Bể lọc sinh học cao tải là gì? Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của bể lọc sinh học cao tải

Bể lọc sinh học cao tải
5/5 - (1 bình chọn)

Rất nhiều hệ thống xử lý nước thải hiện nay ứng dụng bể lọc sinh học cao tải vào trong quá trình làm việc. Dạng bể này được đánh giá ngày càng cao giữa rất nhiều công trình xử lý khác. Cùng tìm hiểu về cấu tạo, nguyên lý cũng như các đặc điểm nổi trội của bể lọc sinh học cao tải.

Bể lọc sinh học cao tải là gì?

Bể lọc sinh học cao tải
Bể lọc sinh học cao tải là gì?

Bể lọc sinh học cao tải là một dạng của bể lọc sinh học, được đánh giá là phổ biến không hề thua kém dạng bể nhỏ giọt. Tuy vậy, bể lọc sinh học cao tải sở hữu chiều cao công tác, tải trọng tưới lớn hơn so với bể nhỏ giọt. Nguyên nhân là vì dạng bể lọc sinh học cao tải sử dụng vật liệu lọc có đường kính lớn, khoảng cách giữa các vật liệu cũng được tăng nên tốc độ oxy hóa được diễn ra với tốc độ nhanh hơn, tạo khả năng xử lý vượt trội hơn. 

Cấu tạo của bể lọc sinh học cao tải

 bể lọc sinh học cao tải
Cấu tạo của bể lọc sinh học cao tải

Nhìn về cơ bản, cấu tạo của bể lọc sinh học cao tải khá tương tự với nhiều dạng bể lọc khác. Bể này thường có dạng hình tròn hoặc chữ nhật làm từ bê tông cốt thép. Cấu tạo của bể bao gồm:

  • Bộ phận chứa vật liệu lọc: vật liệu lọc có diện tích mặt riêng khá lớn, tạo cơ hội tiếp xúc nhiều hơn với các vi sinh vật. Thông thường các vật liệu lọc là đá ong, sỏi, giá thể hay các vật liệu nhựa được thiết kế sẵn.
  • Hệ thống nước giữ vai trò tưới, phun phân phối lên trên bề mặt lọc.
  • Hệ thống cấp khí nhằm phân phối khí cho toàn bể lọc.
  • Máng nước để thu lại nước thải sau khi xử lý

Nguyên lý hoạt động của bể lọc sinh học cao tải

Tương tự như bể lọc sinh học nhỏ giọt nguyên lý hoạt động bể lọc sinh học cao tải chính là quá trình vi sinh vật sinh trưởng dính bám.

Đây là một hệ xử lý tùy nghi, bao gồm cả hiếu khí lẫn yếm khí. Ở giai đoạn đầu thì vi sinh vật hiếu khí sẽ phát triển để hình thành nên lớp màng sinh vật. Đến khi lớp màng này đã được hình thành sẽ cùng với lớp bề mặt hạt vật liệu tạo thành một vùng yếm khí.

Trong đó, vi sinh vật ở lớp vật liệu trên luôn có cơ hội phát triển mạnh mẽ hơn. Cũng từ đó mà lớp trên này đóng vai trò phân hủy chất hữu cơ tan một cách hiệu quả. Một số vi sinh vật tham gia vào lớp màng này là vi khuẩn, nấm và một vài xạ khuẩn. 

Đồng thời, bể lọc sinh học cao tải sẽ có tốc độ lọc, tải trọng lớn hơn nhiều so với các dạng bể khác. Hiệu suất ổn định của bể muốn được ổn định thì cần chú ý vài điều kiện sau:

  • Xử lý nước sơ bộ trước khi lọc
  • Đảm bảo nồng độ ô nhiễm BOD tối đa là 150 – 200mg/l. Nếu độ ô nhiễm khá cao thì cần pha loãng trước khi xử lý. 

Ưu và nhược điểm của bể lọc sinh học cao tải

bể lọc sinh học cao tải
Ưu và nhược điểm của bể lọc sinh học cao tải
  • Ưu điểm

Bể lọc sinh học cao tải có quy trình vận hành đơn giản, có thể điều chỉnh các vấn đề như lưu nước, tốc độ chảy. Dù vậy, bể lại có khả năng xử lý rất nhanh nhờ quá trình oxy hóa được cơ hội diễn ra tốc độ cao.

Vi sinh vật hiếu khí trên vật liệu lọc xử lý các chất hữu cơ rất hiệu quả và không để lại nhiều bùn cặn.

Bể giúp tiết kiệm chi phí đầu tư do diện tích khá nhỏ, không đòi hỏi nhiều không gian.

  • Nhược điểm

Tương tự các dạng bể lọc khác, bể lọc sinh học cao tải gây ra khá nhiều mùi hôi thối, lôi kéo nhiều ruồi muỗi vào trong khu vực bể.

Chúng ta đã hiểu rõ hơn về một dạng bể lọc sinh học với nhiều ưu điểm vượt trội. Bể lọc sinh học cao tải với sự kết hợp nhiều kỹ thuật, công nghệ hứa hẹn sẽ mang lại nhiều kết quả tích cực cho quá trình xử lý. Để có thể hiểu rõ hơn về cách lựa chọn, vận hành dạng bể này, HANA mời quý khách liên hệ: 

Hotline: 0985.99.4949

Địa chỉ:  20/6 Nguyễn Văn Dung, P.6, Q. Gò Vấp, TP. HCM

Email: mail@moitruonghana.com

 

chu ky dien tu scaled

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *