Giấy phép môi trường (GPMT) lần đầu tiên được ban hành trong Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 1/1/2022) nên quy trình thực hiện giấy phép môi trường đối với doanh nghiệp vẫn còn khá mới mẻ và đầy bỡ ngỡ. So với trước đây, việc tích hợp các giấy phép môi trường thành phần thành một giấy phép môi trường sẽ làm giảm thiểu được nhiều thủ tục rườm rà, thời gian gia hạn từ 7 – 10 năm tiết kiệm cho doanh nghiệp rất nhiều thời gian và chi chí.
GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG LÀ GÌ?
Theo khoản 8 điều 3 Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14:
“Giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường theo quy định của pháp luật.”
Giấy phép môi trường (thay thế cho giấy phép xả thải, sổ chủ nguồn thải, giấy chứng nhận đủ điều về bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu, giấy phép xử lý chất thải độc hại, giấy xác nhận hoàn thành công trình xử lý chất thải…) được cấp cho các đơn vị có hoạt động xả chất thải, quản lý chất thải và nhập khẩu phế liệu.
TẠI SAO PHẢI THỰC HIỆN GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG?
Giấy phép môi trường là một trong những công cụ pháp lý trong công tác quản lý môi trường của nhà nước. Giấy phép môi trường là căn cứ để cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra và giám sát việc thực hiện trách nhiệm bảo vệ môi trường của chủ dự án đầu tư, cơ sở.
Giấy phép môi trường giúp kiểm soát phát thải từ hoạt động sản xuất công nghiệp
Giấy phép môi trường là biện pháp chế tài buộc các cơ sở sản xuất kinh doanh phải có biện pháp điều chỉnh nồng độ chất thải phát sinh đạt tiêu chuẩn xả thải trước khi thải ra môi trường. Từ đó đảm bảo mục tiêu duy trì và bảo vệ chất lượng môi trường, đảm bảo quyền lợi và sức khỏe cộng đồng.
Đối tượng phải thực hiện giấy phép môi trường được quy định tại Điều 39 Luật bảo vệ môi trường số 72/2020/QH14 và quy định cụ thể tại phụ lục III, IV và V thuộc nghị định 08/2022/NĐ-CP.
ĐỐI TƯỢNG CẦN CÓ GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
Theo Điều 39 Luật bảo vệ môi trường 2020, đối tượng phải có giấy phép môi trường bao gồm:
(i) Dự án đầu tư nhóm I, nhóm II và nhóm III có phát sinh nước thải, bụi, khí thải xả ra môi trường phải được xử lý hoặc phát sinh chất thải nguy hại phải được quản lý theo quy định về quản lý chất thải khi đi vào vận hành chính thức. Đối với dự án đầu tư công khẩn cấp theo quy định của pháp luật về đầu tư công được miễn giấy phép môi trường.
(ii) Dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp hoạt động trước ngày Luật này có hiệu lực thi hành có tiêu chí về môi trường như đối tượng tại mục (i).
Như vậy, một cách tổng quan có thể thấy chủ của các dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh mà hoạt động của họ có phát sinh ra các loại nước thải, bụi, khí thải ra môi trường sẽ cần phải lập giấy phép môi trường. Tuy nhiên, những dự án đầu tư khẩn cấp phục vụ cho công ích, nhà nước thi sẽ được miễn giấy phép môi trường.
THẨM QUYỀN CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
Thẩm quyền cấp giấy phép môi trường sẽ có sự khác biệt tùy thuộc vào quy mô, cấp bậc của doanh nghiệp, dự án. Theo tóm tắt từ Luật Bảo vệ môi trường 2020, có thể hiểu như sau:
Các đối tượng được liệt kê ở phần “1. Đối tượng cần có giấy phép môi trường” theo điều 39 sẽ được Bộ Tài nguyên và Môi trường xem xét, phê duyệt kết quả của báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Những dự án mà có địa bàn nằm từ 2 đơn vị hành chính trở lên hãy ở hải đảo chưa thể xác định được cơ quan quản lý hành chính cấp tỉnh cũng sẽ đông thười do Bộ Tài nguyên và môi trường cấp giấy.
Bộ Tài nguyên và môi trường cũng sẽ đồng thời do các cơ quan sản xuất có thực hiện việc nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài về để phục vụ cho sản xuất hay những cơ sở xử lý chất thải nguy hại.
Đối tượng quy định tại Điều 39 của Luật này đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Những dự án đầu tư, cơ sở sản xuất kinh doanh liên quan đến bí mật nhà nước, các hoạt động quốc phòng an ninh sẽ được giữ kín. Vì thế, đối tượng này sẽ do Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đảm nhận thẩm quyền cấp giấy phép môi trường.
Việc lập giấy phép môi trường cho những dự án thuộc nhóm II, tại điều 39 của Luật bảo vệ môi trường 2020 sẽ thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh.
Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cấp giấy phép môi trường đối với các dự án đầu tư, cơ sở thuộc bí mật nhà nước về quốc phòng, an ninh. Cơ quan này cũng sẽ đồng thời chịu trách nhiệm cấp giấy phép môi trường cho các dự án đầu tư nhóm II có địa bàn nhiều hơn 1 huyện trong tỉnh hoặc các đối tượng đã được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh, Bộ hoặc cơ quan ngang bộ phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Đối với những đối tượng không thuộc các đối tượng đã nêu trên, thẩm quyền cấp giấy phép môi trường sẽ thuộc về Uỷ ban nhân nhân cấp huyện.
Các doanh nghiệp trong các khu công nghiệp cần có hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp đảm bảo đủ tiêu chuẩn trước khi tiến hành xin giấy phép môi trường từ các đơn vị có thẩm quyền.
Xem thêm:
MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CẤP GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
Theo quy định từ Nghị định 08/2022/NĐ-CP để được cấp giấy phép môi trường, các chủ cơ sở, dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh cần thực hiện hồ sơ đề nghị bao gồm những thành phần sau đây:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường.
- Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường.
- Tài liệu pháp lý và kỹ thuật khác của dự án đầu tư, cơ sở, khu sản xuất, kinh doanh, dịch vụ tập trung, cụm công nghiệp.
Mẫu văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường theo quy chuẩn mới nhất năm 2022 (Trích PHỤ LỤC XIII, NGHỊ ĐỊNH 08/2022/NĐ-CP)
MẪU VĂN BẢN ĐỀ NGHỊ CẤP, CẤP ĐIỀU CHỈNH, CẤP LẠI GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG CỦA DỰ ÁN ĐẦU TƯ, CƠ SỞ
(Kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Chính phủ)
(1) ———— |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc —————- |
Số: ……..….. V/v đề nghị cấp/cấp điều chỉnh/cấp lại giấy phép môi trường của dự án, cơ sở (2) |
Địa danh, ngày … tháng … năm …… |
Kính gửi: (3)
- Chúng tôi là: (1), Chủ đầu tư dự án, cơ sở (2) thuộc mục số … Phụ lục… ban hành kèm theo Nghị định số …/…/NĐ-CP ngày …. tháng …. năm … của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
Căn cứ quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường, dự án, cơ sở (2) thuộc thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của (3).
– Dự án, cơ sở (2) đã được (3) cấp Giấy phép môi trường số: …./GPMT-……… ngày… tháng năm ….. (chỉ nêu trong trường hợp đề nghị cấp điều chỉnh, cấp lại giấy phép môi trường, trừ trường hợp cấp điều chỉnh quy định tại khoản 4 Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường).
- Địa chỉ trụ sở chính của (1):………………………………………………………………………………..
- Địa điểm thực hiện dự án, cơ sở (2): ……………………………………………………………………
– Giấy chứng nhận đầu tư/đăng ký kinh doanh số: ……….. ngày………..của (1) hoặc các giấy tờ tương đương.
- Người đại diện theo pháp luật của (1):…………………………………………….. Chức vụ:……
– Điện thoại:………………………………….. ;Fax:……………………………………. ; E-mail:…………
- Người liên hệ trong quá trình tiến hành thủ tục: …………………. Chức vụ:……………
Điện thoại: ……………………………………; Email:……………………………………………..
Trường hợp đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường thì nêu bổ sung mục 6 dưới đây:
- Nội dung đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường:
Phần này nêu rõ nội dung đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường so với giấy phép môi trường đã được cấp, lý do đề nghị cấp điều chỉnh.
Chúng tôi xin gửi đến (3) hồ sơ gồm (trừ trường hợp đề nghị cấp điều chỉnh giấy phép môi trường):
– 01 bản Báo cáo đề xuất cấp/cấp lại giấy phép môi trường của dự án đầu tư, cơ sở (2);
– 01 bản Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án (2) (chỉ gửi trong trường hợp dự án (2) không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường);
– 01 Quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường hoặc văn bản tương đương với Quyết định phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định tại khoản 2 Điều 171 Luật Bảo vệ môi trường (bao gồm cả hồ sơ kèm theo văn bản tương đương) có nội dung nhập khẩu và sử dụng phế liệu nhập khẩu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất (Chỉ áp dụng đối với dự án đầu tư, cơ sở có đề nghị nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất).
Chúng tôi cam kết về độ trung thực, chính xác của các thông tin, số liệu được nêu trong các tài liệu nêu trên. Nếu có gì sai trái, chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật của Việt Nam.
Đề nghị (3) xem xét cấp/cấp điều chỉnh/cấp lại giấy phép môi trường của dự án, cơ sở (2)./.
Nơi nhận:
– Như trên; – ….. – Lưu: … |
ĐẠI DIỆN HỢP PHÁP CỦA …(1)… (Ký, ghi rõ họ tên; chức vụ và đóng dấu) |
Ghi chú: (1) Chủ dự án đầu tư, cơ sở; (2) Tên đầy đủ, chính xác của dự án đầu tư, cơ sở; (3) Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép môi trường của (2).
Biểu mẫu này không áp dụng cho trường hợp cấp điều chỉnh giấy phép môi trường quy định tại khoản 4 Điều 46 Luật Bảo vệ môi trường.
QUY TRÌNH THỰC HIỆN GIẤY PHÉP MÔI TRƯỜNG
Quy trình thực hiện giấy phép môi trường được quy định tại Điều 43 Luật Bảo vệ môi trường. Hướng dẫn quy trình thực hiện giấy phép môi trường được quy định cụ thể trong Nghị định 08/2022/NĐ-CP và thông tư 02/2022/TT-BTNMT.
Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép môi trường gồm có:
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép môi trường theo mẫu ở phụ lục XIII nghị định số 08/2022/NĐ-CP;
- Báo cáo đề xuất cấp giấy phép môi trường theo mẫu ở phụ lục VIII, IX, X, XI, XII nghị định số 08/2022/NĐ-CP;
- Bản sao báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư (đối với dự án đầu tư không thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi tường)
Thời hạn cấp giấy phép môi trường được quy định từ 30 đến 45 ngày kể từ ngày nộp hồ sơ hoàn chỉnh. Tùy vào quy mô phát thải, loại hình sản xuất và mức độ gây ô nhiễm mà quy trình thực hiện giấy phép môi trường đơn giản sẽ khác với quy trình thực hiện giấy phép môi trường chi tiết.
Trước một thủ tục môi trường mới được ban hành, chủ doanh nghiệp gặp rất nhiều khó khăn trong việc xác định quy trình thực hiện giấy phép môi trường để áp dụng tức thời vào dự án của mình. Với cương vị là đơn vị tư vấn, HANA luôn cập nhật nhanh nhất các hướng dẫn của cơ quan nhà nước để cụ thể hóa quy trình thực hiện và tối ưu được thời gian thực hiện cho quý khách hàng.
Quy trình hỗ trợ khách hàng thực hiện giấy phép môi trường của HANA:
Trên đây là những thông tin cơ bản về quy trình thực hiện xin giấy phép môi tường theo nghị định 08/2022/NĐ-CP, Quý khách hàng có nhu cầu tư vấn và báo giá thực hiện xin giấy phép môi trường vui lòng liên hệ HANA.
Qua bài viết trên, Chúng tôi hy vọng Quý doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về HANA cũng như dịch vụ Tư vấn thủ tục xin giấy phép môi trường. Hãy liên hệ với HANA để được tư vấn miễn phí.
Để cám ơn Quý khách đã quan tâm và sử dụng các dịch vụ của HANA. HANA xin gửi đến quý khách hàng các ưu đãi khi liên hệ và kí hợp đồng một trong các dịch vụ của HANA.
- Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ miễn phí.
- Đánh giá Trạm xử lý nước thải hiện hữu, hướng dẫn cải tạo và vận hành miễn phí.
- Ký hợp đồng xử lý chất thải sẽ được tặng lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ miễn phí.
- Thường xuyên ưu đãi giảm giá đối với tất cả các dịch vụ.
Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình. MÔI TRƯỜNG HANA sẵn sàng giúp quý doanh nghiệp trong việc kiểm tra, đánh giá, tư vấn và hướng dẫn sửa chữa, vận hành, lắp đặt, thi công, bảo trì hệ thống xử lý nước thải. HANA tư vấn viết hồ sơ giấy phép xả nước thải vào nguồn nước và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí.
Mời bạn đọc tham khảo một số dự án HANA đã thực hiện tại đây và các dự án chuyên về xử lý nước thải
GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm “Trao giải pháp – Nhận niềm tin”. Rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng quý doanh nghiệp.
———————————
Công ty em thành lập năm 2010 đến nay mà vẫn chưa làm giấy phép môi trường, nay công ty em muốn làm giấy phép mối trường, quý công ty có thể báo giá trọn gói làm hồ sơ giấy phép môi trường giúp em đươc không ạ
Em cảm ơn ạ!
Dạ, bên mình cần tư vấn vui lòng liên hệ trực tiếp theo số điện thoại 0985 99 4949 cho bên em. Hoặc để lại thông tin liên hệ, HANA sẽ liên hệ tư vấn và báo giá ạ
Kính gửi quý công ty,
chung cư chúng tôi đã hoạt động được 3 năm, ban đầu chủ đầu tư đã làm thủ tục xin giấy phép xả thải ra môi trường, nhưng hiện nay giấy phép xả thải đã hết, chung cư chúng tôi đã thành lập được ban quản trị nhưng chủ đầu tư vẫn đứng ra quản lý vận hành cư cư, vây cho tôi hỏi trách nhiệm xin ra hạn/ cấp phép mới thuộc trách nhiệm của chủ đầu tư hay ban quản trị ạ. xin chân thành cảm ơn
Chung cư có cần xin giấy phép môi trường ko bạn.?