Xử lý nước thải sản xuất trong ngành chế biến gỗ

Xử lý nước thải sản xuất trong ngành chế biến gỗ
Rate this post

Việt Nam là một trong những quốc gia có tiềm năng phát triển ngành công nghiệp sản xuất gỗ. Theo tốc độ phát triển của ngành này, những mối nguy hại đến môi trường như rác thải, bụi, tiếng ồn, suy giảm tài nguyên rừng,… cũng ngày càng tăng cao. Mà một trong số đó, không thể không nhắc đến nhu cầu xử lý nước thải trong quá trình chế biến gỗ. Với bài viết ngày hôm nay, Môi trường HANA sẽ chia sẻ về công nghệ xử lý nước thải trong sản xuất – chế biến gỗ.

Nước thải sản xuất – chế biến gỗ phát sinh từ đâu?

Nước thải sản xuất - chế biến gỗ phát sinh từ đâu

  • Từ nước thải sinh hoạt của công nhân viên như ăn uống, vệ sinh, nấu nướng,…
  • Từ công đoạn hấp gỗ, luộc gỗ, ngâm – tẩm gỗ: Mục đích của công đoạn này là làm loại bỏ vi khuẩn gỗ. Tuy rằng lượng nước thải ra rất ít nhưng do có chứa hoá chất ngâm tẩm và lignin nên khá độc hại và thường có nồng độ ô nhiễm cao. Ngoài ra, lượng mùn gỗ, mạt cưa trong nước thải cũng khá cao.
  • Từ quá trình phun sơn: quá trình này sẽ làm giữ lại bụi sơn và một phần các hơi dung môi, dẫn đến việc nước thải nhiễm hơi dung môi, chứa nhiều bụi sơn, màng dầu,… – là loại nước thải đặc trưng của dạng ô nhiễm nhẹ.

Đặc điểm, tính chất, thành phần của nước thải chế biến gỗ

Dựa trên nguồn phát thải, người ta có thể phân tích được tính chất và đặc điểm của từng loại nước thải trong sản sản xuất và chế biến gỗ. Cụ thể như sau:

  • Nước thải sinh hoạt: chứa các thành phần hữu cơ, chất rắn lơ lửng, phần cặn, vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh,…
  • Nước thải sản xuất: hàm lượng COD, SS ở trong nước thải rất cao và chứa nhiều dung môi do phát sinh từ quá trình rửa sơn.

Quy trình xử lý nước thải sản xuất – chế biến gỗ

Bên cạnh việc cải tiến công nghệ để giảm thiểu lượng nước thải, ta cần thiết kế một hệ thống xử lý nước thải cụ thể tại các cơ sở chế biến gỗ. Dưới đây, Môi trường HANA sẽ giới thiệu đến bạn một quy trình xử lý nước thải tối ưu đang phổ biến hiện nay:

Hố thu (bể lắng đầu vào)

Hố thu

Bể lắng thường được thiết kế > 4m và đáy bể phải xây theo hình tròn. Ngoài ra, bể lắng còn có đặt một bơm cặn lắng ở dưới đáy. Bể lắng đầu vào có nhiệm vụ tách các cặn sơn lẫn trong nước thải, giảm tải trọng cho bước xử lý nước thải sơn gỗ ở phía sau. Nguyên tắc hoạt động của bể lắng này là lắng trọng lực trong môi trường tĩnh. 

Ngăn điều hoà

Đây là nơi nước thải từ nhiều nguồn khác nhau đổ vào, có chức năng lưu trữ nước duy trì hoạt động của hệ thống, ngoài ra còn liên tục cấp khí giúp giảm lượng chất hữu cơ và dung môi hòa tan ra khỏi nước.

Ngăn keo tụ 

Do tính chất của nước thải là nước sơn gỗ hay sơn các sản phẩm gỗ nên pH trong nước thường không ổn định do các chất dung môi gây ra, pH thường >7. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả xử lý của quá trình keo tụ nước thải cần chỉnh pH trong nước thải về mức cho phép bằng H2SO4 hoặc HCl.

Tại bể keo tụ được lắp máy khuấy trộn với cường độ quay 120 vòng/phút nhằm xáo trộn hoàn toàn hóa chất keo tụ với dòng nước thải nhằm thúc đẩy cho quá trình phản ứng xảy ra nhanh hơn. Nhờ có hóa chất keo tụ (PAC, Polymer) mà các bông cặn ô nhiễm hình thành kết dính với nhau tạo thành những bông cặn lớn. Hỗn hợp chất keo tụ và nước thải được tự chảy qua bể tạo bông để hình thành những bông có kích thước lớn hơn.

Ngăn tạo bông 

Ngăn điều hoà

Tại ngăn tạo bông, các bông keo tụ và chất ô nhiễm sẽ va chạm với nhau và tạo thành các bông với kích thước lớn hơn và khối lượng riêng nặng hơn nhiều lần so với ban đầu để thuận tiện cho quá trình lắng phía sau. Sau bước tạo bông, khối lượng của bông sẽ nặng hơn gấp nhiều lần, từ đó thuận tiện cho quá trình lắng trọng lực ở bước tiếp theo.

Ngăn lắng 1 (lắng hóa lý) 

Qua ngăn lắng 1, các các bông cặn ô nhiễm sẽ tách ra khỏi nước nhờ cơ chế lắng trọng lực trong môi trường siêu tĩnh. Sau bước này, nước sẽ được chuyển sang cụm bể kỵ khí UASB. Riêng lượng bông cặn sẽ được bơm về bể tách bùn để đặt dưới bể.

Bể sinh học UASB

Bể sinh học UASB

Sau quá trình keo tụ, nồng độ COD và BOD sau quá trình keo tụ dao động lần lượt trong khoảng 2000 mg/l và 1300 mg/l. Để tiếp tục giảm lượng BOD và COD, nước thải sẽ được đưa vào bệ sinh học UASB tải trọng cao trước khi chuyển đến bể Anoxic và Aerotank.

Bể sinh học hiếu khí Anoxic / Aerotank 

Bể sinh học hiếu khí Anoxic / Aerotank 

Bể xử lý sinh học hiếu khí Anoxic và Aerotank là công trình sử dụng bùn hoạt tính để xử lý nước thải sau bể UASB. 

Ngăn lắng 2

Ngăn lắng này hoạt động tương tự như ngăn lắng hóa lý. Tại giai đoạn này, lượng bông bùn vi sinh được lắng xuống đáy bể sẽ bơm bể tách bùn, một phần chuyển về bể UASB để lặp lại quá trình xử lý. Nước sau ngăn lắng 2 sẽ chảy sang bể khử trùng để tiếp tục giai đoạn xử lý.

Bể khử trùng

Bể khử trùng

Sau khi tách bông bùn vi sinh, sẽ đến bước khử trùng. Tại đây, người ta sử dụng hóa chất Chlorine nhằm loại bỏ các vi khuẩn và mầm mống gây bệnh. Hoá chất này được bơm vào bể có công suất 15l/h.

Cột lọc áp lực 

Cột lọc áp lực có chức năng xử lý các loại cặn nhẹ lơ lửng trong nước thải. Cột lọc áp lực được cấu tạo bởi nhiều lớp vật liệu lọc, sắp xếp theo thứ tự là sỏi, than, cát, đá,… Sau bước này, nước đã gần như đáp ứng được tiêu chuẩn xả thải.

Môi trường HANA – Công ty chuyên lắp đặt hệ thống xử lý nước thải chế biến gỗ

Tuy chúng tôi đã lên cho bạn một bản thiết kế hệ thống xử lý nước thải sản xuất – chế biến gỗ hoàn chỉnh, nhưng để đạt được hiệu quả cao trong thi công lắp đặt, vẫn nên cần đến sự can thiệp của một đơn vị xử lý nước thải chuyên nghiệp, uy tín.

Với đội ngũ kỹ sư, nhân viên kỹ thuật giàu kinh nghiệm, Môi trường HANA đảm bảo sẽ mang đến cho khách hàng những lợi ích sau: Đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật, thời gian thi công nhanh chóng, hệ thống vận hành hiệu quả, đảm bảo chất lượng nước đầu ra và giá thành cạnh tranh nhất.

Khi cần thiết kế, thi công, nâng cấp, bảo trì hệ thống xử lý nước thải nhà máy chế biến gỗ với chi phí tối ưu nhất hãy liên lạc với Công ty TNHH Giải pháp Môi trường HANA để được hỗ trợ.

chu ky dien tu scaled

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *