Hệ thống xử lý nước thải thủy sản mới nhất

hệ thống xử lý nước thải thủy sản
Rate this post

Nước ta sở hữu một nguồn lực trù phú về các loại thủy sản, nhờ đó mà ngành chăn nuôi và chế biến thủy sản trở nên phát triển mạnh mẽ. Vấn đề nước thải cũng từ đây mà trở thành một mối đe dọa cho môi trường sống. Vậy, nước thải thủy sản có nguồn gốc, thành phần độc hại đến thế nào và làm sao để có thể xử lý an toàn, hiệu quả, mời bạn cùng HANA tìm hiểu hệ thống xử lý nước thải thủy sản.

Nguồn gốc, thành phần nước thải thủy sản

Nguồn gốc, thành phần nước thải thủy sản

Nguồn gốc nước thải thủy sản

Nước thải thủy sản nói chung là nguồn nước thải phát sinh từ các hoạt động liên quan đến chăm sóc và chế biến thủy sản. Gồm hai nguồn gốc cơ bản như sau:

Nước thải phát sinh từ việc chế biến thủy sản: thải ra từ các nhà máy, xí nghiệp. Tại đây, quá trình làm thịt, tẩm ướp, chế biến đóng hộp các loại hải sản làm thải ra môi trường rất nhiều nước thải sản xuất.

Nước thải phát sinh từ việc nuôi trồng thủy sản: đây là nguồn nước thải bắt nguồn từ các trang trại, đầm hồ nuôi cá tôm. Thông thường đây là nguồn nước thải do quá trình chăm sóc thủy sản, sinh hoạt của người chăn nuôi thải ra.

Xem thêm: Xử lý nước thải sản xuất thực phẩm

Thành phần nước thải thủy sản

Nước thải thủy sản thường chứa nhiều các chất hữu cơ, cặn bã lơ lửng. Những thanh phần độc hại trong nước thải như vi sinh vật, chất dinh dưỡng. Có thể tóm tắt bảng thành phần, tính chất nước thải thủy sản như sau:

BẢNG PHÂN TÍCH NƯỚC THẢI THỦY SẢN:

CHỈ TIÊU ĐƠN VỊ GIÁ TRỊ
pH  – 6 – 8
Nito mg/l 120 – 160
Photpho mg/l 6 – 10
COD mg/l 1500 – 2800
BOD mg/l 1500 – 1800
SS mg/l 388 – 452
Dầu mỡ mg/l 150 – 250

(Nguồn: Môi trường HANA)

Tác hại của nước thải thủy sản

Nước thải thủy sản khi thải trực tiếp ra môi trường sẽ gây ra tình trạng phú dưỡng hóa ở các sông ngòi. Nguyên nhân chính của việc phú dưỡng hóa nguồn nước chính là do Nito, Photpho tồn tại trong nước. Các chất này làm cho những sinh vật, tôm cá tại sông nòi nơi nguồn nước thải ra dễ bị chết hàng loạt.

Các vi sinh vật trong nước thải thủy sản còn là nguyên nhân của nhiều căn bệnh nguy hiểm. Khi người dân tiếp xúc với nguồn nước có chứa các nước thải thủy sản sẽ gặp nhiều bệnh về da liễu. Đặc biệt, khi nước tiêu dùng có nhiễm các loại vi sinh vật này, các chứng bệnh về tiêu hóa thậm chí là ung thư sẽ dễ dàng bộc phát.

Các hợp chất hữu cơ, tạp chất trong nước thải thủy sản còn làm cho nước bị thay đổi về màu và mùi. Những phần thức ăn thừa, thịt cá vụn sẽ tạo ra sự ôi thối, tanh hôi. Những mùi khó chịu từ nước thải thủy sản này sẽ làm ảnh hưởng đến đời sống của người dân xung quanh.

Quy trình xử lý nước thải thủy sản hiệu quả và tiết kiệm

Quy trình xử lý nước thải thủy sản hiệu quả và tiết kiệm

Ban đầu, nước thải thủy sản sẽ được chảy về các song chắn rác. Tại đây, các rác thải có kích thước lớn như nilon, thịt cá, xương… sẽ bị giữ tại máng. Nước tiếp tục chảy sang bể tách mỡ và được hớt váng các phần chất béo ra khỏi nước. Sau khi đã tách được những phần tạp chất thô, nước được đảm bảo có thể xử lý suôn sẻ nên sẽ tiếp tục chảy sang bể điều hòa.

Tại bể điều hòa, nước thải thủy sản được ổn định về các thành phần chất độc, độ pH cũng như lưu lượng dòng chảy sang các bể tiếp theo. Quá trình này đảm bảo nước được cân bằng, ổn định giúp cho các khâu xử lý phía sau diễn ra trơn tru, ít sự cố hơn.

Sau khi ổn định, nước đi vào bể sinh học kỵ khí. Tại đây, các vi sinh vật sẽ phân hủy các chất hữu cơ hòa tan trong nước thải thủy sản thành CO2, H2S, CH4. Quá trình này giúp giảm nồng độ BOD, COD trong nước thải. Tuy nhiên, vẫn còn một số chất hữu cơ khó phân hủy tồn tại trong nước. Chính vì thế, nước tiếp tục được di chuyển sang một bể xử lý khác.

Nước thải thủy sản được chảy sang bể sinh học hiếu khí để tiếp tục xử lý. Tại bể này, nhờ vào sự hoạt động mạnh mẽ của vi sinh vật, các chất hữu cơ còn lại cũng sẽ tiếp tục được phân hủy thành bùn cặn. Quá trình này cũng chuyển hóa và thải ra CO2 và H2O.

Sau các khâu xử lý, bên trong nước thải thủy sản sẽ tồn tại khá nhiều các cặn bùn li ti, làm ảnh hưởng đến chất lượng nguồn nước. Chính vì thế quy trình xử lý nước thải thủy sản còn có thêm màng lọc MBR. Nước sẽ được bơm sang màng lọc để tách phần bùn siêu nhỏ và nước ra riêng. Phần bùn sẽ được mang về bể hiếu khí để tạo ra các vi sinh vật hoạt động.

Từ màng lọc, nước chảy sang bể khử trùng để làm sạch một lần cuối cùng. Khi đã đạt đủ các tiêu chuẩn, nước được xả ra bên ngoài.

Công ty công nghệ môi trường HANA – sự lựa chọn hàng đầu

Quy trình mà HANA vừa gợi ý đến quý khách chính là tâm huyết nghiên cứu của đội ngũ nhân viên nhằm cung cấp cho quý khách hệ thống xử lý nước thải thủy sản an toàn, hiệu quả. Hệ thống này đảm bảo hiệu quả công việc, phát triển bền vững và an toàn cho sức khỏe mọi người. Để có thể nhanh chóng sở hữu một hệ thống xử lý nước thải phù hợp, tiết kiệm, quý khách không thể bỏ qua sự đồng hành của HANA.

Ngay khi nào cần lắp đặt, liên hệ ngay với Công ty giải pháp môi trường HANA:

Hotline: 0985.99.4949

Địa chỉ: 20/6 Nguyễn Văn Dung, P.6, Q. Gò Vấp, TP. HCM

Email: mail@moitruonghana.com

chu ky dien tu scaled

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *