Khử trùng là công đoạn cuối cùng trong hệ thống xử lý nước thải, nhằm đảm bảo nước thải ra ngoài môi trường đạt tiêu chuẩn do Bộ Tài nguyên và Môi trường đề ra. Nhiệm vụ chính của bể là diệt vi khuẩn và mầm mống gây bệnh sau các bước xử lý lắng cặn, lọc, cân bằng pH. Trong bài viết ngày hôm nay, Môi trường HANA sẽ đi sâu vào các phương pháp và nguyên lý hoạt động của bể khử trùng trong xử lý nước thải.
Các phương pháp khử trùng trong xử lý nước thải
Khử dùng trong xử lý nước thải bằng phương pháp hoá học
Với phương pháp này, người ta sẽ bổ sung vào bể khử trùng các hóa chất có tính oxi hoá mạnh như các hợp chất có chứa Clo, ozon, Ion bạc,… Liều lượng các chất bổ sung còn phụ thuộc vào hóa chất khử trùng và công suất của hệ thống xử lý nước thải.
-
- Cơ chế khử trùng: Đầu tiên, chất khử trùng khuếch tán trong nước, nếu gặp tế bào vi sinh sẽ xảy ra phản ứng với men bên trong tế bào. Bằng cách đó đã phá vỡ quá trình trao đổi chất, dẫn đến các vi khuẩn chất dần. Tốc độ phản ứng có thể bị ảnh hưởng bởi các chất hữu cơ, chất rắn lơ lửng,… nên trước khi qua bước khử trùng, nước thải phải được xử lý sạch các nhân tố ảnh hưởng này. Đó cũng là lý do bể khử trùng được đặt cuối cùng trong dây chuyền công nghệ xử lý nước thải.
- Ưu điểm của bể khử trùng trong xử lý nước thải:
- Tiết kiệm chi phí hơn so với các loại bể khác do cơ chế đơn giản và nguyên liệu dễ tìm.
- Có thể áp dụng ngay cả với công suất xử lý lớn.
- Dễ dàng kiểm soát liều lượng khử trùng nên có thể ngừa tái nhiễm.
- Nhược điểm: Do phản ứng hóa học nên nếu không kiểm soát liều lượng vừa phải, trong nước sẽ có thêm các nguyên tố mới, gây ô nhiễm thứ cấp.
Khử dùng trong xử lý nước thải bằng phương pháp vật lý
Phương pháp phổ biến nhất khử trùng bằng bức xạ. Khi chiếu tia tử ngoại (UV), tia X và các tia phóng xạ ion hoá như tia alpha, beta, gamma,… có khả năng tiệt trùng bởi nó sẽ phá huỷ các sợi ADN của tế bào, làm mất khả năng di truyền và sinh sản của vi khuẩn.
- Ưu điểm: Không cần tác động của hóa chất nên không gây ô nhiễm thứ cấp
- Nhược điểm: Phải đầu tư máy móc nên tốn chi phí, cần nhân công để vận hành, và đòi hỏi bảo dưỡng thường xuyên.
Khử dùng trong xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học
Phương pháp này sẽ cần sử dụng vật liệu lọc có kích thước nhỏ hơn kích thước của vi khuẩn gây bệnh.
- Ưu điểm: Không cần bổ sung hóa chất nên không gây ô nhiễm thứ cấp
- Nhược điểm: Vật liệu lọc thường có chi phí khá cao, cần phải vệ sinh và bảo dưỡng thường xuyên, nhân viên vận hành cần có chuyên môn cao.
Nguyên lý hoạt động bể khử trùng trong xử lý nước thải
Khi qua bước bể khử trùng, các vi khuẩn, virus gây bệnh trong nước thải sẽ bị tiêu diệt, từ đó hoàn tất quy trình xử lý nước thải để đáp ứng được tiêu chuẩn xả thải QCVN 28:2010/BTNMT.
Bể khử trùng là bước cuối cùng trong quy trình xử lý nước thải. Lúc này, nước thải đã được xử lý qua các giai đoạn điều hoà, bể anoxic để loại bỏ các chất hữu cơ, làm giảm các chỉ số như độ pH, BOD, COD,…
Tại bể khử trùng, nước thải sẽ được tiếp tục được xử lý nhờ vào phản ứng hóa học của các chất khử trùng. Thông thường, người ta sẽ châm Clo theo lượng tính toán thích hợp bởi vì loại hoá chất này đạt hiệu quả khử trùng với chi phí thấp hơn nhiều so với sử dụng tia bức xạ hoặc vật liệu lọc.
Trên đây là những thông tin cơ bản về bể khử trùng trong xử lý nước thải. Nếu bạn đang tìm một đơn vị lắp đặt hệ thống các bể xử lý nước thải nói chung và bể khử trùng nói riêng, bạn có thể liên hệ với Công ty TNHH Giải pháp Môi trường HANA. Tại đây, chúng tôi sở hữu đội ngũ chuyên viên kỹ thuật có tay nghề cao, đảm bảo hệ thống sau khi hoàn thành sẽ vận hành với công suất cao nhất.
HANA ra đời chính là để phục vụ, tư vấn và lắp đặt các hệ thống xử lý nước thải cho người dùng. Chính vì thế, nếu có bất kỳ nhu cầu nào về xây dựng và vận hành, mời các doanh nghiệp liên lạc ngay với chúng tôi:
Hotline: 0985.99.4949
Facebook: Giải pháp môi trường Hana
Địa chỉ: 20/6 Nguyễn Văn Dung, P.6, Q. Gò Vấp, TP. HCM
Email: mail@moitruonghana.com