Nước thải công nghiệp là một trong những nguyên nhân chính gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng hiện nay. Hàng loạt công xưởng xí nghiệp, nhà máy khu công nghiệp đã nhận thức được điều đó và bắt tay vào đầu tư các công trình xử lý nước thải tối ưu. Trong bài viết này, Giải pháp Môi trường HANA sẽ đưa ra chi phí xử lý nước thải khu công nghiệp để bạn đọc và khách hàng tham khảo. Tuy nhiên, chi phí này còn phụ thuộc khá nhiều vào các yếu tố như thiết bị, lưu lượng, các loại hóa chất,…
Chi phí xử lý nước thải công nghiệp cho 1m3 nước
Để đảm bảo không gây nguy hại đến sức khỏe con người cũng như ô nhiễm môi trường, xử lý nước thải ở các khu công nghiệp là một khâu bắt buộc và phải thực hiện nghiêm chỉnh, chất lượng. Trong đó, việc xử lý nước thải quy mô lớn như vậy cũng tốn kém rất nhiều.
Chi phí xử lý nước thải khu công nghiệp phải phụ thuộc vào từng trường hợp. Bạn đọc có thể tham khảo đơn giá dưới đây và soi chiếu với lượng nước thải của doanh nghiệp:
- Từ 3.603 đồng/m3 đối với lượng nước thải có hàm lượng COD từ 200mg/l đến 1000mg/l
- Từ 12.000 đồng/m3 đối với lượng nước thải có hàm lượng COD từ 1.000mg/l đến 2.000mg/l
- Từ 18.000 đồng/m3 đối với những lượng nước thải có hàm lượng COD từ 2.000mg/l trở lên.
Xem thêm: Hệ thống xử lý nước thải khu công nghiệp – Môi trường HANA
Các yếu tố ảnh hưởng đến chi phí xử lý nước thải khu công nghiệp
Quá trình xử lý nước thải không hề đơn giản vả lại có tính đặc thù riêng rõ rệt. Chính vì vậy, trước khi tiến hành xử lý nước thải, chúng ta cần tính toán và xem xét rất nhiều yếu tố.
Tính chất ban đầu của nước thải
Nước thải ban đầu khi thải ra sẽ khác nhau về tính chất tùy thuộc vào ngành nghề sản xuất. Lấy ví dụ như ngành sản xuất giấy và sản xuất kim loại.
– Trong ngành sản xuất giấy: Chi phí xử lý nước thải khu công nghiệp ở ngành sản xuất giấy thường cao hơn so với những ngành khác vì ngoài sản xuất giấy, còn đi kèm cả tái chế giấy thải. Nguyên liệu đầu vào của ngành sản xuất giấy có chứa nhiều thành phần tạp chất từ các nguồn khác nhau. Bên cạnh đó, chất keo cũng khiến quá trình xử lý trở nên phức tạp hơn vì nó gây cản trở cho quá trình lắng lọc. Các phương pháp thường được sử dụng trong quy trình xử lý nước thải công nghiệp thường là phương pháp sinh học và phương pháp oxy hóa nâng cao.
– Trong ngành sản xuất kim loại: Đây là ngành phải bỏ ra rất nhiều chi phí trong công cuộc xử lý nước thải. Bởi vì do tính chất loại nước thải, nên các khu công nghiệp và doanh nghiệp sản xuất các mặt hàng liên quan đến kim loại sẽ cần phải xây dựng nhiều công trình hơn và đầu tư nhiều thiết bị hơn như máy khuấy, bơm định lượng hóa chất, máy bơm chìm nước thải, các thiết bị đo pH để kiểm soát lượng pH trong nước thải. Ngoài ra, có thể phải đầu tư thêm loại máy ép bùn để làm khô bùn, nhằm giảm chi phí xử lý bùn thải.
Thiết bị được đầu tư vào công trình xử lý nước thải công nghiệp
Chi phí xử lý nước thải khu công nghiệp phụ thuộc rất lớn vào việc các doanh nghiệp đầu tư vào thiết bị trung cấp hay cao cấp. Xuất xứ, chủng loại, kiểu dáng, công suất, tính năng,… của thiết bị đều quyết định đến chi phí xử lý nước thải công nghiệp. Trong một vài trường hợp, nhằm tăng hiệu quả xử lý nước thải, người ta còn đầu tư lắp thêm thiết bị vào hệ thống được đề cử ban đầu.
Ví dụ, nhiều doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí xử lý nước thải công nghiệp sẽ lựa chọn các thiết bị được sản xuất trong nước có tính năng tương tự hàng nhập khẩu nhưng giá thành rẻ hơn. Tuy nhiên, đi cùng với đó, có thể chất liệu của thiết bị không được bền như hàng nhập khẩu.
Lưu lượng xử lý và chế độ xả thải
Một yếu tố ảnh hưởng đến đơn giá xử lý nước thải tại các khu công nghiệp lưu lượng xử lý và chế độ xả thải. Nếu nhà máy có chế độ xả thải liên tục với lưu lượng thấp thì chi phí vốn đầu tư sẽ thấp. Ngược lại, với chế độ xả thải không ổn định với lưu lượng lớn thì nhà máy cần tốn nhiều chi phí hơn. Điều này cũng ảnh hưởng tới chi phí xử lý nước thải khu công nghiệp.
Hóa chất sử dụng để xử lý nước thải
Tương tự, tùy vào từng ngành công nghiệp, việc sử dụng hóa chất trong xử lý nước thải sẽ khác nhau, dẫn đến chi phí xử lý nước thải cũng khác nhau. Để tiết kiệm chi phí tối đa, chủ đầu tư nên tìm hiểu kỹ càng về đặc tính của các loại hóa chất hoặc tham khảo ý kiến của chuyên gia chứ không nên lắp đặt và tìm mua hóa chất bừa bãi.
Xem thêm: Xử lý nước thải bằng phương pháp sinh học kỵ khí
Ngoài các yếu tố trên, một số yếu tố khác cũng ảnh hưởng trực tiếp đến chi phí xử lý nước thải công nghiệp, ví dụ: diện tích, phí lắp đặt, yêu cầu về tự động hóa hệ thống,…
Thực tế, việc xây dựng một hệ thống xử lý nước thải cho khu công nghiệp không hề dễ dàng để thực hiện. Nếu các chủ đầu tư đang cần tìm một đội ngũ chuyên nghiệp lên kế hoạch cụ thể và có thể tối ưu chi phí nhất có thể, vui lòng liên hệ với Môi trường HANA theo số hotline 028 2266 1616 để được hỗ trợ.