HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HIỆU QUẢ

He thong xu ly nuoc thai phong kham da khoa hieu qua 4
Rate this post

Để giải quyết các vấn đề môi trường, xây dựng hệ thống xử lý nước thải phòng khám đa khoa là điều cần thiết và bắt buộc, đảm bảo cân bằng các yếu tố môi trường và sức khỏe con người. Tuy nhiên, xây dựng một hệ thống xử lý nước thải không chỉ cần đúng quy định của pháp luật mà còn cần tiết kiệm chi phí và dễ dàng bão trì. Với nhiều năm kinh nghiệm của mình, Môi trường HANA sẽ làm rõ hơn về nước thải phòng khám đa khoa và xây dựng hệ thống nước thải hiệu quả, phù hợp nhất.

  1. Phòng khám đa khoa là gì?

Phòng khám đa khoa nói riêng và mảng y tế nói chung là để phục vụ mục đích an sinh xã hội. Một số công việc của đa khoa bao gồm: điều trị các căn bệnh cấp và mãn tính, hướng dẫn phục hồi sức khỏe, kê đơn thuốc,…

Hệ thống các cơ sở khám – chữa bệnh của phòng đa khoa bao gồm các cơ sở khám – chữa bệnh của Nhà nước, tư nhân và các cơ sở khám, chữa bệnh khác. Phòng khám đa khoa là một loại trong các hình thức tổ chức khám bệnh, chữa bệnh trong hệ thống này.

Một số quy định về phòng khám đa khoa được quy định rõ trong Nghị định 109/2016/NĐ-CP.

  1. Tại sao phải xử lý nước thải phòng khám đa khoa?

    >>> Đọc thêm:

Lập báo cáo kết quả quan trắc môi trường Bệnh viện đa khoa Hoàn Hảo – CN IV – Quy mô 200 bệnh nhân/ngày

Xây dựng trạm xử lý nước thải – công suất 4 m3/ngày.đêm cho Phòng khám đa khoa Trung Thanh

Kinh tế, xã hội phát triển kéo theo những nhu cầu về an sinh xã hội ngày càng khắt khe hơn. Số lượng các phòng khám đa khoa không ngừng tăng, chất lượng được đảm bảo cũng kéo theo số lượng nước thải phòng khám đa khoa nhiều theo hướng ngày càng tăng.

Nước thải phòng khám đa khoa thường gồm 2 loại chính: nước thải sinh hoạt và nước thải y tế.

Với những tính chất ô nhiễm của nước thải các phòng khám đa khoa, việc không được xử lý nước thải có thể gây ảnh hưởng lớn đến môi trường và sức khỏe con người, điều này vô tình làm trái với đạo đức nghề y.

  1. Tính chất ô nhiễm của nước thải phòng khám đa khoa:

Các chất ô nhiễm hữu cơ, các chất vô cơ:

  • Nguồn phát sinh: Nước thải sinh hoạt của bệnh nhân, người nhà bệnh nhân, khách vãng lai và cán bộ công nhân viên trong bệnh viện
  • Thành phần: Cacsbonhydrat, protein, chất béo nguồn gốc động vật và thực vật, các hợp chất nitơ, phốtpho

Các chất tẩy rửa:

  • Nguồn phát sinh: Xưởng giặt của bệnh viện
  • Thành phần: Muối của các axit béo bậc cao

Các loại hóa chất:

  • Nguồn phát sinh: Sử dụng trong khoa giải phẫu bệnh, tiệt khuẩn, ướp xác và dùng bảo quản các mẫu xét nghiệm ở một số khoa. Có trong dung dịch dùng cố định và tráng phim. Sử dụng trong quá trình điều trị và chuẩn đoán bệnh.
  • Thành phần:
  • Formaldehyde
  • Các chất quang hóa học
  • Các dung môi gồm các hợp chất Halogen như cloroform, các thuốc mê sốc hơi như Halothan, các hợp chất khác như xylen, axeton
  • Các chất hóa học hỗn hợp: gồm các dịch làm sạch và khử khuẩn
  • Thuốc sử dụng cho bệnh nhân

Các vi khuẩn, virut, ký sinh trùng gây bệnh:

  • Nguồn phát sinh: Có trong máu, dịch, đờm, phân của người mang bệnh
  • Thành phần: Vi khuẩn: Salmonalla, Shigella, Vibrio, Cholorae, Coliorm, tụ cầu, liên cầu, Virus đường tiêu hóa, virus bại liệt, nhiễm các loại ký sinh trùng, amip và các loại nấm
  1. Hệ thống xử lý nước thải phòng khám đa khoa:

Qua quá trình tư vấn và làm việc thực tế, Môi trường HANA nhận thấy xây dựng hệ thống xử lý nước thải phòng khám đa khoa phải giải quyết được 2 vấn đề là nước thải sinh hoạt và nước thải ý tế. Cùng với đó là tùy vào số lượng nước thải của các phòng khám đa khoa mà xây dựng hệ thống xử lý nước thải cho hiệu quả và tiết kiệm chi phí nhất.

Hệ thống xử lý nước thải phòng khám đa khoa vừa và nhỏ:

He thong xu ly nuoc thai phong kham da khoa hieu qua

Hệ thống xử lý nước thải phòng khám đa khoa lớn:

Hệ thống xử lý nước thải phòng khám đa khoa lớn

Thuyết minh quy trình xử lý nước thải phòng khám đa khoa:

  • Hố gom nước thải: Nước hoạt theo mạng lưới thoát nước riêng chảy vào bể thu gom, trước khi vào bể thu gom, nước thải chảy qua lưới chắn rác để tách các loại rác có kích thước lớn như bao nilon, dây, giẻ lau . . . nhằm tránh gây hư hại và tắc nghẽn các thiết bị có trong hệ thống.
  • Bể điều hòa: Bể điều hòa tiếp nhận nước thải từ bể thu gom. Bể điều hòa được sử dụng nhằm điều hòa lưu lượng và nồng độ nước thải đầu vào.
  • Bể kỵ khí: Bể sinh học kỵ khí tiếp nhận nước thải từ ngăn trung chuyển, bùn hoạt tính kỵ khí hấp phụ các chất hữu cơ hòa tan trong nước thải, phân hủy và chuyển hóa chúng thành CH4, CO2 và nước.
  • Bể Anoxic: Nước thải sinh hoạt chứa một lượng lớn các chất dinh dưỡng N và P, đây là hai chất dinh dưỡng gây ra hiện tượng phú dưỡng hóa đối với nguồn tiếp nhận và gây ảnh hưởng xấu đến môi trường nước nếu không được xử lý phù hợp, do đó cần phải được loại bỏ trước khi thải vào nguồn tiếp nhận.

Chức năng chính của bể Anoxic là chuyển hóa NO3- trong nước thải thành N2 phân tử và giải phóng vào không khí qua đó làm giảm nồng độ nitrat.

  • Bể Aerotank: Chức năng chính của bể sinh học hiếu khí là chuyển hóa amoni có trong nước thải thành Nitrit và Nitrat. Quá trình khử các chất hữu cơ như BOD và COD được thực hiện cùng với quá trình loại bỏ các chất dinh dưỡng N,P.
  • Bể MBR: là bể lọc sinh học bằng màng hoặc nói tổng quát hơn thì đây là hệ thống xử lý nước thải bằng công nghệ lọc màng.

Tại bể MBR, nước thải xuyên qua màng lọc, từ đó các tạp chất hữu cơ,… đều bị giữ lại, chỉ có nước sạch được lọt qua. Sau đó, chúng được bơm vào bể chứa nước sạch.

Nếu trong trường hợp áp suất trong bể cao hơn hẳn mức trung bình (từ 10 – 30 kpa) thì ngay lập tức, hai ống bơm hút này sẽ tự động ngắt. Đồng thời, ống bơm hút thứ 3 hoạt động trở lại.

  • Bể chứa nước rửa màng: có công dụng làm sạch và phục hồi màng MRB.
  • Bể khử trùng: Tại bể khử trùng, nước thải được trộn đều với chloride theo nồng độ nhất định, chloride là chất oxy hóa mạnh thường được sử dụng rộng rãi trong quá trình khử trùng, giảm mùi nước thải. Dung dịch chloride được bơm định lượng vào hệ thống khử trùng để tiến hành khử trùng nước thải. Nước sau khi khử trùng, đạt tiêu chuẩn nguồn loại B, QCVN40: 2011/BTNMT và đủ điều kiện xả ra nguồn tiếp nhận.

Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình. Môi Trường HANA sẵn sàng giúp quý khách hàng trong việc:

  • Xây dựng, kiểm tra, đánh giá hệ thống xử lý nước thải
  • Hướng dẫn bảo trì, sửa chữa, vận hành hệ thống xử lí nước thải, khí thải
  • Tư vấn các thủ tục, giấy phép và lập hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí.

> Đọc thêm:

https://chuyenxulynuocthai.com/

Một số lĩnh vực hoạt động chính của Môi trường HANA:

  • Dịch vụ tư vấn môi trường:Lập đánh giá tác động môi trường (ĐTM); Lập đề án bảo vệ môi trường; Kế hoạch Bảo vệ môi trường, Báo cáo quan trắc môi trường,.Sổ chủ nguồn thải chất thải nguy hại, Giấy phép khai thác nước dưới đất, giấy phép xả thải vào nguồn nước và các báo cáo môi trường hằng năm…
  • Dịch vụ kỹ thuật môi trường:Xử lý nước cấp, nước thải, không khí …
  • Vận hành – Bảo trì:Sửa chữa, bảo trì và vận hành hệ thống xử lý nước và môi trường.
  • Thương mại:Cung cấp vật tư, thiết bị, hóa chất và.gia công chế tạo cơ khí về lĩnh vực môi trường …

GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm “Trao giải pháp – Nhận niềm tin”Rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng quý doanh nghiệp.

Thông tin liên hệ:

Công ty môi trường HaNa

Mail: mail@moitruonghana.com

SĐT: 0985.99.4949 – 0932.082.099 – 0906.76.9646

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

chu ky dien tu scaled

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *