Tình trạng nước thải đang ngày càng trở nên phức tạp, cũng vì thế mà có rất nhiều phương pháp xử lý nước thải được ra đời. Trong đó, việc trung hòa trong xử lý nước thải gần đây đang được tin tưởng ứng dụng. Có khá nhiều các phương pháp trung hòa nước thải mà quý khách cần hiểu rõ hơn để có thể ứng dụng hiệu quả nhất.
Phương pháp trung hòa nước thải là gì ?
Phương pháp trung hòa nước thải là việc thay đổi nồng độ pH trong nước về mức trung tính để tạo điều kiện làm việc cho các vi sinh vật. Khi nước thải ở ngưỡng có nồng độ acid hay kiềm quá cao thì cần dùng phương pháp trung hòa này để đưa về ngưỡng trung tính (độ pH từ 6.5- 8.5).
Phương pháp trung hòa nước thải diễn ra dựa trên quá trình phản ứng hóa học giữa axit và kiềm hay giữa muối và axit hay kiềm. Các nhóm chất này được gọi là các tác nhân trung hòa giúp xử lý nước thải.
Các phương pháp xử lý nước thải bằng biện pháp trung hòa nước thải
-
Gộp dòng nước thải chứa kiềm và nước thải chứa axit
Phương pháp trung hòa nước thải bằng cách gộp dòng nước thải chứa kiềm và axit với nhau là việc kết hợp giữa hai nhà máy hay hai khu vực phân xưởng. Trong đó, mỗi một dòng nước sẽ có một đặc tính riêng là kiềm hoặc axit. Hai dòng này sẽ được dẫn chung vào bể điều hòa, gộp với nhau thành một dòng duy nhất.
-
Sử dụng các vật liệu để lọc
Sử dụng vật liệu để lọc là một phương pháp trung hòa nước thải chứa nhiều axit. Nước sẽ chảy với vận tốc không vượt quá 5m3/h đi qua bể theo chiều thẳng đứng. Bể sẽ được chứa các vật liệu lọc như đá vôi, đá hoa cương ở các kích thước từ 3 đến 7 cm. Cần lưu ý là phương pháp này sẽ không thể ứng dụng cho việc xử lý nước thải công nghiệp với nhiều kim loại.
-
Cho thêm hóa chất vào bể chứa
Cho thêm hóa chất vào trong bể chứa chính là phương pháp trung hòa nước thải có nồng độ kiềm hay axit quá cao. Người ta sẽ bổ sung định lượng các hóa chất với những liều lượng được tính toán cẩn thận. Thông thường, các hóa chất được sử dụng là NaOH và Ca(OH)2.
-
Sử dụng khói và khí thải
Sử dụng khói và khí thải được đánh giá là một phương pháp trung hòa nước thải hiệu quả và tiết kiệm được nhiều chi phí. Phương pháp này vừa có khả năng xử lý khí ô nhiễm đồng thời trung hòa nước thải.
Các yếu tố nào ảnh hưởng đến phương pháp trung hòa nước thải
Phương pháp trung hòa nước thải muốn trở nên hiệu quả, cần quan tâm đến một số vấn đề sau đây:
Trước hết, những chất hóa học có tác dụng thúc đẩy quá trình trung hòa có thể kể đến:
- Các chất kiềm như NaOH, KOH, Na2CO3, NH4OH… dùng cho nước thải mang tính axit nặng.
- Các chất có tính axit như H2SO4, HNO3, HCl hay muối axit… dùng cho nước thải mang tính kiềm.
- Các hợp chất như CaO, CaOH, Na2CO3… dùng cho nước thải bị nhiễm kim loại nặng.
Ngoài ra còn có những tác nhân khác sẽ tác động trực tiếp đến hiệu quả của quy trình trung hòa nước thải như:
- Lưu lượng của dòng nước thải
- Nồng độ axit, kiềm của nước thải
- Nồng độ pH, nhiệt độ cũng như chất ô nhiễm trong nước.
Mục đích khi xử lý nước thải bằng phương pháp trung hòa nước thải
Mỗi ngành công nghiệp sản xuất đều cho ra nước thải với những đặc trưng riêng biệt, có thể kể đến như ngành công nghiệp thực phẩm với nhiều chất hữu cơ. Hơn thế nữa, ở nhiều nhà máy xử lý thì từng công đoạn trong quy trình này đều cho ra những chất thải khác nhau.
Hầu hết nước thải của các ngành công nghiệp đều chứa khá nhiều axit và kiềm. Một số loại nước thải với độ axit cao có khả năng ăn mòn vật liệu rất mạnh, làm phá hủy các công trình xử lý cũng như quy trình sinh hóa và rất nhiều tác hại khác.
Chính vì những lý do trên, phương pháp trung hòa nước thải đã được ứng dụng để bảo vệ cho quá trình sản xuất, xử lý nước. Nhờ xử lý bằng phương pháp trung hòa nước thải mà các hiện tượng xâm thực, sinh hoá được ngăn chặn đến mức tối thiểu. Bên cạnh đó, việc áp dụng phương pháp trung hòa nước thải còn góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các quá trình xử lý nước thải, đặc biệt là hệ thống sinh học.
Một số điều kiện quyết định sử dụng phương pháp trung hòa nước thải
Để có thể đảm bảo phương pháp trung nước thải được diễn ra, cần phải có đầy đủ các yếu tố quyết định sau:
- Lưu lượng nước thải cần xử lý.
- Loại nước thải cần xử lý có đặc trưng tính axit, kim loại hay kiềm.
- Xác định được mức độ ô nhiễm của nước thải.
- Loại hóa chất cần dùng cho hệ thống: khả năng xử lý cũng như chi phí cần bỏ ra cho loại hóa chất này.
- Tính khả thi của hệ thống thiết bị vận hành, đặc biệt ưu tiên đơn giản, tự động, dễ nâng cấp và sửa chữa.
- Khả năng tái sử dụng của nguồn nước.
- Tổng chi phí cho toàn bộ phương pháp trung hòa nước thải.
Phương pháp trung hòa nước thải mà chúng ta vừa tìm hiểu đang ngày càng trở nên phổ biến. Tuy vậy, để có thể ứng dụng loại hình này một cách hiệu quả nhất, cần phải hết sức chú ý đến nhiều vấn đề xung quanh. Trong đó, việc lựa chọn được một phương pháp phù hợp nhất cho đúng loại nước thải cũng khá quan trọng. Để có thể đảm bảo chọn đúng phương pháp trung hòa, vận hành đúng cách, bạn hãy tìm ngay đến sự tư vấn và hỗ trợ của Công ty giải pháp môi trường HANA của chúng tôi qua thông tin liên lạc sau:
Hotline: 0985.99.4949
Địa chỉ: 20/6 Nguyễn Văn Dung, P.6, Q. Gò Vấp, TP. HCM
Email: mail@moitruonghana.com