TÌM HIỂU CÁCH XỬ LÝ AMONI TRONG NƯỚC THẢI HIỆU QUẢ 

TÌM HIỂU CÁCH XỬ LÝ AMONI TRONG NƯỚC THẢI HIỆU QUẢ
5/5 - (1 bình chọn)

Nước thải có hàm lượng Amoni quá cao là một vấn đề khiến các cơ sở phải quan tâm. Đây là một yếu tố khá quan trọng cho việc đáp ứng các yêu cầu của pháp luật cũng như đảm bảo an toàn cho sức khỏe của con người và môi trường.

Tổng quan về amoni trong nước thải

Quá trình xử lý Amonia
(Tổng quan về amoni trong nước thải)

Amini là một trạng thái của nitơ nhằm xác định nồng độ ô nhiễm trong nước thải. Nguồn gốc sinh ra thành tố này chính là chất thải động vật, nước thải từ các cống, ống thải. Hàm lượng amoni trong nước quá cao sẽ xuất hiện đủ loại vi khuẩn gây hại cho con người.

Amoni trong nước là một chất ô nhiễm do chất thải động vật, nước cống và khả năng nhiễm 

Amoni chiếm đến khoảng 97% tổng nitơ trong nước thải. Chúng chủ yếu ở hai dạng là ion NH4+ và NH3. Trong đó, ion NH4+ có mức độc động hại ít còn NH3 là một dạng chất khí với mùi khai nồng, đặc biệt có hại cho các sinh vật trong nước. 

Khi nước thải có quá nhiều amoni sẽ gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực. Trước hết là gây cản trở cho công nghệ xử lý nước. Lượng amoni không được xử lý mà vẫn thải ra môi trường sẽ ảnh hưởng đến đời sống của các sinh vật dưới nước. Đặc biệt, khi con người vô tình sử dụng nước có nhiễm chất độc này sẽ bị ảnh hưởng xấu đến sức khỏe về lâu dài.

Cách đo nồng độ amoni trong nước thải

Cách đo amonia
(Cách đo nồng độ amoni trong nước thải)

Đo nồng độ amoni trong nước thải là một việc quan trọng để có thể tìm ra được cách xử lý cho phù hợp. Hiện nay, có hai cách đo nồng độ amoni trong nước hiệu quả chính là sử dụng bộ kit test và bằng máy đo chuyên dụng.

  • Cách đo nồng độ amoni trong nước thải bằng kit test

Hiện nay, trên thị trường đã trang bị bộ kit test để dùng đo nồng độ amoni với ống thủy tinh và thuốc thử. Đây là một cách đo nồng độ amoni khá nhanh chóng, có thể tự thực hiện.

Để có thể đo nồng độ amoni bằng kit test, trước hết chỉ cần khử trùng lọ sau đó cho nước thải cần đo vào trong ống. Tiếp theo, cho thuốc thử vào ống thủy tinh dựa theo nồng độ quy định trong tờ hướng dẫn và lắc đều dung dịch. Sau khoảng 5 phút, cho lọ lên biểu đồ để so sánh màu sắc và xác định được nồng độ amoni. Kit test này có thể được sử dụng nhiều lần với điều kiện làm sạch lọ sau mỗi lần thử cũng như bảo quản kín chai thuốc thử.

  • Cách đo nồng độ amoni trong nước thải bằng máy đo chuyên dụng 

Bên cạnh cách thực hiện thủ công như trên, hiện nay các hệ thống thường được lắp đặt máy đo nồng độ amoni tự động. Ngoài ra còn có các máy đo nồng độ cầm tay có thể dùng để đo nồng độ trực tiếp thông qua các chỉ số hiển thị rõ trên máy một cách nhanh chóng, tiện lợi.

Cách xử lý amoni trong nước thải hiệu quả

Lưu ý khi xử lý amoni
(Cách xử lý amoni trong nước thải hiệu quả)

 

Hiện nay có khác nhiều phương pháp được áp dụng để xử lý amoni trong nước. Đó là rất nhiều phương pháp về hóa lý, phương pháp hóa học điện hóa hay sinh học. Trong đó, một cách xử lý amoni trong nước được xem là hiệu quả, tối ưu và thông dụng nhất chính là ứng dụng phương pháp sinh học. 

Trong quá trình xử lý Amoni này, hệ thống sẽ chuyển hóa NH4+ thành NO3- ở bể hiếu khí và NO3- được chuyển thành N2 tự do ở bể thiếu khí. Theo quy trình, quá trình xử lý hiếu khí sẽ diễn ra trước, sau đó là xử lý thiếu khí. Tuy vậy, khi thi công bể, người ta thường xây dựng bể Anoxic trước bể Oxic nhằm hạn chế việc BOD đã được xử lý hiếu khí xong nhưng nito vẫn chưa được về dạng N2. Vì thế mà quá trình chuyển hóa từ NO3- sang N2 sẽ được diễn ra ở bể Anoxic với sự hỗ trợ của bơm tuần hoàn.

Khi lựa chọn cách xử lý amoni bằng phương pháp sinh học, bên cạnh những ưu điểm cũng cần có khá nhiều lưu ý. 

Lưu ý khi xử lý amoni bạn không nên bỏ qua:

Nồng độ oxy hòa tan trong nước: do quá trình nitrat hóa đòi hỏi một lượng oxy khá lớn, bạn cần phải đảm bảo rằng hệ thống sục khí của mình hoạt động hiệu quả, phù hợp để cung cấp oxy.

Độ pH: quy trình xử lý amoni khá nhạy cảm với nồng độ pH của nước. Mức độ pH phù hợp nhất để quá trình diễn ra tối ưu nhất, cần điều chỉnh độ pH của nước nằm ở mức từ 7.5 đến 8.0.

Nhiệt độ của nước: quá trình nitrat hóa sẽ hoạt động thật mạnh mẽ khi nhiệt độ nước ở mức vừa phải không quá thấp. Thông thường, phạm vi nhiệt độ chuẩn xác nhất cho quá trình này chính là từ 27 đến 36 độ C

Kiểm tra hệ thống khuấy trộn: trong quá trình xử lý kỵ khí, phần bùn tích lũy ở đáy bể sẽ tạo ra khí amoni vào trong nước nếu không được khuấy trộn. Chính vì thế, cần đảm bảo rằng nước thải luôn được khuấy trộn đầy đủ, không để xuất hiện quá nhiều cặn bùn.

Hạn chế độc tố: quá trình xử lý bởi các vi khuẩn nitrat hóa thường sẽ dễ bị ức chế bởi các hợp chất độc hại, kim loại nặng. Vì thế, cần xem xét và đảm bảo nước thải đã được loại bỏ các thành phần này để việc xử lý không bị gián đoạn.

Amoni là một yếu tố mà bất kỳ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất nào cũng phải quan tâm. Xử lý Amoni hiệu quả, hệ thống nước thải của bạn sẽ được phép xả ra ngoài một cách hợp pháp và an toàn cho môi trường cũng như con người. Tuy vậy, còn rất nhiều vấn đề phải quan tâm khi tiến hành lựa chọn cách xử lý amoni cũng như vận hành chúng.

Để có thể nhận được sự hỗ trợ cụ thể hơn, mời bạn liên hệ đến HANA qua các thông tin sau:

Hotline: 0985.99.4949

Địa chỉ: 20/6 Nguyễn Văn Dung, P.6, Q. Gò Vấp, TP. HCM

Email: mail@moitruonghana.com

Facebook: Giải pháp Môi trường Hana

 

 

chu ky dien tu scaled

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *