải thuốc trừ sâu thường không quá nhiều và cũng dễ phân hủy. Vì thế, loại nước thải này không gây hại lâu dài đến cho môi trường. Tuy nhiên, đây lại là một tác nhân vô cùng nguy hiểm đối với con người. Đôi khi các chất độc đi vào trong nước ngầm và ảnh hưởng tới nước sinh hoạt mà người dân không phát hiện nên sẽ gây ra nhiều tác hại.

Sử dụng nước có nhiễm thuốc trừ sâu, người dân sẽ dễ mắc phải các triệu chứng khó chịu, nguy hiểm. Các chất hóa học bên trong nước thải sẽ làm cho làn da gặp các triệu chứng ngứa, mẩn đỏ. Tiếp xúc lâu dài, người dân sẽ dễ dàng mắc phải các bệnh về da liễu khó điều trị.

Một tác hại nguy hiểm nhất của loại nước thải này chính là bệnh ung thư. Tại Việt Nam, đã từng ghi nhận rất nhiều ca bệnh ung thư của người dân ở khu vực có dùng nhiều thuốc trừ sâu.

Nước thải thuốc trừ sâu không được xử lý sẽ là một kẻ thù đối với sức khỏe của con người. Người dân sẽ phải tiếp xúc với những mùi khó chịu từ nước thải và các căn bệnh vô cùng nguy hiểm. Vì thế, việc xử lý nước thải thuốc trừ sâu là một vấn đề cần phải được quan tâm và thực hiện đầy đủ.

Quy trình công nghệ xử lý nước thải thuốc trừ sâu

Quy trình công nghệ xử lý nước thải thuốc trừ sâu

Mở đầu quá trình xử lý, nước thải thuốc trừ sâu sẽ di chuyển trong mương dẫn đi đến hệ thống xử lý nước thải. Sau đó, nước sẽ chảy qua song chắn rác để loại bỏ những tạp chất có kích thước lớn như nhãn dán, bao bì, rác… nhằm đảm bảo không bị tắc nghẽn trong quá trình xử lý về sau.

Nước thải sau đó được đẩy về bể điều hòa. Tại đây, nước được ổn định về lưu lượng dòng chảy và điều hòa nồng độ các chất ô nhiễm. Bể điều hòa trong xử lý nước thải thuốc trừ sâu cũng đồng thời chứa máy sục khí nhằm hạn chế việc lắng cặn trong bể.

Giai đoạn điều hòa tiếp theo, nước được cho thêm axit H2SO4 để giảm độ pH xuống mức cho phép. Điều này đảm bảo cho các quá trình xử lý về sau diễn ra trơn tru hơn.

Tại bể oxy hóa, nước được bổ sung hệ chất Fenton để oxi hóa các loại hợp chất vô cơ, khó phân hủy thành dạng dễ phân hủy. Cũng trong giai đoạn này, các hợp chất oxy hóa liên tục được bổ sung vào đế thúc đẩy quá trình oxy hóa, một số loại hóa chất thường dùng là H2O2, KMnO4

Quá trình tiếp theo, nước được dẫn về bể lắng trung hòa. Tại đây, các bùn cặn sinh ra từ quá trình oxy hóa sẽ được lắng xuống. Độ pH cũng được điều chỉnh về mức trung tính để các vi sinh vật hoạt động hiệu quả hơn.

Tại bể Aerotank, nước thải sẽ được các vi sinh vật hiếu khí hoạt động và phân hủy các chất hữu cơ trong nước. Tại đây, nước thải sẽ được xử lý các loại bùn, chất độc COD, BOD lên đến 90%.

Sau quá trình xử lý hiếu khí, nước sẽ được lắng một lần nữa tại bể lắng 2. Tại đây bùn thải sẽ được lắng sâu dưới đáy. Một phần trong số đó sẽ được đưa trở lại bể Aerotank để duy trì nguồn sinh khối cho vi sinh vật. Nước ở phía trên sẽ được đưa về bể khử trùng để xử lý một lần nữa.

Sau các quy trình trên, nước thải đạt tiêu chuẩn của nhà nước và chính thức thải ra môi trường. Nếu có bất kì băn khoăn gì, bạn cũng có thể tìm hiểu thêm về cách xử lý nước thải sản xuất hóa chất vì sự tương đồng trong thành phần nước thải.

Sử dụng thuốc trừ sâu là một công việc không thể bỏ qua. Tuy vậy, việc sử dụng này cần phải đi kèm với việc xử lý nước thải thuốc trừ sâu. Quý khách vừa được hiểu rõ về những hậu quả khi dùng nước thải thuốc trừ sâu chưa qua xử lý. HANA cũng đã gửi đến bạn một quy trình xử lý nước thải thuốc trừ sâu sơ lược. Để được tư vấn rõ ràng và lắp đặt một cách hoàn chỉnh, bạn hãy liên hệ ngay với HANA.

Công ty giải pháp môi trường HANA với sự chuyên nghiệp sẵn có sẽ mang đến cho bạn một hệ thống xử lý nước thải thuốc trừ sâu hiệu quả nhất. Mời bạn liên hệ:

  • Hotline: 0985.99.4949
  • Địa chỉ: 20/6 Nguyễn Văn Dung, P.6, Q. Gò Vấp, TP. HCM
  • Email: mail@moitruonghana.com
chu ky dien tu scaled

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *