Sơ chế, tái chế nhựa là một công việc nhằm giảm thiểu rác thải ra môi trường. Tuy vậy, công việc này lại làm phát sinh một vấn đề mới nguy hiểm không kém, đó là nước thải sơ chế nhựa. Lần này, HANA sẽ cung cấp cho quý khách những thông tin cần biết về công tác xử lý nước thải sơ chế nhựa.
Nguồn gốc nước thải sơ chế nhựa
Nước thải sơ chế nhựa sinh ra từ quá trình thu gom, sơ chế nhựa. Việc tẩy rửa nhựa cũng sinh ra nhiều chất thải khử trùng vào nguồn nước. Khi vận hành máy móc, thiết bị để thực hiện công đoạn sơ chế nhựa, rất nhiều chất thải được sinh ra. Đó có thể là chất thải từ máy móc hoặc chất thải từ những vật liệu nhựa. Việc xử lý nước thải sơ chế nhựa cũng trở nên quan trọng hơn đối với bản thân doanh nghiệp.
Tác hại nước thải sơ chế nhựa
Nước thải sơ chế nhựa chứa những gì?
Nước thải sơ chế nhựa có chứa khá nhiều những chất độc hại đặc trưng như BOD, TSS, COD… Bên cạnh đó, những chất hóa học bề mặt vô cùng độc hại như nito, photpho cũng chiếm một tỷ trọng đáng kể trong thành phần nước thải.
Quá trình sơ chế cũng khiến cho nước xuất hiện những chất rắn, cặn bã, phần bụi nhựa, bụi vụn. Đồng thời, khi máy móc hoạt động cũng sinh ra nhiều dầu mỡ, chất béo khó hòa tan vào nước.
Bên trong những sản phẩm nhựa phế liệu cũng chứa khá nhiều chất độc hại, chất bẩn còn bám lại sau quá trình sử dụng của người dân. Đây là những chất độc rất đa dạng và khó xác định.
>>> Xem thêm: Xử lý nước thải công nghiệp
Tác hại của nước thải sơ chế nhựa
Với những thành phần như trên, nước thải sơ chế nhựa chắc chắn sẽ mang lại rất nhiều hậu quả cho con người và môi trường. Chính vì thế, các cơ sở sản xuất cần phải thật sự quan tâm tới vấn đề này.
Trước hết, những chất độc BOD, TSS, COD khi đi theo nước thải trực tiếp ra sông ngòi sẽ gây ảnh hưởng tới sự sống của sinh vật dưới sông. Hàm lượng chất độc cao sẽ khiến nước đổi màu, sinh vật chết dần và gây bốc mùi hôi thối khó chịu. Những chất độc hại cũng làm ảnh hưởng tới đất đai, nước ngầm. Người dân vô tình sử dụng nguồn nước tích lũy chất độc này trong thời gian dài sẽ gặp nhiều vấn đề về sức khỏe.
Chất rắn thải ra từ quá trình sơ chế nhựa cũng gây hại rất nhiều đến đời sống người dân. Phần bụi, tạp chất nhựa đổ tràn lan ra môi trường sẽ gây mùi, khó phân hủy và ảnh hưởng đến đời sống của động vật.
Sau cùng, những chất thải có sẵn từ các phế liệu nhựa hòa vào trong nước, khi tẩy rửa sẽ hòa vào nguồn nước. Những chất thải này khó xác định nhưng chắc chắn vẫn tồn tại nhiều nguy cơ gây bệnh cho con người và môi trường.
Hệ thống xử lý nước thải sơ chế nhựa
Nước thải sơ chế nhựa không được xử lý đúng cách sẽ trở thành một mối đe dọa đối với môi trường và đời sống của người dân xung quanh. Hiện nay, quy trình xử lý nước thải đang được phát triển và nâng cao dần. Tuy nhiên, dưới đây sẽ là một số bước cơ bản mà hầu hết các hệ thống đều sở hữu.
Song chắn rác: vốn có chứa nhiều chất rắn, nước thải sơ chế nhựa trước khi được xử lý cần phải được tách những rác thải lớn ra khỏi dòng chảy. Công đoạn này đảm bảo cho quá trình xử lý về sau không làm giảm hiệu suất hoạt động của máy móc.
Bể thu gom: nước thải được tách ở song chắn rác sẽ chảy cùng về bể thu gom. Loại bể này có kích thước sâu cũng như có máy bơm để đẩy nước đi xử lý.
Bể điều hòa: tương tự những nhiều hình thức xử lý khác, nước thải sơ chế nhựa cũng cần được điều hòa trước khi bắt đầu xử lý. Tại đây, nước được trộn liên tục để cân bằng ổn định hàm lượng chất độc cũng như độ pH.
Bể keo tụ: vào bể keo tụ, nước được kết hợp với phèn nhôm để tạo phản ứng keo tụ. Những phần hạt lơ lửng sẽ được kết dính, tập hợp thành những cụm lớn hơn, thuận tiện cho quá trình lọc tách.
Bể lắng: nước thải sau khi được kết dính sẽ chuyển sang bể lắng, tại đây với kích thước và trọng lượng nặng hơn, những bông bùn này sẽ dễ lắng xuống. Nước được tách thành phần trong và phần cặn bã.
Bể Aerotank: bể hiếu khí được bổ sung không khí một cách liên tục. Tại đây, vi sinh vật được phát triển và hoạt động liên tục để phân hủy những chất hữu cơ trong nước thải thành CO2 và nước. Sau khi được xử lý, nước sẽ được giải quyết những chất độc hại cơ bản.
Bể lắng thứ 2: sau khi được xử lý, nước tiếp tục được lắng bùn sinh ra sau quá trình xử lý hiếu khí. Phần bùn dư lúc này sẽ được bơm riêng sang bể bùn.
Cuối cùng, khi đã hoàn thành các công đoạn xử lý nước thải sơ chế nhựa, nước phải được khử trùng để trong và mất mùi. Sau đó, nước được thải ra môi trường khi đã đảm bảo tiêu chuẩn về đầu ra.
Xây dựng hệ thống xử lý nước thải sơ chế nhựa với Hana
Việc tái chế, sơ chế nhựa là một công việc giúp tiết kiệm và hạn chế rác thải ra ngoài môi trường. Tuy nhiên, để công việc này trở nên thân thiện và lành tính hơn nữa, các cơ sở sản xuất cần phải quan tâm hơn đến trách nhiệm xử lý nước thải.
Nhà nước đã ban hành nhiều quy định về nước thải, tình trạng môi trường lại ngày càng trầm trọng, đây là lúc cơ sở của bạn bắt đầu lựa chọn cho mình một hệ thống xử lý nước thải sơ chế nhựa phù hợp.
Nếu vẫn còn băn khoăn thì Công ty giải pháp môi trường Hana sẽ là sự lựa chọn mà bạn nên ưu tiên. Chúng tôi tự tin với kinh nghiệm – chân thành – uy tín của mình sẽ cung cấp đến cho quý khách một hệ thống thật sự phù hợp.
Với Môi trường Hana, xử lý nước thải không chỉ là việc kinh doanh mà còn là một sứ mệnh cao cả cho một môi trường xanh sạch đẹp. Liên hệ ngay với chúng tôi để cùng bảo vệ cuộc sống của chúng ta:
Hotline: 0985.99.4949
Địa chỉ: 20/6 Nguyễn Văn Dung, P.6, Q. Gò Vấp, TP. HCM
Email: mail@moitruonghana.com