Bể lắng cát là gì? Cấu tạo, phân loại, nguyên tắc hoạt động

Bể lắng cát
Rate this post

Bể lắng cát là một cái tên khá quen thuộc khi nhắc về hệ thống xử lý nước thải. Thông qua những tìm hiểu về cấu tạo, các nguyên lý hoạt động cũng như hình phức phân loại, chúng ta sẽ có cái nhìn cụ thể hơn về quá trình xử lý nước thải qua bể lắng cát.

Bể lắng cát là gì?

Bể lắng cát
(Bể lắng cát là gì?)

Bể lắng cát là một dạng công trình xử lý nước thải. Thông thường, nước thải sẽ được lưu giữ trong bể lắng hình chữ nhật này trong một khoảng thời gian đủ để các cặn bã, chất bẩn trong nước chìm hết xuống đáy (quá trình lắng). Bể lắng cát hoạt động chủ yếu nhờ vào tác dụng của trọng lực.

Nguyên lý hoạt động của bể lắng cát

Bể lắng sẽ hoạt động theo 4 quy trình khác nhau cho những loại chất thải phù hợp như sau:

Lắng từng hạt riêng lẻ: Với nước thải có ít chất rắn lơ lửng, các hạt sẽ được đưa xuống một cách riêng lẻ. Thông thường quá trình này sẽ được sử dụng nhằm loại trừ đá, cát trong nước.

Tạo bông cặn: Sử dụng để loại bỏ SS ở nước thải, chúng được thực hiện ở nước thải chưa xử lý và sau khi được xử lý sinh học. Chúng sẽ giúp liên kết các hạt nhỏ lại để làm tăng trọng lượng và lắng xuống một cách triệt để hơn

Lắng tập thể: Thường được sử dụng ở bể lắng thứ cấp (sau bể sinh học). Tại đây, các hạt sẽ có sự tương tác để ảnh hưởng lẫn nhau và cùng lắng xuống. Dần dần, chúng sẽ tạo nên một phần tách biệt giữa chất lỏng và chất rắn ở phần khối lắng.

Lắng nén: Diễn ra tại bể lắng thứ cấp và các khu vực nén bùn. Đến một thời điểm nào mà các hạt đủ nhiều và tạo nên một cấu trúc thì các hạt còn lại cũng sẽ liên tục được đưa vào trong cùng với khối cấu trúc này.

Vai trò của bể lắng cát trong xử lý nước thải?

Bể lắng cát
(Vai trò của bể lắng cát trong xử lý nước thải?)

Trong quá trình xử lý nước thải, đặc biệt là nước thải công nghiệp bể lắng cát đóng vai trò lọc các tạp chất rắn nổi. Thông qua bể lắng, một lượng lớn cặn vô cơ có trong nước thải sẽ được loại bỏ riêng.

Bể lắng có vai trò khá quan trọng bởi lẽ nếu các chất cặn không được loại bỏ trước thì quá trình lọc và xử lý bùn sẽ gặp khó khăn, ảnh hưởng tới toàn bộ quá trình xử lý nước. Việc lắng sạch cặn này là vô cùng quan trọng vì nếu các cặn bẩn vô cơ còn tồn tại, bộ phận dẫn bùn, máy bơm hay nhiều hệ thống khác sẽ bị ảnh hưởng. 

Tính toán bể lắng cát trong xử lý nước thải dựa theo những yếu tố gì?

Việc tính toán bể lắng cát trong xử lý nước thải đòi hỏi có nhiều yếu tố cũng như những cách đo lường, tính toán cẩn thận. Để đảm bảo hiệu quả, thông thường các hệ thống sẽ được tính toán bởi những chuyên gia có đủ kiến thức.

Một số yếu tố quan trọng phải kể đến: 

Lưu lượng, hàm lượng cặn của nước thải trước lắng C.

Hàm lượng cặn xác định của nước sau khi lắng C2. Yếu tố này sẽ được tính toán căn cứ vào các điều kiện vệ sinh cũng như tính chất của công trình.

Điều kiện, đặc trưng của chế độ lắng hạt.

Hệ số kết tụ của bể.

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lắng

Để đảm bảo quá trình lắng trong bể được diễn ra thật trơn tru, cần phải có sự hiểu biết về những yếu tố ảnh hưởng. Thông thường bể lắng cát sẽ làm việc với sự ảnh hưởng của của lưu lượng nước, thời gian lắng nước. Yếu tố về hạt cặn như khối lượng riêng, tải lượng cũng như khả năng keo tụ cũng là một yếu tố làm ảnh hưởng đến hiệu quả làm việc của bể lắng cát.

Dòng nước trong bể với các tải lượng thủy lực, vận tốc chảy, nhiệt độ cũng sẽ là một yếu tố làm ảnh hưởng đến quá trình lắng. Ngoài ra, bản thân bể với kích thước to hay nhỏ cũng sẽ là yếu tố làm ảnh hưởng đến quá trình lắng của hệ thống xử lý nước thải.

Phân loại bể lắng cát trong thực tế như thế nào?

Có khá nhiều bể lắng cát khác nhau với những đặc trưng khác nhau cho từng hệ thống xử lý nước thải. Để có thể ứng dụng đúng bể lắng cho từng loại nước thải, bên lắng thường được chia theo ba cách là công dụng, chế độ làm việc và dòng chảy.

  • Phân loại theo công dụng

Phân theo công dụng, bể lắng cát sẽ gồm hai loại:

Bể lắng cát đợt 1: được bố trí ở trước khu vực xử lý sinh học.

Bể lắng cát đợt 2: được bố trí ở sau khu vực xử lý sinh học.

  • Phân loại theo chế độ làm việc

Theo chế độ làm việc, sẽ có hai loại bể lắng điển hình là:

Bể lắng cát gián đoạn: sẽ lắng nước theo từng mẻ ở một khoảng thời gian nhất định rồi xả ra, cho nước mới vào để xử lý.

Bể lắng cát liên tục: dòng nước chảy qua bể liên tục để xử lý.

  • Theo chế độ dòng chảy

    Đây là cách phân loại phổ biến nhất, thường được dùng cho các hệ thống xử lý. Chúng sẽ được chia theo chế độ dòng chảy như sau:

Bể lắng cát ngang: Dòng nước qua bể sẽ chảy theo chiều ngang từ đầu đến cuối.

Bể lắng cát đứng: Dòng nước thải đi vào bể theo chiều đứng từ dưới lên trên.

Bể lắng cát radian: Nước chảy từ trung tâm ra phía thành bể (với bể ly tâm) hoặc từ thành bể vào trung tâm (với bể hướng tâm).

Giới thiệu một số bể lắng cát thông dụng trong xử lý nước thải

Như đã đề cập ở trên, các bể lắng phân chia theo chế độ dòng chảy thường là những loại thông dụng nhất. Chính vì thế, chúng ta sẽ cùng đi qua những hiểu biết cụ thể hơn về 3 loại là bể lắng ngang, bể lắng đứng và bể lắng ly tâm

  • Bể lắng cát ngang

  • bể lắng cát ngang
    (Sơ đồ bể lắng cát ngang)

Bể lắng cát ngang có dạng hình chữ nhật với chiều dài gấp 10 lần chiều sâu. Cấu tạo của bể gồm các bộ phận chính mương dẫn nước, mương phân phối, tấm chìm, tấm nổi, bể thu nước, phễu chứa bùn, máng thu chất nổi, rãnh thoát…

Nước thải sẽ đi vào từ đầu vào của bể và được lọc cặn bùn. Phần hạt được lắng này sẽ ở lại trong hố bùn, sau đó đi qua đường ống dẫn thoát ra ngoài. Còn một phần hạt chưa được lắng sẽ ở tại bể tuyển nổi để chuẩn bị xử tiếp tiếp theo. Sau khi lắng, nước sẽ đi sang máng thu để tiếp tục di chuyển qua những khu vực xử lý khác.

  • Bể lắng cát đứng

bể lắng cát đứng
(Sơ đồ bể lắng cát đứng)

Bể lắng cát đứng là một hình trụ với đáy phễu được làm từ thép hoặc bê tông và luôn được sơn chống ăn mòn. Bể bao gồm các bộ phận chính là bể chứa nước, thu nước, thoát nước; ống dẫn cặn và xả cặn; ống trung tâm.

Nước thải vào bể thông qua đường ống trung tâm. Sau khi chảy vào trong, nước thải sẽ được đẩy lên trên, phần cặn bẩn sẽ chìm xuống đáy bể rồi rơi hẳn vào bể chứa bùn. Nước thải sau khi lắng sẽ được chảy qua bể trước thông qua các ống dẫn.

  • Bể lắng cát radian (bể ly tâm)

bể lắng cát ly tâm
(Sơ đồ bể lắng cát ly tâm)

Bể lắng ly tâm có dạng hình cầu với đường kính dao động khoảng 16 đến 40 mét. Về cơ bản, cấu tạo của bể gồm có ống dẫn nước, dẫn bùn và thoát nước; thiết bị quay, thiết bị tẩy cặn.

Nguyên lý hoạt động của bể lắng cát ly tâm khá đơn giản. Nước thải sẽ đi vào bể, dòng chảy từ tâm ra bên ngoài thành bể với tốc độ giảm dần. Phần cặn sẽ được thu gom và được xả sang hệ thống khử.

Vừa rồi chính là những thông tin vô cùng chi tiết về bể lắng cát trong hệ thống xử lý nước thải. Hi vọng rằng qua đó quý khách hàng đã hiểu thêm được về khái niệm, phân loại bể lắng cát cũng như tầm quan trọng của chúng trong việc xử lý nước thải. 

Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào về khái niệm bể lắng cát là gì hay muốn tìm kiếm đơn vị thi công xây dựng, vui lòng liên hệ ngay đến công ty Giải pháp môi trường HANA:

Hotline: 0985.99.4949

Địa chỉ: 20/6 Nguyễn Văn Dung, P.6, Q. Gò Vấp, TP. HCM

Email: mail@moitruonghana.com

chu ky dien tu scaled

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *