Sản xuất mực in là một ngành nghề phục vụ cho rất nhiều các ngành nghề khác như báo chí, may mặc, truyền thông… Chính vì thế mà loại hình này đang thu hút khá nhiều sự đầu tư. Cũng từ đó, nước thải từ quá trình sản xuất mực in trở thành một yếu tố nguy hiểm cho môi trường. Cụ thể những tác hại này là gì và có thể giải quyết ra sao, mời bạn cùng HANA tìm hiểu.
Tại sao phải xử lý nước thải mực in
Quá trình sản xuất nước thải mực in đòi hỏi rất nhiều các thành phần tham gia. Các nguyên vật liệu này đều có một nồng độ ô nhiễm rất cao và khó xử lý triệt để.
Với những khu công nghiệp hoặc các doanh nghiệp sản xuất mực in thì vấn đề ô nhiễm môi trường nước vô cùng đáng báo động. Đặt áp lực lên các hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp.
Nước thải mực in thải ra môi trường sẽ làm ảnh hưởng đến các quá trình sinh trưởng của động thực vật như tôm cá, các loại rong tảo. Đây còn là nguyên nhân cản trở việc phân hủy chất hữu cơ của vi sinh vật, làm cho nước sông ngòi thêm ô nhiễm.
Người dân tiếp xúc với nguồn nước có sự tồn tại của các độc tố trong nước thải sẽ dễ dàng mắc phải các bệnh về da liễu, tiêu hóa thậm chí là nan y. Màu sắc của nước thải mực in còn làm thay đổi sắc tố của sông ngòi, dễ dàng làm xuống cấp mỹ quan khu vực.
Những tác hại của nước thải mực in đặt vấn đề về nhu cầu cần một hệ thống xử lý nước thải phù hợp với doanh nghiệp cũng như đạt đầu ra an toàn với môi trường.
Đặc điểm và thành phần nước thải mực in
Nguồn gốc của nước thải mực in thường từ hai nguồn phổ biến. Đó là quá trình sản xuất, vận hành các loại máy móc sản xuất và quá trình vệ sinh thiết bị, vệ sinh xưởng sản xuất. Ngành mực in thải ra không nhiều nước thải, tuy nhiên chúng lại có độ ô nhiễm cao và vô cùng khó khăn trong việc xử lý.
Đặc trưng của nước thải mực in
Nước thải mực in bao gồm rất nhiều thành phần với một nồng độ ô nhiễm khá cao. Mực in còn thừa lại khi vệ sinh thường là ở dạng nhũ trương tồn tại trong nước, bột màu.
Thành phần của nước thải mực in bao gồm các tạp chất hữu cơ từ nguyên liệu như bột màu. Các chất hữu cơ chính là tác nhân hàng đầu khiến các vi sinh vật thiếu đi oxy để phân hủy.
Nito và Photpho là một trong các loại chất độc khá nguy hiểm tồn tại trong nước. Đồng thời, hàm lượng TSS của nước thải từ các nhà máy sản xuất mực in cũng chiếm tỷ trọng khá đáng kể.
Nước thải từ các nhà máy mực in còn chứa những thành phần ô nhiễm đặc thù như các loại dung môi, chất rắn và các chất gây màu. Chính vì thế, độ màu của nước thải khá cao và cũng gây ra nhiều tác hại xấu tới chất lượng nước nếu thải ra môi trường trực tiếp.
Thành phần của nước thải mực in
Bảng tóm tắt thành phần nước thải mực in
Thông số | Đơn vị | Giá trị |
pH | 7 – 8 | |
BOD | mg/l | 500 – 700 |
COD | mg/l | 450 – 2000 |
TSS | mg/l | 100 – 300 |
Nito | mg/l | 30 – 100 |
Photpho | mg/l | 5 – 10 |
Độ màu | mg/l | 1200 – 2000 |
Đặc trưng của nước thải mực in là không thể xử lý bằng các phương pháp sinh học vì chất thải sinh ra từ quá trình sản xuất mực in chứa nhiều chất độc làm cho vi sinh vật không thể tồn tại được, thay vào đó là người ta sử dụng các phương pháp hóa học và hóa lý. Đồng thời nước thải mực in cũng có độ màu cao nên khi xử lý nước thải mực in cần chú trọng vào việc khử màu.
Xem thêm: Quy trình xử lý nước thải công nghiệp
Quy trình xử lý nước thải mực in tối ưu hiệu quả và tiết kiệm
Từ những phân tích về đặc điểm và thành phần, có thể thấy nước thải từ các nhà máy sản xuất mực in là vô cùng nguy hiểm. Điều này đòi hỏi một quy trình xử lý đủ quy mô để có thể xử lý các loại chất độc khó phân hủy.
Trước khi bắt đầu xử lý, nước thải mực in sẽ được di chuyển về bể lắng cặn. Lúc này, các bụi bẩn, rác thải nặng sẽ được lắng xuống đáy bể và tách ra riêng. Nước thải tiếp tục di chuyển sang bể điều hòa.
Việc lưu trữ tại bể điều hòa sẽ giúp nước được đưa về trạng thái ổn định. Nước thải mực in được cân bằng pH, nồng độ các chất cũng như lưu lượng dòng chảy để đảm bảo các quá trình xử lý về sau diễn ra suôn sẻ.
Sang bể keo tụ, các hóa chất như PAC, phèn nhôm, sắt sẽ được thêm vào trong nước. Nhờ hóa chất, các bông cặn, bụi bẩn trong nước sẽ kết dính lại với nhau thành những cặn bông có kích thước lớn và khối lượng đủ để lắng xuống đáy bể.
Một đặc trưng của quy trình xử lý nước thải mực in đó chính là sự xuất hiện của bể khử màu. Các chất có khả năng xóa màu sẽ được đưa vào trong bể. Nước chảy qua bể sẽ được khử sạch màu sắc từ những hóa chất tạo màu.
Sau khi keo tụ và khử màu, nước sẽ bắt đầu được tách riêng ra khỏi phần bùn phía dưới. Nước ở phía trên sẽ được đưa sang một bể trung gian để ổn định. Phần bùn phía dưới sẽ được hút sang một khu vực riêng.
Dù đã được lắng bùn, trong nước vẫn còn tồn tại các chất độc hại khác. Chính vì thế, quy trình tiếp theo chính là quá trình lọc áp lực để loại bỏ các cặn bã siêu nhỏ còn lại trong nước.
Sau đó, nước được đưa vào một nano ở dạng khô để diệt sạch chất độc SS. Đồng thời, bể này cũng thực hiện nhiệm vụ khử trùng nước một lần cuối trước khi thải ra môi trường bên ngoài.
HANA – Cung cấp quy trình và hệ thống xử lý nước thải mực in
Những phân tích vừa rồi của đội ngũ HANA đã giúp quý khách hiểu rõ hơn những vấn đề xoay quanh nước thải mực in. Tầm quan trọng của một hệ thống xử lý nước thải là vô cùng to lớn cho mỗi cơ sở sản xuất. Tuy nhiên, với mục đích kinh tế, đòi hỏi chúng ta phải tìm kiếm một hệ thống thật sự tối ưu. Không đâu khác chính là dịch vụ đến từ Công ty giải pháp môi trường HANA.
Với nhiều năm trong lĩnh vực xử lý nước thải, đặc biệt là xây dựng các hệ thống xử lý nước thải của các ngành công nghiệp, cùng đội ngũ dạy dặn kinh nghiệm thì HANA tự tin là đơn vị cung cấp các giải pháp xử lý nước thải hàng đầu hiện nay.
Sự chuyên nghiệp, tận tâm và bền vững của chúng tôi sẽ giúp quý khách sở hữu một hệ thống xử lý nước thải mực in hiệu quả và tiết kiệm nhất có thể. Liên lạc ngay:
- Hotline: 0985.99.4949
- Địa chỉ: 20/6 Nguyễn Văn Dung, P.6, Q. Gò Vấp, TP. HCM
- Email: mail@moitruonghana.com