Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho cơ sở thuộc da. Ngành thuộc da là ngành phát triển tiềm năng được dự báo có xu hướng phát triển tại Việt Nam, tuy nhiên, ngành thuộc da là một ngành đọc hại, gây ô nhiễm môi trường rất lớn, đặc biệt là nước thải.
Chính vì vậy, khi xây dựng cơ sở thuộc da tại khu vực nào, Doanh nghiệp cần phải thực hiện báo cáo đánh giá tác động môi trường cho cơ sở thuộc da để nhằm đánh giá những tác hại đối với môi trường kể cả giai đoạn xây dựng và đi vào hoạt đông, để đưa ra những biện pháp dự phòng phù hợp giảm tối đa ảnh hưởng đối với môi trường.
Vậy lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho cơ sở thuộc da như thế nào, hãy cùng theo dõi bài viết sau nhé.
Căn cứ pháp lý
- Luật bảo vệ môi trường 2014
- Nghị định 40/2019/NĐ-CP nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, thi hành luật bảo vệ môi trường
Đối tượng phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho cơ sở thuộc da
- Dự án có Công suất từ 10.000 tấn sản phẩm/năm trở lên
Quy trình lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho cơ sở thuộc da
Nội dung báo cáo đánh giá tác động môi trường cho cơ sở thuộc da
a) Về các biện pháp xử lý chất thải: Phải đánh giá giải pháp và lựa chọn phương án công nghệ xử lý chất thải đáp ứng yêu cầu về bảo vệ môi trường. Đối với dự án đầu tư xây dựng có công trình xử lý chất thải để thẩm định về môi trường phải có phần thuyết minh và phương án thiết kế cơ sở (đối với dự án có nhiều bước thiết kế) hoặc phương án thiết kế bản vẽ thi công (đối với dự án chỉ yêu cầu thiết kế một bước) của công trình, hạng mục công trình xử lý chất thải theo quy định của pháp luật về xây dựng; có phương án phòng ngừa và ứng phó sự cố môi trường trong quá trình thi công xây dựng, vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành;
b) Chương trình quản lý và giám sát môi trường được thực hiện trong giai đoạn thi công xây dựng dự án; dự kiến chương trình quản lý và quan trắc môi trường trong quá trình vận hành thử nghiệm và khi dự án đi vào vận hành;
c) Phương án tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường gồm:
– Phương án thu gom, quản lý và xử lý chất thải phát sinh trong quá trình thi công xây dựng dự án (chất thải rắn, khí thải, chất thải nguy hại, rác thải sinh hoạt, nước thải sinh hoạt, các loại chất thải lỏng khác như hóa chất thải, hóa chất súc rửa đường ống,…), bảo đảm theo quy định về bảo vệ môi trường;
– Kế hoạch xây lắp các công trình bảo vệ môi trường, thiết bị xử lý chất thải, thiết bị quan trắc nước thải và khí thải tự động, liên tục đối với trường hợp phải lắp đặt theo quy định; kế hoạch tổ chức thực hiện các biện pháp bảo vệ môi trường khác phục vụ giai đoạn vận hành của dự án;
Thời điểm lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho cơ sở thuộc da
- Một dự án đầu tư chỉ lập một báo cáo đánh giá tác động môi trường.
- Chủ dự án trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường trước các thời điểm sau đây: trình trước khi quyết định đầu tư dự án.
Thẩm quyền thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án quy định tại Phụ lục III Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này, trừ các dự án thuộc bí mật quốc phòng, an ninh;
d) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức thẩm định, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường của các dự án đầu tư trên địa bàn
Hồ sơ nộp báo cáo đánh giá tác động môi trường cho cơ sỏ thuộc da
a) 01 văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo Mẫu số 05 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP;
b) 01 bản báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc báo cáo kinh tế – kỹ thuật của dự án đầu tư hoặc các tài liệu tương đương;
c) 07 bản báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện theo Mẫu số 04 Phụ lục VI Mục I Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 40/2019/NĐ-CP.
Thời hạn thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường quy định như sau:
a) Bộ Tài nguyên và Môi trường: thời hạn thẩm định không quá 45 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
b) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh: thời hạn thẩm định không quá 30 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ;
c) Thời hạn thẩm định thông qua việc lấy ý kiến cơ quan, tổ chức có liên quan không quá 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.
Kết quả thẩm định có giá trị làm căn cứ để ban hành quyết định phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường.
Qua bài viết Lập báo cáo đánh giá tác động môi trường cho cơ sở thuộc da hy vọng Quý doanh nghiệp có thể hiểu rõ hơn về HANA cũng như dịch vụ Tư vấn lập Báo cáo Kế hoạch bảo vệ môi trường. Hãy liên hệ với HANA để được tư vấn miễn phí.
Để cám ơn Quý khách đã quan tâm và sử dụng các dịch vụ của HANA. HANA xin gửi đến quý khách hàng các ưu đãi khi liên hệ và kí hợp đồng một trong các dịch vụ của HANA.
- Lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ miễn phí.
- Đánh giá Trạm xử lý nước thải hiện hữu, hướng dẫn cải tạo và vận hành miễn phí.
- Ký hợp đồng xử lý chất thải sẽ được tặng lập báo cáo công tác bảo vệ môi trường định kỳ miễn phí.
- Thường xuyên ưu đãi giảm giá đối với tất cả các dịch vụ.
Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình. MÔI TRƯỜNG HANA sẵn sàng giúp quý doanh nghiệp trong việc kiểm tra, đánh giá, tư vấn và hướng dẫn sửa chữa, vận hành, lắp đặt, thi công, bảo trì hệ thống xử lý nước thải. HANA tư vấn viết Kế hoạch bảo vệ môi trường và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí.
Đọc thêm:https://moitruonghana.com/lap-lai-bao-cao-danh-gia-tac-dong-moi-truong/
GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm “Trao giải pháp – Nhận niềm tin”. Rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng quý doanh nghiệp.