Song song với sự tăng trưởng trong nền công nghiệp hiện đại chính là tiếng còi báo động về tình trạng ô nhiễm môi trường trầm trọng. Những vấn đề xoay quanh việc xử lý nước thải ngày càng trở thành sự quan tâm thiết yếu của các doanh nghiệp. Bài viết này của Hana, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu những vấn đề cần quan tâm về xử lý nước thải công nghiệp.
Nước thải công nghiệp thường bao gồm những thành phần gì?
Những phân tích về thực trạng của nước thải đã cho ta thấy mức độ tràn lan, khó kiểm soát của nó. Xử lý nước là một vấn đề cấp thiết vì bên trong những dòng chảy này là rất nhiều thành phần độc hại.
Nước thải chính là hệ quả của quá trình sản xuất công nghiệp, chính vì thế mà bên trong đó có rất nhiều những hợp chất hóa học độc hại. Những chất thải này có nhiều vi khuẩn gây mầm bệnh cho con người.
Tùy thuộc vào tính chất của mỗi ngành công nghiệp mà trong nước thải cũng sẽ có những thành phần đặc trưng riêng. Một số nguồn nước thải có chứa các chất hữu cơ như rau củ, thực phẩm… Một số có chứa những hạt kim loại nhỏ, thậm chí là sỏi đá.
Bên cạnh đó, trong nước thải còn có rất nhiều những chất hữu cơ và vô cơ hòa tan cũng như lơ lửng ảnh hưởng đến môi trường và sức khỏe.
Đồng thời, nhiều ngành sản xuất sẽ làm thải ra môi trường những chất tẩy rửa, khử trùng với nồng độ cao vô cùng nguy hại nếu vô tình tiếp xúc phải.
Xem thêm:
Phương pháp xử lý nước thải công nghiệp hàng đầu
Xử lý nước thải công nghiệp bằng phương pháp cơ học
Phương pháp xử lý nước thải cơ học thường được ứng dụng để tách các chất rắn, chất keo ra khỏi nước. Quy trình xử lý nước thải bằng phương pháp cơ học có thể được tóm tắt như sau:
- Chắn rác: tại song chắn đầu tiên của hệ thống, nước thải sẽ được lọc lại những phần rác có kích thước lớn.
- Nghiền rác: phần rác bị lọc lại ở song chắn sẽ chịu tác động mạnh của lực và nghiền nát. Rác bị nghiền, làm nhỏ sẽ không gây cản trở cho quá trình xử lý nước về sau.
- Bể điều hòa: như những quy trình xử lý khác, xử lý cơ học cũng cần phải đi qua quá trình điều hòa. Nước sẽ được ổn định, cân bằng những hàm lượng, lưu lượng nước để đảm bảo quá trình xử lý nước diễn ra suôn sẻ.
- Bể lắng: sau khi ổn định, nước lần lượt được dẫn sang các bể lắng để lắng bớt những bụi, các còn lại sau những quá trình chắn, nghiền và xử lý.
- Lọc: do vẫn còn một lượng chất bẩn siêu nhỏ không thể tách riêng, nước được sang bể lọc để thu lại những phần cặn bã này.
- Bể tuyển nổi: nhiều hợp chất không thể hòa tan sẽ vẫn còn ở trong nước, vì thế cần phải có bể tuyển nổi. Tại đây diễn ra các quá trình sục khí để các chất keo gom phần chất thải đi cùng ra khỏi nước.
Xử lý nước thải sản xuất bằng phương pháp hóa học
Phương pháp xử lý nước thải công nghiệp bằng hóa học ứng dụng những phản ứng để gây biến đổi các tạp chất từ có hại thành vô hại. Có nhiều phương pháp hóa học để xử lý nước thải sản xuất, Môi trường HANA tóm tắt sau đây:
- Phương pháp trung hòa: làm thay đổi nồng độ pH của nước về trung tính. Khi đó, các vi sinh vật sẽ có điều kiện để phân hủy các chất thải có trong nước. Phương pháp trung hòa ứng dụng các phản ứng hóa học của những tác nhân trung hòa. Thông thường, đây là các phản ứng giữa axit với kiềm hay muối và axit.
- Phương pháp kết tủa: phương pháp này thường được áp dụng cho những nước thải có chứa nhiều chất rắn kim loại, tạp chất khối lượng cao. Ứng dụng các phản ứng gây hóa học, phương pháp này nhằm tạo những kết tủa góp phần xử lý những chất rắn khối lượng nặng. Những hóa chất thường được dùng là: phèn nhôm, sunfat sắt, vôi…
Nhà máy của bạn muốn xây dựng hệ thống xử lý nước thải công nghiệp nhưng chưa biết phải bắt đầu từ đâu? Đừng lo lắng vì Hana chúng tôi luôn bên cạnh hỗ trợ quý khách.
Quy trình xử lý nước thải khu công nghiệp phổ biến nhất hiện nay
Hiện nay có khá nhiều quy trình để thực hiện quá trình xử lý nước thải. Đồng thời, cũng tùy thuộc vào tính chất của mỗi cơ sở sản xuất mà có cách lựa chọn quy trình khác nhau. Tuy vậy, dưới đây là một quy trình mà hầu hết các hệ thống lọc nước đều tuân theo.
Thu gom, loại bỏ tạp chất: nước thải ở mỗi khu công nghiệp sẽ có ở nhiều nơi khác nhau. Để có thể xử lý đầy đủ nhất, nước cần được gom về cùng một bể thu gom. Sau đó, bể này sẽ được thực hiện lọc sơ để giữ lại các cặn bã, rác thải lớn không bị đi vào trong hệ thống xử lý nước.
Điều hòa: đây là một giai đoạn bắt buộc để làm cho quy trình xử lý nước được ổn định. Nước cần phải được điều hòa để điều chỉnh lưu lượng cũng như nồng động ở mức cho phép trước khi thực hiện xử lý.
Keo tụ: sau khi được điều hòa, nước sẽ vào một bể có chứa những chất xúc tác cũng như máy móc có chức năng kết dính. Tại đây, những tạp chất, cặn bẩn lơ lửng sẽ kết dính với nhau thành những bông cặn có kích thước lớn để dễ thực hiện tách bỏ.
Lắng hóa lý: quá trình lắng hóa lý được diễn ra khi những bông cặn đã được kết dính hoàn hảo. Với khối lượng nặng hơn dần, những bông bùn này sẽ chìm sâu xuống đáy và chịu những tác động lực của máy móc đẩy ra ngoài bể chứa dành riêng cho bùn bẩn.
Anoxic: quá trình này hay còn được gọi là xử lý bể thiếu khí. Ở đây, các vi sinh vật thiếu khí sẽ có điều kiện hoạt động mạnh mẽ để có thể loại bỏ các hợp chất có chứa nitơ ra khỏi nước.
Aerotank: quá trình xử lý kỵ khí tại bể aerotank có sự tham gia của các vi sinh vật hiếu khí. Những vi sinh vật này sẽ loại bỏ các hợp chất photpho ra khỏi nước. Nhờ quá trình này, những mùi hôi thối trong nước được giảm đi rất nhiều.
Lắng sinh học: sau nhiều bước xử lý, cặn trong nước sẽ ngày càng nhiều. Đến bước lắng sinh học này, nước được bơm vào bể ổn định trong nhiều tiếng đồng hồ. Ở quá trình này, các cụm cặn bùn sẽ lắng xuống theo trọng lực bình thường. Sau khi được lắng, bông bùn, cặn bã sẽ được đẩy sang bể chứa bùn riêng.
Thực trạng xử lý nước thải khu công nghiệp hiện nay
Nước thải hiện nay đang ngày càng tăng cao về số lượng lẫn nồng độ độc hại. Dù có rất nhiều công ty ra đời và được nâng cao công nghệ nhưng vấn đề nước thải vẫn còn đang bị thờ ơ.
Có một lượng rất lớn nước thải được thải trực tiếp ra môi trường. Nhiều công ty lựa chọn cách xả nước lén lút, phạm pháp không cần xử lý để tiết kiệm kinh phí cho mình. Ở những trung tâm công nghiệp hàng đầu như Thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ thì số lượng công ty, cơ sở sản xuất là vô cùng dày đặc.
Tình trạng này gây ra khó khăn cho việc kiểm soát quy trình xử lý nước thải dẫn đến nhiều cơ sở sản xuất thờ ơ với trách nhiệm bảo vệ môi trường.
Nhiều công ty có lắp đặt hệ thống xử lý nước nhưng lại không được kiểm soát chặt chẽ. Nước thải ở các công ty này được xử lý chưa thật sự đạt chuẩn nhưng đã thải ra môi trường. Đồng thời do việc thu gom nước thải chưa diễn ra đúng cách nên còn thiếu nước để xử lý trong khi nước thải tồn lại thì rất nhiều.
Tình trạng thiếu kinh phí ở các khu công nghiệp cũng gây ra nhiều cản trở cho việc kiểm soát, quản lý quá trình xử lý nước thải. Các khu công nghiệp có sự khác biệt về kinh phí và kỹ thuật nên vấn đề hạ tầng ở mỗi nơi không thật sự đồng bộ. Sự khác biệt này gây cho những cơ quan quản lý nhiều khó khăn trong việc đánh giá chất lượng nước đầu ra.
Nguồn gốc của nước thải công nghiệp
Một cách dễ hiểu, nước thải công nghiệp là nguồn nước thải sinh ra từ tất cả những hoạt động có liên quan để sản xuất khu công nghiệp. Đó có thể là từ quá trình sản xuất công nghiệp hoặc từ sinh hoạt của những người tham gia vào quá trình này.
Nước thải từ các hoạt động sản xuất công nghiệp thải ra từ những nhà máy sản xuất lớn nhỏ, những khu công nghiệp với nhiều nhà máy, xí nghiệp.
Hoạt động sinh hoạt của người dân từ những cơ sở sản xuất cũng là nguồn gốc của nước thải công nghiệp. Những nguồn nước thải ra từ công việc hàng ngày như tắm gội, sinh hoạt hay quá trình làm sạch công cụ, dụng cụ của công nhân viên tại nhà máy cũng được xem là một loại nước thải công nghiệp.
Mỗi một quốc gia, khu vực sẽ có những quy định riêng về nguồn gốc của nước thải công nghiệp. Tại Việt Nam điều này được thể hiện trong mục 2, điều 2, Nghị định 154/2016/NĐ-CP.
Quy chuẩn về nước thải công nghiệp
Để có thể đảm bảo các cơ sở sản xuất trên cả nước tuân thủ những yêu cầu về nước thải, Bộ tài nguyên môi trường đã đề ra những quy chuẩn về nước thải công nghiệp nhằm định hướng hoạt động cho ngành công nghiệp. Ngành công nghiệp và các ngành liên quan phải tuân thủ nghiêm túc những quy chuẩn này để thực hiện đúng trách nhiệm bảo vệ môi trường của mình.
Theo đó, nước thải sẽ được phân thành hai loại phụ thuộc vào nồng độ các thành phần, mức độ độc hại của nó tới môi trường.
Nước thải loại A: đây là phần nước có nồng độ ô nhiễm phù hợp, có thể xả và hòa hợp với nước bên ngoài môi trường. Những nước loại A này có thể được sử dụng để đưa vào chung với nguồn nước dành cho sinh hoạt.
Nước thải loại B: loại nước này có hàm lượng chất thải cao và nồng độ độc hại ở mức nguy hiểm. Những phần nước này không được phép thải ra ngoài môi trường mà chưa thông qua xử lý.
Để có thể hiểu rõ về cách xác định và phân loại này, có thể đọc cụ thể hơn ở QCVN 40: 2011/BTNMT – Quy chuẩn nước thải công nghiệp.
Một số đặc điểm về xử lý từng loại nước thải
Xử lý nước thải nhiễm bẩn hữu cơ
Nước thải nhiễm bẩn hữu cơ là một loại nước vô cùng phổ biến trong sản xuất công nghiệp. Thông thường, để xử lý các chất bẩn hữu cơ, người ta cần phải dùng phương pháp phân hủy. Các chất hữu cơ còn lại từ quá trình sản xuất sẽ được phân hủy, trở thành cặn bùn sau đó được lọc khỏi nguồn nước.
Xử lý nước thải nhiễm bẩn sinh học
Nước thải nhiễm bẩn sinh học có mức độ độc hại rất cao đối với cơ thể người. Nhiễm bẩn sinh học làm cho nguồn nước xuất hiện các loại vi sinh vật, vi khuẩn gây mầm bệnh vô cùng độc hại. Nước thải nhiễm bẩn sinh học cần phải được xử lý ở một quy trình hoàn chỉnh, cẩn thận. Nước phải được lọc bỏ các cặn bẩn, lên men, khử sạch các vi sinh vật, mầm bệnh và khử trùng để thải ra môi trường.
Xử lý nước thải công nghiệp ô nhiễm dầu
Nước thải bắt nguồn từ những bể khai thác dầu hay quá trình sử dụng máy móc xăng dầu có chứa nhiều độc tố ảnh hưởng tới con người. Nước nhiễm dầu sẽ bị thay đổi tính lý hóa, cản trở khí thâm nhập vào nước làm ảnh hưởng tới những sự sống tại nguồn nước ấy. Vì thế, nước thải xử lý dầu phải được diễn ra cẩn thận, an toàn. Dầu được tách lọc ra khỏi nước theo nhiều phương pháp như sinh học, hóa lý, hóa học và được làm sạch vi sinh vật trước khi thải ra môi trường.
Xử lý nước thải công nghiệp – Môi trường Hana
Một quy trình xử lý nước thải công nghiệp đạt chuẩn sẽ cần rất nhiều thời gian và kỹ thuật để chuẩn bị. Những vấn đề cần quan tâm về xử lý nước thải công nghiệp luôn được nhiều cơ sở sản xuất đau đầu.
Vậy tại sao không tìm một người đồng hành với bạn trong công việc này?
Công ty giải pháp môi trường Hana có thể sẽ là một đối tác để cùng quý doanh nghiệp thực hiện nhiệm vụ của mình đối với môi trường. Với bề dày kinh nghiệm trong việc xử lý nước thải, đội ngũ của Hana sẽ mang đến cho quý khách những dịch vụ chu đáo và hoàn thiện nhất.
Hãy cùng với công ty giải pháp môi trường Hana thực hiện đầy đủ nghĩa vụ xử lý nước thải và không phải chịu bất kỳ rắc rối nào với cơ quan thẩm quyền. Liên lạc ngay:
- Hotline: 0985.99.4949
- Địa chỉ: 20/6 Nguyễn Văn Dung, P.6, Q. Gò Vấp, TP. HCM
- Email: mail@moitruonghana.com