Lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho cơ sở chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa. Sữa và các sản phẩm từ sữa là các thực phẩm rất tốt cho sức khỏe từ trẻ nhỏ đến người lớn tuổi. Hầu hết gia đình nào cũng đều tiêu thụ lượng lớn sữa và các sản phẩm từ sữa.
Chính vì nhu cầu lớn và lợi ích mà sữa và các sản phẩm từ sữa mang lại nên rất nhiều doanh nghiệp cũng đã nghiên cứu các công thức sữa và xây dựng cơ sở chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa để cung cấp các sản phẩm đa dạng đến tay người tiêu dùng.
Để xây dựng một cơ sở chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa doanh nghiệp cần nắm được quy mô của mình có thuộc đối tượng phải lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho cơ sở chế biến sữa và sản phẩm từ sữa hay không. Hãy tham khảo bài viết sau để xác định nhé.
Đối tượng lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho cơ sở chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa
- Dự án có Công suất từ 500 tấn sản phẩm/năm đến 10.000 tấn sản phẩm/năm
- Dự án có phát sinh lượng nước thải từ 20 m3/ngày (24 giờ) đến dưới 500 m3/ngày (24 giờ) hoặc chất thải rắn từ 01 tấn/ngày (24 giờ) đến dưới 10 tấn/ngày (24 giờ) hoặc khí thải từ 5.000 m3 khí thải/giờ đến dưới 20.000 m3 khí thải/giờ
Nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường cho cơ sở chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa
a) Kế hoạch bảo vệ môi trường bao gồm: phần thuyết minh có các nội dung quy định tại Điều 30 Luật bảo vệ môi trường.
Điều 30. Nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường
1. Địa điểm thực hiện.
2. Loại hình, công nghệ và quy mô sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
3. Nguyên liệu, nhiên liệu sử dụng.
4. Dự báo các loại chất thải phát sinh, tác động khác đến môi trường.
5. Biện pháp xử lý chất thải và giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.
6. Tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường.
Và phần thiết kế cơ sở hoặc thiết kế bản vẽ thi công (trong trường hợp dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước) đối với công trình xử lý chất thải (đối với trường hợp phải xây lắp công trình xử lý chất thải theo quy định) theo quy định của pháp luật về xây dựng; có phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong quá trình thi công xây dựng và khi dự án đi vào vận hành, đáp ứng yêu cầu bảo vệ môi trường theo quy định;
b) Đối với dự án, phương án mở rộng quy mô, nâng công suất của cơ sở đang hoạt động, nội dung kế hoạch bảo vệ môi trường phải có nội dung đánh giá về tình hình hoạt động và thực hiện công tác bảo vệ môi trường của cơ sở cũ; đánh giá tổng hợp tác động môi trường của cơ sở cũ và dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ mở rộng, nâng công suất mới.
Quy trình lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho cơ sở chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa
Các mẫu kế hoạch bảo vệ môi trường cho cơ sở chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa
a) 01 văn bản đề nghị đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, cơ sở theo Mẫu số 01 Phụ lục VII Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP
b) 03 bản kế hoạch bảo vệ môi trường (kèm theo bản điện tử) của dự án, cơ sở theo Mẫu số 02 Phụ lục VII Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP;
c) 01 báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng của dự án, cơ sở (kèm theo bản điện tử).
Tải các mẫu kế hoạch bảo vệ môi trường cho cơ sở chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa tại đây: Tải về
Cơ quan xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường cho cơ sở chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa
- a) Cơ quan chuyên môn bảo vệ môi trường cấp tỉnh xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường của các đối tượng quy định tại Phụ lục IV Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này và dự án, cơ sở sản xuất, kinh doanh dịch vụ quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 32 Luật bảo vệ môi trường;
Điều 32. Trách nhiệm tổ chức thực hiện việc xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường
1. Cơ quan chuyên môn về bảo vệ môi trường thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của những dự án sau:
a) Dự án nằm trên địa bàn 02 huyện trở lên;
b) Dự án trên vùng biển có chất thải đưa vào địa bàn tỉnh xử lý;
c) Dự án có quy mô lớn và có nguy cơ tác động xấu tới môi trường trên địa bàn tỉnh theo quy định của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
2. Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường của dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ trên địa bàn, trừ dự án quy định tại khoản 1 Điều này; Ủy ban nhân dân cấp huyện có thể ủy quyền cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn xác nhận kế hoạch bảo vệ môi trường đối với dự án, phương án sản xuất, kinh doanh, dịch vụ quy mô hộ gia đình nằm trên địa bàn một xã.
- b) Ủy ban nhân dân cấp huyện xác nhận đăng ký kế hoạch bảo vệ môi trường đối với các đối tượng quy định tại khoản 1 Điều 18 Nghị định này, trừ các đối tượng quy định tại điểm a khoản này.
Qua bài viết Lập kế hoạch bảo vệ môi trường cho cơ sở chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa hy vọng Quý doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về HANA cũng như dịch vụ Tư vấn lập Báo cáo Kế hoạch bảo vệ môi trường. Hãy liên hệ với HANA để được tư vấn miễn phí.
Để cám ơn Quý khách đã quan tâm và sử dụng các dịch vụ của HANA. HANA xin gửi đến quý khách hàng các ưu đãi khi liên hệ và kí hợp đồng một trong các dịch vụ của HANA.
- Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ miễn phí.
- Đánh giá Trạm xử lý nước thải hiện hữu, hướng dẫn cải tạo và vận hành miễn phí.
- Ký hợp đồng xử lý chất thải sẽ được tặng lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ miễn phí.
- Thường xuyên ưu đãi giảm giá đối với tất cả các dịch vụ.
Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình. MÔI TRƯỜNG HANA sẵn sàng giúp quý doanh nghiệp trong việc kiểm tra, đánh giá, tư vấn và hướng dẫn sửa chữa, vận hành, lắp đặt, thi công, bảo trì hệ thống xử lý nước thải. HANA tư vấn viết Kế hoạch bảo vệ môi trường và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí.
Đọc thêm: https://moitruonghana.com/lap-ke-hoach-bao-ve-moi-truong-cho-co-so-san-xuat-nuoc-giai-khat/
https://chuyenxulynuocthai.com/xu-ly-nuoc-thai-co-so-che-bien-sua/
GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm “Trao giải pháp – Nhận niềm tin”. Rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng quý doanh nghiệp.