Khi xây dựng một dự án chung cư, chủ đầu tư cần hoàn thành các công trình phụ trợ, trong đó hệ thống thu gom và xử lý nước thải chung cư là một phần tất yếu cần có. Số lương hộ dân cư sinh sống tại chung cư là rất lớn, vì vậy bên cạnh việc giải quyết nhu cầu cấp nước sinh hoạt thì việc xử lý nước thải sinh hoạt cũng là vấn đề cấp bách và quan trọng.
Lượng nước thải sinh hoạt mà chung cư xả ra mỗi ngày là rất lớn, vì vậy cần đầu tư công nghệ và hệ thống xử lý nước thải phù hợp với tính chất nước thải và lưu lượng xả thải. Bài viết “Hệ thống thu gom và xử lý nước thải chung cư tiên tiến nhất hiện nay” HANA mong rằng sẽ giúp chủ đầu tư có thể lựa chọn được công nghệ xử lý phù hợp cho dự án của mình.
Nguồn gốc và thành phần nước thải chung cư
Nước thải sinh hoạt phát sinh từ hoạt động sinh hoạt của con người bao gồm nước thải tắm giặt, vệ sinh, ăn uống, … chứa các thành phần ô nhiễm như: các chất hữu cơ khó phân huỷ sinh học, thức ăn, dàu mỡ, chất thải vệ sinh, các loại vi sinh vật gây bệnh.
Thành phần:
Nước thải sinh hoạt bao gồm nhiều thành phần khác nhau, trong số đó có 52% là các chất hữu cơ và 48% là các chất vô cơ. Bên cạnh đó, trong nước thải sinh hoạt còn có những sinh vật có khả năng gây bệnh cho con người cùng những độc tố của chúng như virut gây bệnh kiết ly, tả, thương hàn,…
Các chất vô cơ và hữu cơ bao gồm chất rắn lửng lơ, amoni, COD, BOD, N, P, và dầu mỡ,…
Nồng độ ô nhiễm trong nước thải chung cư
3 Phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt chung cư
- Phương pháp xử lý hóa học: bao gồm các khâu trung hòa, oxy hóa khử, tạo kết tủa hoặc phản ứng phân hủy các hợp chất độc hại. Các phản ứng hóa học diễn ra giữa hóa chất thêm vào và chất ô nhiễm
Ưu điểm: hiệu quả xử lý cao, thường sử dụng trong các hệ thống xử lý khép kín.
Nhược điểm: chi phí vận hành cao, không thích hợp cho các hệ thống xử lý nước thải sinh hoạt với quy mô lớn. - Phương pháp xử lý hóa lý: Phương pháp hóa lý thực chất là các hoạt động như keo tụ, tuyển nổi, đông tụ, hấp phụ, trao đổi ion, thấm lọc ngược và siêu lọc…
Ưu điểm: hạn chế được sự ô nhiễm của bùn thải, nước thải sinh hoạt đối với môi trường. tạo thành các chất khác nồng độ thấp hơn hoặc chất hoà tan nhưng không độc hại hoặc gây ô nhiễm môi trường
Nhược điểm: chi phí vận hành cao - Phương pháp xử lý sinh học: Cơ sở của phương pháp sinh học chính là khả năng phân hủy các chất hữu cơ và các thành phần ô nhiễm của các vi sinh vật có ích. Công nghệ sinh học xử lý nước thải sinh hoạt cũng có nhiều giải pháp như: công nghệ bùn hoạt tính, công nghệ giá thể vi sinh dính bám MBBR, công nghệ mảng lọc MBR, …
Ưu điểm: hiệu quả về mặt chi phí đầu tư, chi phí vận hành cũng như mang lại mỹ quan đô thị, tiết kiệm diện tích xây dựng thực dụng của các dự án.
Trong 03 phương pháp xử lý nước thải sinh hoạt chung cư, phương pháp được sử dụng phổ biến nhất là phương pháp xử lý sinh học. Vì vậy, bài viết này HANA xin giới thiệu công nghệ xử lý nước thải sinh hoạt chung cư tiên tiến nhất hiện nay bằng phương pháp xử lý sinh học.
Quy trình công nghệ hệ thống thu gom và xử lý nước thải chung cư
Thuyết minh công nghệ hệ thống thu gom và xử lý nước thải chung cư
- Nước thải nhà vệ sinh được xử lý sơ bộ qua hầm tự hoại trước khi dẫn về hệ thống xử lý tập trung. Nguyên lý xử lý của hầm tự hoai như sau:
- Lắng cặn: là quá trình tĩnh, dưới tác dụng của trọng lực thì các cặn trong nước thải sẽ được lắng xuống đáy bề, còn phần nước phía trên sẽ theo đường ống dẫn đến các công trình xử lý tiếp theo.
Lên men: sau khi cặn nặng được lắng xuống đáy, các chất hữu cơ sẽ được các vi sinh vật yếm khí phân hủy, đó chính là quá trình lên men yếm khí. Quá trình này làm giảm mùi hôi của nước thải và phân hủy được lượng cặn lắng tránh quá tải cho hầm tự hoại. - Nước thải từ các hoạt động khác trước tiên được dẫn qua song chắn rác nhằm loại bỏ cặn, rác thải có trong nước thải chung cư để tránh sự tắc nghẽn đường ống và bơm.
- Bể tách dầu: là công trình xử lý sơ bộ nước thải từ các nhà bếp, dựa theo nguyên tắc về tỷ trọng, nhằm xử lý dầu mỡ, ván nổi và các chất hoạt động bề mặt.
- Bể thu gom: nước thải sau khi qua bể tự hoại và bể tách dầu mỡ được thu về bể thu gom để tiếp tục được dẫn đến các công trình xử lý tiếp theo.
- Bể điều hòa: giúp ổn định lưu lượng và nồng độ của nước thải nhờ hệ thống sục khí xáo trộn liên tục nhằm tránh quá trình lắng cặn và hiện tượng yếm khí dưới đáy bể.
- Cụm bể AAO: cụm bể này xử lý các chất hữu cơ, giảm COD, BOD, N và P dựa vào các vi sinh vật kỵ khí, thiếu khí và hiếu khí.
- Bể lắng: nhờ tác dụng của trọng lực bùn được hình thành từ cụm bể AAO sẽ được lắng ở đây. Bùn này sẽ định kỳ bơm hút và xử lý.
- Bể MBR(Membrane Bio Reactor): là bể xử lý nước thải dưới sự kết hợp của công nghệ màng lọc và công nghệ xử lý sinh học. Trong bể bố trí các màng lọc gồm nhiều sợi rỗng cách nhau khoảng 0,01 – 0,02 µm. Ngoài ra, trong bể còn xảy ra quá trình sinh học là khử nitrit và nitrat hóa, sẽ loại bỏ hoàn toàn được các chất hữu cơ, vi sinh vật và các cặn nhỏ còn sót lại.
- Nước thải chung cư sau khi xử lý sẽ đạt chuẩn QCVN 14:2008/BTNMT.
Trên đây là những thông tin về hệ thống thu gom và xử lý nước thải chung cư của HANA. Đơn vị nào có nhu cầu, hãy liên hệ trực tiếp để HANA có thể tư vấn hoàn toàn miễn phí và báo giá chi tiết.
Để cám ơn Quý khách đã quan tâm và sử dụng các dịch vụ của chúng tôi. HANA xin gửi đến quý khách hàng các ưu đãi khi liên hệ và kí hợp đồng một trong các dịch vụ của HANA:
- Lập báo cáo quan trắc môi trường định kỳ miễn phí.
- Bảo hành công nghệ 24 tháng kể từ ngày nghiệm thu đưa vào sử dụng.
- Giảm 50% chi phí sửa chữa trong năm tiếp theo.
- Miễn phí hỗ trợ tiếp đoàn kiểm tra môi trường trong 1 năm.
Với kiến thức và nhiều năm kinh nghiệm của mình MÔI TRƯỜNG HANA sẵn sàng giúp quý doanh nghiệp trong việc kiểm tra, đánh giá, tư vấn và hướng dẫn sửa chữa, vận hành, lắp đặt, thi công, bảo trì hệ thống xử lý nước thải. HANA tư vấn viết và hướng dẫn các thủ tục, hồ sơ môi trường hoàn toàn miễn phí.
Đọc thêm: Phương pháp xử lý nước thải khu dân cư, khu đô thị mới
GIẢI PHÁP MÔI TRƯỜNG HANA – luôn hoạt động với phương châm “Trao giải pháp – Nhận niềm tin”. Rất mong có cơ hội được hợp tác làm việc cùng quý doanh nghiệp.