Nước thải có tính axit? Một số phương pháp xử lý nước thải có tính axit

Nước thải có tính axit? Một số phương pháp xử lý nước thải có tính axit
Rate this post

So với nước thải sinh hoạt bình thường, nước thải có tính axit được đánh giá là một trong những loại nước thải khó xử lý nhất, phải sử dụng đến công nghệ cao và hóa chất để giải quyết. Đặc biệt là nước thải có tính axit cao (pH <2) mang tính độc hại và có thể gây ung thư không thể xử lý bằng các phương pháp sinh học thông thường. Vậy nước thải có tính axit là do những nguyên nhân nào và cách xử lý an toàn, hiệu quả và phổ biến hiện nay là gì?

Mời bạn xem thêm:

5 phương pháp xử lý nước thải hiệu quả

Một số điều cần biết về nước thải có tính axit

Nước thải có tính axit được định nghĩa là nước thải có độ pH nhỏ hơn 7 (pH <7). Tính trên thang đo độ pH, mỗi giá trị pH dưới 7 có tính axit cao hơn gấp 10 lần so với mức tiếp theo, ví dụ, độ pH 5 có tính axit gấp mười lần so với độ pH 6 và một trăm lần so với độ pH 7.

Nước thải có tính axit được định nghĩa là nước thải có độ pH nhỏ hơn 7 (pH <7)

Nước thải có tính axit chủ yếu phát sinh từ các đơn vị sản xuất công nghiệp nhẹ, công nghiệp vật liệu xây dựng và các ngành công nghiệp hóa chất. Có thể kể đến một số ngành cơ bản xuất hiện nước thải có tính axit như sản xuất xi măng, nước thải sản xuất dược phẩm, nước tẩy rửa, sản xuất hóa chất, thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ, sản xuất vải, nước thải ngành dệt nhuộm,…

Mỗi một dây chuyền sản xuất thuộc các lĩnh vực khác nhau sẽ phát sinh những nguồn nước thải có tính axit đặc trưng riêng. Nhưng nhìn chung, nước thải có tính axit thường được chia làm 3 loại:

  • Nước thải chứa axit yếu bao gồm các hợp chất axit H2CO3, CH3COOH.
  • Nước thải chứa axit mạnh bao gồm các hợp chất axit HNO3, HCl chứa các muối dễ tan trong nước.
  • Nước thải chứa axit mạnh bao gồm các hợp chất axit H2SO4, H2CO3 với các muối canxi khó tan trong nước.

Mỗi loại nước thải sẽ sở hữu những tính chất và đặc trưng khác nhau. Về cơ bản, nước thải có tính axit thường có một số đặc tính chung như sau:

  • Mang chỉ số pH đặc trưng của axit, cụ thể có pH = 0 đến pH <7 trong thang đo pH
  • Trong nước thải có chứa kim loại nặng, muối kim loại.
  • Có khả năng ăn mòn rất mạnh đối với vật liệu và các công trình xử lý
  • Nồng độ pH thấp gây ảnh hưởng đến quá trình sinh hóa và sinh học.

Vì sao cần xử lý độ axit trong nước thải?

Hiện nay, công nghệ xử lý nước thải đang được áp dụng phổ biến, rộng rãi và được tín nhiệm nhất là công nghệ sinh học. Độ pH tối ưu mà các bể sinh học xử lý được nằm trong khoảng pH 6.5-8.5, trong khi đó, nước thải có tính axit lại thấp hơn khoảng trên nên rất khó để xử lý.

Quy chuẩn kỹ thuật xả thải chỉ cho phép độ pH từ 6-9

Mặt khác, trong quy chuẩn kỹ thuật xả thải quy định, chỉ cho phép độ pH nằm trong ngưỡng 6-9. Vì vậy, xử lý tính axit trong nước thải là một phần không thể thiếu đối với quá trình xử lý nước thải.

Hiện nay, các phương pháp xử lý nước thải mới xuất hiện ngày càng nhiều, góp phần làm cân bằng và giảm thiểu ô nhiễm môi trường. Đối với các loại nước thải dễ dàng xử lý như nước thải công nghiệp hoặc nước thải sinh hoạt thì ta không phải mất quá nhiều thời gian, tiền bạc hay cần đến công nghệ xử lý cao hơn.

Tuy nhiên, đối với nước thải có tính axit thì công đoạn này không còn dễ dàng nữa, cần phải nhờ đến các đơn vị chuyên xử lý nước thải có thiết bị, kỹ thuật và công nghệ cao hơn, điển hình như Công ty Giải Pháp Môi Trường HANA. Chúng tôi cung cấp các chuyên gia đầu ngành và có bề dày kinh nghiệm, không những giúp đưa ra những giải pháp phù hợp mà còn tự thiết kế hệ thống xử lý nước thải hiệu quả nhất, tối ưu nhất và tiết kiệm nhất.

Một số phương pháp xử lý nước thải có tính axit

Mỗi loại nước thải có tính axit khác nhau đòi hỏi ta phải lựa chọn một phương án xử lý tương ứng và phù hợp. Phương án xử lý được áp dụng nhiều nhất và mang lại hiệu quả nhất hiện nay là phương pháp trung hòa. Sau đây, Công ty Giải Pháp Môi Trường HANA sẽ giới thiệu một số cách trung hòa để khử tính axit và cân bằng lại các chỉ số của dòng thải.

Phương pháp sử dụng nước thải có tính kiềm để trung hòa

Phương pháp này có thể hiểu một cách đơn giản là tạo ra phản ứng hóa học giữa một chất có tính axit và một chất có tính bazơ. Sau phản ứng, sản phẩm tạo ra không còn mang tính chất đặc trưng của axit và bazơ nữa.

Phương pháp sử dụng nước thải có tính kiềm để trung hòa

Trên thực tế, đây là phương pháp phù hợp, tối ưu nhất và tiết kiệm nhất để xử lý 2 loại nước thải có pH quá thấp hoặc quá cao. Tuy nhiên, không phải nhà máy hay xí nghiệp nào cũng cần xử lý 2 dòng nước thải có tính axit và tính bazơ đồng thời. Bên cạnh đó, còn cần phải tính toán kỹ lượng nước thải chênh lệch, phản ứng hóa học xảy ra để đưa đến thành phẩm cuối cùng về đúng độ pH đạt yêu cầu.

Sử dụng hóa chất để trung hòa

Sử dụng vôi bột hoặc đá vôi

Một phương pháp khác để xử lý nước thải có tính axit mà người ta thường sử dụng đó là trung hòa với loại vôi bột như CaCO3, MgCO3, sữa vôi của Ca(OH)2,…

Khi các hóa chất trên hòa tan trong nước sẽ tạo ra anion OH-, trung hòa với H+ để giảm nồng độ H=, có tác dụng làm tăng độ pH trong nước thải. Vôi bột không những có giá thành rẻ mà còn mang khả năng trung hòa mạnh với các dòng nước thải nhiễm axit nặng, thường được sử dụng cho hệ thống có lượng nước thải lớn. Tuy nhiên, trong vôi thường có nhiều tạp chất nên cần tính toán kỹ lưỡng.

Sử dụng NaOH hoặc Na2SO4

NaOH và Na2SO4 thường được dùng để trung hòa các dòng thải có nhiễm axit mạnh như H2SO4 và H2CO3. Chúng có tác dụng khá nhanh và hiệu quả nên thường được áp dụng cho các hệ thống có lưu lượng nước thải nhỏ. Các hệ thống có lưu lượng lớn vẫn có thể sử dụng được 2 hợp chất trên, tuy nhiên phải có phương án dự phòng vì nguyên liệu này dễ làm quá trình xử lý bị gián đoạn.

Phương pháp sử dụng lớp vật liệu lọc để trung hòa

Ngoài ra, chúng ta cũng có thể xử lý nước thải có tính axit bằng cách sử dụng lớp vật liệu lọc trung hòa. Tuy rằng không được sử dụng phổ biến bằng phương pháp dùng hóa chất, nhưng nó vẫn có hiệu quả nhất định trong một số trường hợp.

Theo các chuyên gia, để áp dụng phương pháp này, nồng độ axit trong nước thải không nên vượt quá 5g/l và không chứa các loại muối kim loại.

Nhìn chung, xử lý nước thải nhiễm tính axit không hề đơn giản, hơn nữa còn phải để ý đến nhiều yếu tố bên ngoài và cần tính toán chuẩn xác. Nếu không có quy trình xử lý nước thải có tính axit tốt, trang thiết bị, vật liệu của các công trình dễ bị ăn mòn. Vậy nên, các doanh nghiệp, nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp nên nhờ đến các đơn vị chuyên xử lý nước thải để được tư vấn và tìm ra những giải pháp tốt nhất, mang lại hiệu quả cao nhất, tiết kiệm thời gian và tiền bạc nhất.

Công Ty Giải Pháp Môi Trường HANA tự tin là một trong những đơn vị uy tín và có kinh nghiệm thực hiện xử lý nước thải có tính axit.

Liên hệ trực tiếp với chúng tôi qua:

  • Website: https://moitruonghana.com/
  • Hotline: 028 2266 1616 – 028 2242 1818
  • Địa chỉ: 20/6 Nguyễn Văn Dung, P.6, Q. Gò Vấp, TP. HCM
chu ky dien tu scaled

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *