Quy trình xử lý nước thải giết mổ gà vịt

Xử lý nước thải giết mổ gà vịt
5/5 - (1 bình chọn)

Giết mổ gà vịt là một hoạt động khá phổ biến nhằm cung cấp thực phẩm cho người dân. Các hoạt động này ngày càng được đầu tư và hình thành các cơ sở chuyên giết mổ. Quá trình hoạt động của các cơ sở giết mổ để lại rất nhiều nước thải cho môi trường. Ngay bây giờ, HANA sẽ trình bày cụ thể hơn về quá trình xử lý nước thải giết mổ gà vịt.

Tại sao phải xử lý nước thải giết mổ gà vịt?

Tại sao phải xử lý nước thải giết mổ gà vịt

Nước thải giết mổ gà vịt có thể gây ra rất nhiều ảnh hưởng đến môi trường và con người nếu không được xử lý tốt. Khi các cơ sở ngày càng lớn mạnh và đầu tư, nước thải giết mổ gà vịt cũng ngày càng nhiều và mức độ độc hại cũng càng vượt trội hơn.

Ở khía cạnh môi trường, nước thải giết mổ gà vịt có thể gây tắc nghẽn cống rãnh, làm việc lưu thông nước và di chuyển của các sinh vật trở nên khó khăn. Những chất độc hại trong nước thải còn làm cho nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng. Nước ở các sông ngòi nhiễm các chất độc sẽ đồng thời làm ảnh hưởng đến đất đai và cả mạch nước ngầm.

Nước thải giết mổ gà vịt cũng gây ra nhiều ảnh hưởng cho con người. Mùi hôi thối từ nước thải này khiến con người bị khó chịu và ảnh hưởng đến đời sống sinh hoạt. Trong quá trình dùng nước sinh hoạt, nếu người dân tiếp xúc với các chất độc từ nước thải giết mổ gà vịt sẽ dễ bị ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của mình.

Với những tác hại như trên, việc xử lý nước thải giết mổ gà vịt là vô cùng cấp thiết. Các cơ sở giết mổ cần phải chú ý thực hiện công việc này song song với hoạt động sản xuất, kinh doanh của mình.

Xem thêm: Hệ thống xử lý nước thải giết mổ gia súc gia cầm

Thành phần nước thải giết mổ gà vịt

Thành phần chiếm tỉ trọng cao nhất trong nước thải giết mổ gà vịt chính là các chất hữu cơ. Đây chính là những phần phân, thức ăn thừa và lông của gà vịt do quy trình giết mổ còn để lại. Song song đó là phần thịt, xương, các loại chất béo còn để lại sau các thao tác giết mổ.

Phân và thức ăn thừa còn làm cho nước thải giết mổ gà vịt chứa một hàm lượng rất lớn Nito và Photpho tồn tại ở nhiều dạng khác nhau.

Bên trong nước thải giết mổ gà vịt tồn tại các hợp chất vô cơ có mức độ độc hại cao. Một số thành phần có thể kể đến như muối Clorua, SO2. Đồng thời đó là đất, cát trôi chảy cùng nguồn nước.

Với rất nhiều thành phần hỗn tạp như thế, nước thải giết mổ gà vịt xuất hiện rất nhiều các vi khuẩn, vi sinh vật gây bệnh. Trong đó, nguy hiểm nhất là các loại giun sán, một kẻ thù với con người và vật nuôi.

Phương án xử lý nước thải giết mổ gà vịt tối hiệu quả và tiết kiệm

Phương án xử lý nước thải giết mổ gà vịt tối hiệu quả và tiết kiệm

Việc lựa chọn phương án xử lý nước thải giết mổ gà vịt phụ thuộc vào quy mô của từng cơ sở. Các cơ sở lựa chọn đúng phương án cho mình sẽ giúp quá trình xử lý nước trở nên hiệu quả và vô cùng tiết kiệm.

Đối với các hộ giết mổ nhỏ lẻ, không được đầu tư cao thì hệ thống nước thải biogas nên được ưu tiên. Phương án này vừa có thể xử lý được những nước thải có nồng độ độc hại và lưu lượng ít, đồng thời còn để lại cho cơ sở nhiên liệu phục vụ cho quá trình đun nấu.

Đối với các cơ sở giết thải ở quy mô vừa phải và lớn, lượng nước thải ở mức độ đáng kể cũng như mức độ độc hại cũng cao. Với các cơ sở này, cần phải nghiêm túc áp dụng hệ thống xử lý. Một số cơ sở thường lựa chọn xử lý biogas ở quy trình đầu tiên để vừa xử lý vừa tạo nhiên liệu. Ngay sau đó, nước thải được mang sang hệ thống xử lý và thực hiện quá trình lọc nước, phân hủy chất độc hại một cách triệt để hơn.

Thuyết minh xử lý nước thải giết mổ gà vịt – Môi trường Hana

Trước hết, nước thải sẽ được tách các phần chất rắn có kích thước như lông, da, xương nhờ song chắn rác. Tiếp theo đó các chất béo, dầu mỡ cũng sẽ được tách ra riêng.

Nước sau khi được tách bỏ các chất rắn và dầu mỡ sẽ đi sang bể điều hòa để đưa nồng độ các chất và lưu lượng dòng nước về một mức ổn định.

Dòng nước sau khi được điều hòa sẽ đi sang bể kỵ khí để các sinh vật tại đây thực hiện phân hủy các chất hữu cơ. Quá trình này sẽ giúp giảm bớt nồng độ BOD có trong nước thải, sau đó nước được đưa sang bể Aerotank.

Tại bể hiếu khí Aerotank, khí sẽ được sục liên tục nhằm cung cấp oxy cho hoạt động của các vi sinh vật. Nước thải sẽ được phân hủy các thành phần hữu cơ còn lại, đồng thời quá trình cũng để lại khá nhiều các cặn bùn vào trong nước.

Chính vì thế, nước được đi sang bể lắng để có thể tách biệt phần nước và phần bùn. Nước và bùn sau đó sẽ được chảy sang hai khu vực riêng biệt.

Bùn đi sang đường thải bùn và dùng cho các mục đích khác. Nước được đưa sang bể khử trùng để làm sạch một lần sau trùng.

Sau khi đã được xử lý, lắng cặn và khử trùng nước lúc này đã đủ tiêu chuẩn nên sẽ được đưa ra môi trường tiếp nhận.

Sau bài viết vừa rồi, quý khách có thể đã hiểu rõ hơn về quy trình xử lý nước thải giết mổ gia cầm. Tuy vậy, để có thể tự tìm tòi và lắp đặt một hệ thống xử lý phù hợp vẫn còn là một bài toán khó với quý khách.

Các cơ sở giết mổ cần phải nhận được sự hỗ trợ từ các đơn vị có chuyên môn. Môi Trường HANA vô cùng hân hạnh để có thể trở thành người bạn đồng hành với các cơ sở giết mổ trong việc tư vấn, lắp đặt và vận hành hệ thống xử lý nước thải giết mổ gà vịt.

Theo đuổi sứ mệnh bảo vệ sức khỏe cộng đồng và đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển bền vững, công ty giải pháp môi trường HANA chúng tôi vô cùng mong muốn được hợp tác cùng các cơ sở sản xuất, kinh doanh của quý khách.

Đồng hành với HANA ngay:

  • Hotline: 0985.99.4949
  • Địa chỉ: 20/6 Nguyễn Văn Dung, P.6, Q. Gò Vấp, TP. HCM
  • Email: mail@moitruonghana.com
chu ky dien tu scaled

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *