Đánh giá tác động môi trường chuẩn xác nhất

Đánh giá tác động môi trường
Rate this post

Đánh giá tác động môi trường là một loại hồ sơ môi trường quan trọng mà các doanh nghiệp cần phải có. Lập một đánh giá tác động môi trường đòi hỏi có nhiều thông tin và quy tắc. Sau đây, HANA sẽ giải đáp cho quý khách một số thắc mắc về quá trình đánh giá tác động môi trường chuẩn xác nhất năm 2022.

Đánh giá tác động môi trường là gì?

Đánh giá tác động môi trường là gì

Đánh giá tác động môi trường (viết tắt là ĐTM) được định nghĩa tại khoản 7, điều 3, Luật Bảo vệ môi trường 2020 như sau:

“Đánh giá tác động môi trường là quá trình phân tích, đánh giá, nhận dạng, dự báo tác động đến môi trường của dự án đầu tư và đưa ra biện pháp giảm thiểu tác động xấu đến môi trường.”

Đánh giá tác động môi trường được hiểu là việc đánh giá những yếu tố tích cực và tiêu cực đối với môi trường của một dự án đầu tư, kinh doanh hay sản xuất. Đánh giá tác động môi trường được thực hiện trước khi các dự án, chính sách bắt tay vào thực hiện. Chính vì thế, đi kèm những dự báo về tác động này, đòi hỏi doanh nghiệp phải đề ra những giải pháp để phát huy tích cực và giảm thiểu tiêu cực.

Xem thêm: Đánh giá sơ bộ tác động môi trường là gì?

Đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường

Đối tượng cần phải thực hiện đánh giá tác động môi trường là các dự án đầu tư thuộc nhóm I, II theo điều 30, Luật Bảo vệ môi trường 2020.

Đây là những dự án đầu tư thuộc nhiều loại hình sản xuất kinh doanh với quy mô, công suất từ trung bình đến lớn. Trong đó bao gồm các dự án sản xuất, kinh doanh và dịch vụ thải ra nhiều chất thải, gây tổn hại đến môi trường.

Những dự án khai thác các tài nguyên môi trường như đất, nước cũng đòi hỏi phải lập đánh giá tác động môi trường. Đặc biệt là với các doanh nghiệp mà hoạt động kinh tế của họ có liên quan đến việc khai thác khoáng sản, tài nguyên thì cần phải lập đánh giá tác động môi trường để cam kết không gây ra nhiều tổn thất, tránh làm cạn kiệt nguồn tài nguyên.

Sau cùng, các dự án mà khi thực hiện phải đòi hỏi việc di dân, tái định cư cũng gây ra những thay đổi cho môi trường nên cần phải lập đánh giá tác động môi trường.

Tại sao phải thực hiện đánh giá tác động môi trường

Tại sao phải thực hiện đánh giá tác động môi trường

Hầu hết các lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp đều đòi hỏi phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường. Qua đó, có thể thấy tầm quan trọng của loại hồ sơ này.

Việc đánh giá tác động môi trường là một quy trình nghiên cứu cặn kẽ, tổng hợp bao quát và vô cùng phức tạp với nhiều kiến thức khác nhau. Các đánh giá này sẽ là những thông tin có ý nghĩa thực tiễn nhằm đảm bảo hoạt động sản xuất hay kinh doanh vừa diễn ra theo đúng mục đích kinh tế vừa không gây hại cho môi trường.

Đánh giá tác động môi trường đồng thời đề ra giải pháp để doanh nghiệp hoạt động một cách đúng đắn. Đây chính là định hướng cho một sự phát triển bền vững của nền sản xuất.

Từ các đánh giá tác động môi trường, các cơ quan thẩm quyền có thể kiểm soát, quản lý quá trình hoạt động kinh tế của doanh nghiệp. Đây chính là một cơ sở pháp lý để dựa vào đó doanh nghiệp tuân thủ và nhà nước chế tài theo quy định.

Như vậy, việc lập báo cáo đánh giá tác động môi trường là vô cùng quan trọng. Đây chính là dự báo, định hướng và là nguyên tắc để hoạt động của các doanh nghiệp.

Nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường

Một báo cáo đánh giá tác động môi trường của doanh nghiệp cần có rất nhiều các thông tin về dự án, tác động và các giải pháp đề xuất. Theo điều 32, Luật Bảo vệ môi trường 2020 có thể tóm tắt một số thông tin cần có như sau:

Các thông tin cơ bản về dự án như xuất xứ, chủ đầu tư, các cơ quan thẩm quyền phê duyệt. Tiếp theo đó là các căn cứ để thực hiện báo cáo bao gồm pháp lý, kỹ thuật và các phương pháp.

Đánh giá về sự phù hợp của dự án với các quy định. Đánh giá về công nghệ, hạng mục đầu tư và đặc biệt là các khả năng gây hại cho môi trường. Làm rõ các điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội hiện tại để chỉ rõ ra các đối tượng, yếu tố có thể bị tác động bởi dự án.

Nhận diện, dự báo các tác động chính có thể xuất hiện. Liệt kê những loại chất thải phát sinh theo từng giai đoạn và tác hại của chúng đến môi trường.

Doanh nghiệp cần phải đưa ra những kế hoạch về các công trình, biện pháp để xử lý chất thải. Có những giải pháp để giảm thiểu những tác động tiêu cực, đảm bảo gìn giữ môi trường và sự đa dạng sinh học.

Cần phải có những kết quả của quá trình tham vấn và những kết luận kiến nghị của chủ dự án. Đặc biệt là sự cam kết của doanh nghiệp thực hiện theo đúng những gì được nêu ra trong hồ sơ.

Mẫu báo cáo đánh giá tác động môi trường đầy đủ nhất

Dưới đây là một mẫu báo cáo đánh giá tác động môi trường đầy đủ và hợp pháp nhất căn cứ theo MẪU SỐ 04 PHỤ LỤC VI MỤC I BAN HÀNH KÈM THEO NGHỊ ĐỊNH 40/2019/NĐ-CP gồm cấu trúc tóm tắt như sau:

MỤC LỤC

Danh mục các từ và các ký hiệu viết tắt

Danh mục các bảng, các hình vẽ

MỞ ĐẦU

  1. Xuất xứ của dự án
  2. Căn cứ pháp luật và kỹ thuật của việc thực hiện ĐTM:
  3. Tổ chức thực hiện đánh giá tác động môi trường:
  4. Phương pháp đánh giá tác động môi trường:

Chương 1

MÔ TẢ TÓM TẮT DỰ ÁN

  1. Tóm tắt về dự án
  2. Tóm tắt các vấn đề môi trường chính của dự án

 

Chương 2

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ – XÃ HỘI VÀ HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG KHU VỰC THỰC HIỆN DỰ ÁN

  1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế – xã hội
  2. Hiện trạng chất lượng môi trường và tài nguyên sinh vật khu vực có thể chịu tác động do dự án

Chương 3

ĐÁNH GIÁ, DỰ BÁO TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN VÀ ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP, CÔNG TRÌNH BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG, ỨNG PHÓ SỰ CỐ MÔI TRƯỜNG

  1. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn triển khai xây dựng dự án
  2. Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp, công trình bảo vệ môi trường trong giai đoạn dự án đi vào vận hành
  3. Tổ chức thực hiện các công trình, biện pháp bảo vệ môi trường
  4.  Nhận xét về mức độ chi tiết, độ tin cậy của các kết quả đánh giá, dự báo:

Chương 4

PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG

(Chỉ yêu cầu đối với các dự án khai thác khoáng sản)

  1.  Lựa chọn phương án cải tạo, phục hồi môi trường
  2.  Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường
  3.  Kế hoạch thực hiện
  4.  Dự toán kinh phí cải tạo, phục hồi môi trường 

Chương 5

CHƯƠNG TRÌNH QUẢN LÝ VÀ GIÁM SÁT MÔI TRƯỜNG

  1.  Chương trình quản lý môi trường của chủ dự án
  2.  Chương trình giám sát môi trường của chủ dự án

Chương 6

KẾT QUẢ THAM VẤN

I. THAM VẤN CỘNG ĐỒNG

  1.  Tóm tắt về quá trình tổ chức thực hiện tham vấn cộng đồng:
  2.  Kết quả tham vấn cộng đồng  

KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ VÀ CAM KẾT

  1. Kết luận:
  2. Kiến nghị:
  3. Cam kết thực hiện công tác bảo vệ môi trường. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO 

PHỤ LỤC I 

PHỤ LỤC II

Đây chỉ là một mục lục để tóm tắt những yêu cầu của một báo cáo đánh giá tác động môi trường. Trên thực tế, quý khách cần phải thực hiện nhiều yêu cầu để có thể làm nên một tập hồ sơ hoàn chỉnh theo cấu trúc như trên.

Xem thêm: 8 bước lập báo cáo đánh giá tác động môi trường

Dịch vụ thực hiện đánh giá tác động môi trường – Môi trường Hana

Vừa rồi, HANA đã gửi đến quý khách một số các thông tin và đặc biệt là về cấu trúc của một báo cáo đánh giá tác động môi trường. Tuy nhiên, bên trong từng mục của báo cáo còn đòi hỏi nhiều thông tin cụ thể hơn, đòi hỏi phải có những kiến thức chuyên môn nhất định. Chính vì thế, quý khách cần phải có một đơn vị tư vấn để hỗ trợ mình thực hiện báo cáo này.

HANA là công ty về giải pháp môi trường với đội ngũ có kiến thức sâu rộng về kỹ thuật và pháp luật kèm theo chế độ chăm sóc khách hàng chu đáo. Quý khách muốn thực hiện một báo cáo đánh giá tác động môi trường chuẩn xác, hãy tìm đến đội ngũ tư vấn pháp luật tại HANA:

Hotline: 0985.99.4949

Địa chỉ: 20/6 Nguyễn Văn Dung, P.6, Q. Gò Vấp, TP. HCM

Email: mail@moitruonghana.com

chu ky dien tu scaled

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *