THỰC TRẠNG VÀ CÁCH KHẮC PHỤC NƯỚC NHIỄM MẶN TRONG NÔNG NGHIỆP

thuc trang va cach khac phuc nuoc nhiem man trong nong nghiep.1
5/5 - (2 bình chọn)

Tình trạng xâm nhập mặn đang là mối đe dọa với nền an ninh lương thực toàn cầu đòi hỏi phải có cách khắc phục nước nhiễm mặn trong nông nghiệp. Theo (FAO, 2009), dân số trên thế giới dự kiến sẽ tăng đến cột mốc 9,1 tỷ người vào năm 2050, dân số tăng đồng nghĩa với nhu cầu sử dụng lương thực sẽ tăng cao. Nhưng đối diện với tình trạng nước nhiễm mặn gây giảm năng suất nông nghiệp, một số nơi đất nông nghiệp đang biến thành đất bỏ hoang là thách thức lớn. Cùng HANA tìm hiểu cách khắc phục nước nhiễm mặn trong công nghiệp trong bài viết này.

Nước nhiễm mặn – Một thách thức toàn cầu

Nước nhiễm mặn đang là mối đe dọa với nền an ninh lương thực toàn cầu. Hiện nay, biến đổi khí hậu đang thay đổi với diễn biến phức tạp kết hợp với hạn hạn và mực nước biển tăng đã làm cho nước mặn xâm nhập nghiêm trọng hơn qua từng năm. Những vùng nước và đất bị nhiễm mặn gây khó khăn cho quá trình nuôi trồng và canh tác của người nông dân, năng xuất giảm đang là mối đe dọa nghiêm trọng đối với nền an ninh lương thực.

Thậm chí, ở những nơi bị nhiễm mặn nặng nề, người dân không thể canh tác được do các loại cây nông nghiệp không sống được trong môi trường quá khắc nghiệt. Theo (FAO, 2009), dân số trên thế giới dự kiến sẽ tăng đến cột mốc 9,1 tỷ người vào năm 2050, dân số tăng đồng nghĩa với nhu cầu sử dụng lương thực sẽ tăng cao, nhưng đối diện với tình trạng nước nhiễm mặn gây giảm năng suất nông nghiệp, một số nơi đất nông nghiệp đang biến thành đất bỏ hoang là thách thức lớn.

Nước nhiễm mặn là gì?

Cách khắc phục nước nhiễm mặn trong nông nghiệp

Nước nhiễm mặn là tình trạng gia tăng nồng độ muối vượt mức cho phép trong đất và trong hầu hết các trường hợp là muối hòa tan trong nước cấp. Thường xảy ra do quá trình biến đổi khí hậu, mực nước biển ngày càng dâng cao càng làm quá trình nước nhiễm mặn xảy ra nhanh hơn và nghiêm trọng hơn.

Tại sao nước nhiễm mặn là một vấn đề?

Cách khắc phục nước nhiễm mặn trong nông nghiệp

Nước nhiễm mặn gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình canh tác đất nông nghiệp của người nông dân. Trong những năm gần đây, hiện tượng nước và đất nhiễm mặn cộng hưởng thêm hạn hán kéo dài càng làm cho quá trình trồng trọt diễn ra khó khăn hơn (nước mặn, đất mặn, thiếu nước và nắng nóng kéo dài).

Do nước bị nhiễm mặn, diện tích đất canh tác bị thu hẹp đi gây ảnh hưởng đến năng suất nông nghiệp, nguồn lao động, kinh tế và an ninh lương thực.

Nhiễm mặn thường xảy ra ở đâu?

Trên Trái đất, nước mặn bao phủ khoảng 360 triệu km2, chiếm khoảng 71% bề mặt và 90% sinh quyển. Các vùng nước mặn của Đại Dương là khối nước nối liền với nhau cùng với đất liền tại nên bề mặt Trái Đất. Xu hướng nước nhiễm mặn thường xảy ra ở những vùng đất tiếp áp với biển, càng vào sâu đất liền, nồng độ nhiễm mặn càng giảm. Tuy nhiên, do các tác động như biến đổi khí hậu, các biện pháp tưới tiêu kém, sử dụng không hợp lý các nguồn tài nguyên đất đã làm tình trạng xâm nhập mặn ngày càng diễn biến tồi tệ và nghiêm trọng hơn.

Xem thêm: NGUYÊN NHÂN NƯỚC MÁY NHIỄM MẶN VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

Các ảnh hưởng của nước nhiễm mặn với nông nghiệp

Tất cả nước tưới đều chứa các muối hòa tan, nhưng thường có nồng độ rất thấp trong nước. Sự nhiễm mặn đề cập đến sự tích tụ của muối trong đất, cuối cùng là mức độ độc hại đối với thực vật (muối 3.000 – 6.000 ppm gây rắc rối cho hầu hết các loại cây trồng.) Muối trong đất làm giảm khả năng thẩm thấu của đất, do đó cây trồng không thể lấy nước từ nó. Khi đất mặn, đất có nồng độ chất hòa tan cao hơn so với rễ cây, do đó cây không thể lấy nước từ đất.

Độ mặn trong nước ảnh hưởng đến các thuộc tính hình thái, sinh hóa và sinh lý khác nhau của cây trồng. Độ mặn có ảnh hưởng tiêu cực đến phần trăm chiều cao tương đối của cây, tổng số đẻ nhánh, trọng lượng khô rễ, trọng lượng khô chồi,… Dưới đây là các thôn tin tham khảo về nồng độ mặn thích hợp (hàm lượng/đơn vị tính ppt):

  • Nước biển: 35
  • Độ mặn tối đa mà con người có thể uống: 3
  • Độ mặn thích hợp cho người: 0.5 đến 0.75
  • Độ mặn cho sinh vật trong môi trường sa mạc: nhỏ hơn 15, mức tối đa là 25
  • Nưới tưới cho cây (trong điều kiện nước và đất đai tối ưu): nhỏ hơn 0.75 (không có rủi ro mặn hóa), 0.75 – 1.5 (giảm năng suất các loại cây trồng nhạy cảm: bơ,chuối, khế, mẵng cầu,…), 1.5 – 3.5 (giảm năng xuất nhiều loại cây trồng, nhóm cây trồng chịu mặn trung bình như: lúa, mía, các loại trái có múi,…), 3.5 – 6,5 (chỉ có cây trồng chịu mặn: dừa, me, nho, mít, xoài,…), 6.5 – 8 (giảm năng xuất cây trồng chịu mặn).

Nước nhiễm mặn,ngập mặn có dấu hiệu tăng dần trong những năm gần đây, gây nhiều khó khăn cho sinh hoạt và quá trình trồng trọt của người nông dân. Điều này đòi hỏi phải tìm ra cách khắc phục nước nhiễm mặn trong nông nghiệp, cải thiện chất lượng sinh hoạt, sản xuất của người dân, đảm bảo nguồn an ninh lương thực.

Cách khắc phục nước nhiễm mặn trong nông nghiệp

Cách khắc phục nước nhiễm mặn bằng phương pháp nông nghiệp mặn

Từ thực tế nguồn nước ngọt khan hiếm, và tình trạng nước mặn xâm nhập ngày càng sâu, giải pháp nông nghiệp mặn được xem là giải pháp thiết thực ngày nay, góp phần cải thiện an ninh lương thực. Từ lâu, người nông dân cho rằng nguồn nước nhiễm mặn không thể sử dụng được trong nông nghiệp. Tuy nhiên, tùy thuộc vào tình trạng nhiễm mặn trong đất và nước mà vẫn có thể lựa chọn những loại giống cây nông nghiệp sao cho phù hợp kết hợp với các kỹ thuật thay thế trong tưới tiêu, bón phân và quản lý nguồn nước.

Nông nghiệp mặn có các ưu điểm sau:

  • Trồng cây được quanh năm
  • Sử dụng nguồn nước mặn để tưới tiêu
  • Cải tạo và tái tạo nguồn đất nông nghiệp bị bạc màu do dất bị nhiễm mặn

Một số loại cây khuyến khích trồng trong nông nghiệp mặn:

thuc trang va cach khac phuc nuoc nhiem man trong nong nghiep.2
Cây khoai tây
thuc trang va cach khac phuc nuoc nhiem man trong nong nghiep.3
Cây cà rốt
thuc trang va cach khac phuc nuoc nhiem man trong nong nghiep.4
Cây bắp cải

Nhược điểm của nông nghiệp mặn: Thay vì trồng các loại cây truyền thống ở vùng miền như trước thì người nông dân phải tìm hiểu thêm kiến thức, kỹ năng trồng các loại cây nông nghiệp mặn từ đầu. Thời gian đầu hiệu quả kinh tế và năng suất cây trồng có thể không cao nên đòi hỏi phải có sự theo dõi và chỉ dẫn từ cac cơ quan chức năng địa phương.

Cách khắc phục nước nhiễm mặn bằng lắp đặt hệ thống lọc nước

Lắp đặt hệ thống nhiễm nhiễm mặn giúp cải thiện tốt độ mặn trong nước, cho ra nguồn nước phù hợp để tưới tiêu trong nông nghiệp với cơ chế sử dụng các thiết bị Điều hòa nước. Hiện nay, các nước trên thế giới có nền nông nghiệp phát triển từ châu Âu, Châu Úc đã và đang sử dụng các hệ thống nhiễm nước mặn giúp điều hòa nước, lọc và xử lý các khoáng chất mặn gây ảnh hưởng đến sự phát triển và sinh trường của các loại cây trồng nông nghiệp.

Tuy nhiên, các khắc phục nước nhiễm mặn bằng lắp đặt hệ thống lọc nước khi được áp dụng tại Việt Nam lại có giá thành khá cao do phải nhập từ các nước về.

Trong trường hợp bị nhiễm nước mặn, quý khách có thể tham khảo hệ thống xử lý nước mặn của HANA để cải thiện tốt nhất có thể nguồn nước của gia đình và tổ chức.

=>> Tìm hiểu thêm Hoàn thành công trình xử lý nước nhiễm mặn thứ 15 của HANA

Vật liệu xử lý nước nhiễm mặn phục vụ tưới tiêu và Sinh hoạt cho khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long

Để cám ơn quý khách đã quan tâm và sử dụng các dịch vụ của chúng tôi. HANA xin gửi đến quý khách hàng các ưu đãi khi liên hệ và kí hợp đồng một trong các dịch vụ của HANA .

lien he hotline

Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình. MÔI TRƯỜNG HANA sẵn sàng giúp quý doanh nghiệp trong việc kiểm tra, đánh giá, tư vấn và hướng dẫn sửa chữa, vận hành, lắp đặt, thi công, bảo trì hệ thống lọc nước sạch cho sinh hoạt và sản xuất.

GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm Trao giải pháp – Nhận niềm tinRất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng quý doanh nghiệp.

chu ky dien tu scaled

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *