Trong khoảng thời gian gần đây, mô hình nuôi tôm công nghiệp được người dân tại các địa phương ven biển áp dụng rộng rãi, mang lại năng suất và hiệu quả kinh tế cao. Tuy nhiên, do hình thức này còn mới và mang tính tự phát tại các hộ gia đình hoặc các cơ sở tư nhân nên không thể đảm bảo về hệ thống xử lý nước thải nuôi tôm, dẫn đến các hệ lụy về ô nhiễm nguồn nước. Trong bài viết này, HANA sẽ đưa ra một số giải pháp tiết kiệm và hiệu quả trong xử lý nước thải ao nuôi tôm.
Lợi ích kinh tế từ nuôi tôm công nghiệp
Tôm là một loài thủy – hải sản chứa giá trị dinh dưỡng cao, một số chất dinh dưỡng phải kể đến như Vitamin, Protein, Sắt, Kẽm, Canxi,… và lượng calo cần thiết không gây béo phì. Mặt khác, mô hình nuôi tôm không quá khó để thực hiện ở Việt Nam trong khi tôm rất được ưa chuộng tại nước ngoài.
Theo số liệu thống kê, ngành nuôi tôm đang chiếm lĩnh một thị phần quan trọng trong ngành xuất khẩu thủy của nước ta, đóng góp khoảng 40- 45% tổng giá trị xuất khẩu thủy sản, tương đương 3,5 – 4 tỷ USD mỗi năm. Chính vì thế, nhu cầu nuôi tôm ngày càng tăng cao, đặc biệt là ở Đồng Bằng Sông Cửu Long, nơi các đầm nuôi tôm mọc lên như nấm, đã đem lại nguồn ngoại tệ lớn cho nước nhà.
Những ảnh hưởng của nước thải nuôi tôm công nghiệp
Bởi vì mang lại nguồn lợi kinh tế cao nên dẫn đến tình trạng xây dựng và thiết kế đầm tôm ồ ạt, trong khi chủ hộ hoặc chủ cơ sở chưa đủ kiến thức về nuôi tôm nói chung và xử lý nước thải ao nuôi tôm nói riêng. Hệ lụy trực tiếp khi không đảm bảo hệ thống xả thải ở các ao, đầm nuôi tôm là tình trạng tôm chết hàng loạt vì nguồn nước từ kênh rạch bị ô nhiễm nghiêm trọng.
Nước để duy trì ao tôm có chứa lượng lớn chất thải hữu cơ bắt nguồn từ các loại thức ăn thừa cho tôm, chất thải từ tôm, các chất kháng sinh, thuốc trị bệnh, các chất dinh dưỡng,… Không chỉ vậy, sự các loại chất hữu cơ còn làm giảm hàm lượng oxy trong môi trường nước và làm tăng BOD, COD, khí độc trong lưu vực tự nhiên. Từ đó, biến ao tôm thành môi trường lý tưởng để các loại vi khuẩn, virus gây bệnh phát triển.
Trước tình trạng đó, đòi hỏi các chủ đầm nuôi tôm cần thay nước thường xuyên để giữ điều kiện sống tốt nhất cho tôm. Vô tình, các hộ nuôi tôm tự phát nhỏ lẻ, không có hệ thống xử lý nước thải ao nuôi tôm chuyên biệt sẽ xả thẳng nguồn nước này ra sông hồ, kênh rạch, gây ra ô nhiễm môi trường trầm trọng.
Nếu tình trạng này vẫn liên tục tiếp diễn mà không được cải thiện, nhiều rủi ro cho nền công nghiệp nuôi tôm sẽ xuất hiện. Việc xử lý nước thải ao nuôi tôm công nghiệp là yêu cầu cấp bách, đặc biệt là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
Các biện pháp xử lý nước thải nuôi tôm công nghiệp
Bản chất của phương pháp xử lý nước thải ao nuôi tôm là loại bỏ các chất dinh dưỡng và chất rắn lơ lửng nhằm giảm tác động của chúng đến môi trường. Vì vậy nên ngay từ khâu đầu vào như kiểm soát chất lượng thức ăn, chất dinh dưỡng, chất kháng sinh,… cũng phải được kiểm soát tốt và đúng quy trình, đúng kỹ thuật. Dưới đây là một số biện pháp xử lý nước thải nuôi tôm công nghiệp vừa hiệu quả lại vừa tiết kiệm chi phí mà các chủ hộ nuôi tôm có thể tham khảo.
1. Xử lý nước thải ao nuôi tôm bằng cá rô phi
Phương pháp xử lý nước thải này không khó để thực hiện, chúng ta cần phải xây dựng một hệ thống bể lọc gồm hai ao nuôi cá rô phi, và một ao cỏ rong. Quy trình thực hiện cụ thể như sau:
Nước thải sau khi thải từ ao nuôi tôm ra ngoài sẽ bơm vào bể lọc nhằm tách các hợp chất hữu cơ và chảy đến ao nuôi cá rô phi. Tại đây, các chất thải hữu cơ sẽ bị cá rô phi hấp thụ và các chất lơ lửng sẽ được làm lắng thêm lần nữa. Tiếp theo, nước thải sẽ được chuyển xuống ao nuôi cá rô phi 2, với mục đích thực hiện giống với ao 1. Cuối cùng, nước từ ao 2 sẽ đi qua ống sang ao cỏ rong. Cỏ rong sẽ hấp thụ các chất dinh dưỡng, ngăn tất cả các chất lơ lửng và hạn chế tảo phát triển.
2. Xử lý nước thải ao nuôi tôm bằng sò huyết
Có rất nhiều người bất ngờ vì phương pháp nuôi sò huyết để xử lý nước thải này thành công ngoài mong đợi. Sò huyết được nuôi trực tiếp trong ao, được ứng dụng như một loại máy lọc sinh học.
Sò huyết có khả năng lưu trữ cặn bã hữu cơ, tảo và động vật phù du, nên thường xuyên có mặt để hỗ trợ xử lý nước thải, không chỉ trong nuôi tôm công nghiệp mà còn nuôi các loại thủy hải sản khác nữa.
Quy trình này cần một rãnh lắng bùn, một ao xử lý và một ao chứa. Quy trình diễn ra như sau:
Nước thải xả từ ao nuôi tôm sẽ được chuyển sang ao nuôi sò huyết có mật độ 80 con/m2 trong vòng 15 ngày, tiếp đó chuyển qua rãnh lắng bùn rồi mới đến ao xử lý. Trong ao xử lý chứa có thả cá rô phi hoặc cá vược để tăng hiệu quả xử lý chất thải hữu cơ. Mô hình này không chỉ giúp người nuôi giải quyết được vấn đề xả thải nhức nhối mà còn thu được thêm lợi nhuận từ việc nuôi sò huyết.
3. Xử lý nước thải ao nuôi tôm bằng hóa chất xử lý nước
Chlorine là một hợp chất của clo được sử dụng phổ biến nhất hiện nay với đặc tính ổn định, oxy hóa mạnh, sát khuẩn mạnh. Khi tan trong nước, Chlorine sẽ giải phóng lượng khí Clo khiến nước có mùi hắc.
Ngày nay, người ta thường ứng dụng Chlorine trong việc xử lý nước thải ao nuôi tôm:
- Giúp khử trùng ao hồ, các trang thiết bị và dụng cụ,…
- Diệt vi khuẩn, virus gây bệnh, ký sinh trùng, tảo độc,…
- Oxy hóa những vật chất hữu cơ dư thừa, cũng như mầm bệnh ngoại lai trong sản xuất giống.
Lưu ý về liều lượng:
- Sử dụng để khử trùng bể, trang thiết bị, dụng cụ: 100 – 200 ppm (trong 30 phút)
- Khử trùng đáy ao: duy trì nồng độ clo trong ao là 50 – 100 ppm
- Khử trùng nước ao: chỉ dùng 20 – 30 ppm
- Xử lý bệnh do ký sinh trùng: một lượng rất nhỏ 0,1 – 0,2 ppm
- Xử lý bệnh do vi khuẩn: khoảng chừng 1 – 3 ppm (trong 10 -15 phút)
Xem thêm: 5 Cách Xử Lý Nước Thải Bằng Phương Pháp Hóa Học
Trên đây là một số biện pháp xử lý nước thải ao nuôi tôm không mất quá nhiều thời gian và chi phí để thực hiện. Ngoài ra, giải pháp tối ưu vẫn là lựa chọn đội ngũ xử lý nước thải chuyên nghiệp, sở hữu công nghệ xử lý thông minh, hiệu quả tối đa. Vì vậy đừng chần chừ mà hãy gọi ngay đến số hotline của Công ty Giải Pháp Môi Trường HANA để được nhận hỗ trợ: 028 2266 1616.